Phát huy vai trò doanh nghiệp và người dân trong phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt với phòng, chống dịch Covid-19
- 18
- Tiêu điểm
- 17:24 19/10/2021
DNHN - Ngày 19/10, Ban Thường trực Ủy ban Trung Ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng tư vấn về Kinh tế của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm "Phát huy vai trò doanh nghiệp và người dân trong phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn, linh hoạt với phòng, chống dịch Covid-19".
Tọa đàm với sự chủ trì của Đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; PGS.TS Trần Đình Thiên - Chủ nhiệm HĐ Tư vấn về Kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Tại tọa đàm, PGS.TS. Trần Đình Thiên - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế khóa IX của Ủy ban Trưng ương MTTQ Việt Nam nhận định : "Sự "vật lộn" của cả hệ thống chính trị, với vai trò chủ công của Chính phủ khi đồng hành cùng doanh nghiệp chống chịu với Covid-19 trong suốt quãng thời gian khó khăn đặc biệt vừa qua mang lại những kết quả tích cực rõ nét".
Theo ông, thời điểm hiện nay rất cần lãnh đạo địa phương đối thoại, họp bàn với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để tìm ra vấn đề, các giải pháp thiết yếu không chỉ cho sự phát triển của địa phương mà còn cho cả đất nước; Chính phủ cũng cần tận dụng các nguồn này để đưa ra các chính sách gần với thực tiễn.
Tọa đàm đã đề ra mong muốn tiếp thu đầy đủ ý kiến và những ý kiến không chỉ gói gọn trong buổi tọa đàm mà còn phải lan tỏa xã hội ra ngoài cộng đồng, các đơn vị, người dân, cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Đỗ Nguyên Khoát - Ủy viên HĐTV về Kinh tế khóa IX, thành viên tư vấn của Thủ tướng cho biết: "Đối diện với bối cảnh đại dịch, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải chịu thiệt hại nhiều, vì vậy cần phải có các giải pháp cụ thể. Thứ nhất là vừa chống dịch, vừa tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp; thứ hai là đảm bảo sản xuất lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn, khắc phục tắc nghẽn chuỗi cung ứng; thứ ba là hỗ trợ chi phí, tháo gỡ khó khăn tài chính, tạo dòng tiền cho doanh nghiệp; và cuối cùng là tạo điều kiện thuận lợi cho lao động và chuyên gia đến làm việc".

Về phía doanh nghiệp, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh cho biết: Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vốn rất yếu thế nhưng lại có sức sống mãnh liệt, họ đang bắt đầu hồi sinh và háo hức cho buổi gặt hái cho thời điểm vàng trong năm - tức thời gian cuối năm còn lại. Tại doanh nghiệp chúng tôi, 95% sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài, vì vậy tôi rất đồng cảm với các doanh nghiệp khi phải đối mặt với đại dịch. Hiện tại, chúng tôi cảm thấy bó buộc vì mặt bằng đang rất hạn chế, chính vì thế chúng tôi mong muốn có thể cùng với Trung ương tháo gỡ những khó khăn. Tôi mong muốn rằng Chính phủ hãy tạo cho những đồng nghiệp trong làng nghề của chúng tôi những hỗ sát hơn nữa. Nếu làm được vậy thì nền kinh tế sẽ trở nên rất tốt".
Tuy đối diện với những khó khăn, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Siêu thị Coopmart Hà Nội vẫn nêu lên những nỗ lực khắc phục trong thời gian vừa qua, bà cho biết: "Trong tình hình diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng rất lớn đến cả sưc khỏe cán bộ nhân viên lẫn hoạt động kinh doanh. Dưới áp lực vô cùng lớn, Saigon Co.op vẫn đang tìm mọi giải pháp để khắc phục khó khăn, cơ bản đã đáp ứng được đáng kể nhu cầu thiết yết của nhân dân thành phố, không để tình trạng thiếu hụt lương thực diễn ra trên diện rộng và ổn định giá cả trong bối cảnh các chi phí đang tăng cao".

