Thứ năm 21/11/2024 16:07
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An phải đối mặt với hình phạt nào?

23/04/2024 14:35
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thuận An, bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Căn cứ kết quả điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan; đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét, đồng thời cũng thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên ngày 15/4/2024. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các Quyết định, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét theo đúng quy định của pháp luật. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.

Các bị can bị khởi tố.
Các bị can bị khởi tố (Ảnh Bộ Công An).

Trả lời PV doanhnhiephoihap.vn, Luật sư Phạm Ngọc Trang- Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An, bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Luật sư Phạm Ngọc Trang Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh
Luật sư Phạm Ngọc Trang- Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”

Dưới góc độ pháp lý về cấu thành tội phạm của tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 222, người phạm tội này có những hành vi như: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;

Các tình tiết tăng nặng định khung khoản 2 của Điều này gồm: Vì vụ lợi; Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ quyền hạn; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Các tình tiết tăng nặng định khung khoản 3 điều này gồm: Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên. Hành vi vi phạm về đấu thầu gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của các tổ chức cá nhân. Hành vi này còn gây ra sự mất công bằng, không bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, khiến cho Nhà nước không lựa chọn được đơn vị là các nhà thầu có uy tín, hoặc mua sắm phải các tài sản giá trị không tốt mà phải chi phí nhiều…Bản chất của hoạt động đấu thầu là thủ tục để lựa chọn nhà thầu phù hợp hoặc đấu thầu mua sắm tài sản sao cho giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, nếu các chủ thể tham gia hoạt động đấu thầu không tuân thủ pháp luật về luật đấu thầu, hoạt động đấu thầu sẽ phát sinh tiêu cực, Nhà nước sẽ không lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự hoặc sẽ phải mất nhiều tiền của tài sản để mua sắm phải những tài sản giá trị thấp, kém chất lượng, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, mất uy tín của Nhà nước và không đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, gây bất bình đẳng trong xã hộị.

Với tội danh “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 222, chủ thể của tội danh này thường là người có chức vụ quyền hạn, thuộc các cơ quan nhà nước khi được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu đối với các loại gói thầu xây lắp, mua sắm…Ngoài ra, chủ thể của tội danh này cũng có thể là các cơ quan, tổ chức cá nhân khác với hành vi giúp sức cho người có chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Về khách thể: Tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu, xâm phạm vào việc thực hiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Xâm phạm công tác quản lý hoạt động đấu thầu các công trình, dự án của Nhà nước. Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh quốc gia. Đối tượng tác động của tội phạm này là hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu đối với các chương trình, dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn nhà nước theo các quy định của pháp luật. Bao gồm tất cả các hoạt động lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp trong các dự án đầu tư, chương trình mua sắm. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

(i) Mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu được quy định cụ thể trong điều luật. Bao gồm các hành vi sau:

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu: Đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Việc can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể nhằm làm thay đổi kết quả đấu thầu, thay đổi các hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu… Việc can thiệp có thể là trực tiếp, hoặc thông qua việc gây áp lực cho những người có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động đấu thầu, các bên tư vấn, tham gia dự thầu,…

- Thông thầu: Thông thầu là