Tại Tọa đàm, TS.Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASME đã có những chia sẻ: "Tôi sẽ nói nhiều đến trách nhiệm với tư cách là thành viên của Mặt trận. Về chính sách, các chính sách của Chính phủ ta về mặt lý thuyết là khá rõ, và nhận được sự đồng thuận tương đối cao. Ngoài các chính sách đó, theo tôi Việt Nam rất cần phải hoàn thiện một số biện pháp cấp bách trong thời gian tới để ngăn chặn suy giảm và kích thích phục hồi nền kinh tế. Trong đó, việc đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là cấp thiết tại thời điểm hết sức có ý nghĩa và quan trọng. Để phát huy mạnh mẽ vai trò, vị thế của UBTW MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động là rất quan trong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua tình thế bất lợi do đại dịch Covid-19 tác động".
Qua thảo luận giữa các đại biểu, đã thấy được những kinh nghiệm của nước ta trong việc phòng chống dịch bênh, thời điểm đại dịch được đánh giá là bài toán để cho thấy năng lực quản trị quốc gia, quản trị địa phương trong từng lĩnh vực.
Đất nước chúng ta đã chuyển từ chiến lược "Zero Covid" sang thích ứng, linh hoạt trong kiểm soát hiệu quả đại dịch. Tọa đàm đã đánh giá cao sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công cuộc phòng chống dịch bệnh, hình ảnh này là hình ảnh rất xúc động, và kết quả trong những ngày gần đây là rất khả quan với những con số ca nhiễm giảm mạnh và tỷ lệ người tiêm chủng được tăng mạnh. Các địa phương cũng đã giảm dần các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt để cùng cả nước bước vào công cuộc vừa mở cửa, phục hồi trở lại kinh tế vừa phòng chống dịch hiệu quả.
Tọa đàm thống nhất đẩy mạnh giải pháp thiết thực hiệu quả để phục hồi kinh tế, đồng thời đây cũng là cơ hội để hệ thống chính trị cũng như doanh nghiệp, người dân thay đổi để làm mới mình cả kể về tư duy và hành động để thích ứng, phát triển nhanh hơn trong bối cảnh hậu đại dịch với những xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bảo Bảo
Bài liên quan
#phục hồi kinh tế

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế
Chính phủ Việt Nam chủ trương cân bằng giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế vì thế các hoạt động hợp tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng được tiến hành phù hợp với các chủ trương này. Những ưu tiên hỗ trợ của JICA cho Việt Nam sẽ tập trung vào đối phó với dịch bệnh Covid-19 và phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

Thương mại thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phục hồi
Sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc tiếp tục có dấu hiệu tích cực.

Ghi nhận phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu
Ghi nhận quý I năm 2021 phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa quý I năm 2021 ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

GDP quý III kỳ vọng tăng 2,5%, khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn trong quý IV
Sản xuất và tiêu dùng tăng nhẹ, GDP quý III kỳ vọng ở mức 2,5%, với khả năng phục hồi kinh tế sẽ tốt hơn trong quý IV, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS) dự báo trong Báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 9 phát hành mới đây.

Phục hồi kinh tế sau dịch: Doanh nghiệp mong được “tiếp sức” nhiều hơn
Để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch nhiều ý kiến cho rằng việc Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ thiết thực và nhanh hơn cho DN.

Những "điểm sáng" giúp TQ phục hồi kinh tế trước những thách thức thời hậu COVID-19
Thị trường Trung Quốc thời hậu COVID-19 vẫn còn rất nhiều tiềm năng, một bài phân tích được đăng tải trên trang Channel News Asia nhận định.
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Ninh dự kiến tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 4
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối tượng tiêm chủng mũi thứ tư vaccine Covid-19 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng và nhóm có nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19.
S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
Việt Nam là một trong hai nước ở châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức xếp hạng S&P nâng bậc tín nhiệm từ đầu năm đến nay, với việc liên tục cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia những năm qua, đây là một lợi thế lớn của Việt Nam khi hấp hẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch tỉnh Nghệ An: "Kỳ Sơn cần biến những bất lợi thành lợi thế để phát triển"
Phát biểu kết luận buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kỳ Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung mong muốn địa phương này biến những bất lợi thành lợi thế phát triển…
Bộ Y tế đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa trong bối cảnh bệnh này lan ra 19 nước trên thế giới
Cùng với yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp đi về từ quốc gia lưu hành ca bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng chống tạm thời căn bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Quảng Ninh: Chuyển đổi số là yêu cầu cấp bách để cải thiện bền vững PCI
Quảng Ninh tiếp tục được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá là tỉnh giữ vị trí thứ nhất về Chỉ số PCI. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Quảng Ninh giữ vị trí quán quân PCI và 9 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Đây là kết quả nỗ lực không mệt mỏi qua nhiều năm, nhiều thế hệ lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, kỷ cương, dấn thân, sáng tạo gắn với tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu khẩn trương duyệt quy hoạch các khu tái định cư để phục vụ các dự án trọng điểm
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, các chủ đầu tư dự án khẩn trương lập quy hoạch chi tiết 1/500 của các khu tái định cư phục vụ dự án do đơn vị làm chủ đầu tư, gửi UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền và quy định.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập
Tại kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
39 mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội
Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sáng 25/5.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải vì sao thu ngân sách tăng cao
Sáng 25/5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tình hình thực hiện Nghị quyết 42…
Chủ tịch Quốc hội: Thể chế không vướng gì
Nhấn mạnh trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế mà “có tiền không tiêu được”, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục…, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định “thể chế không vướng gì”, đồng thời đề nghị cần làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.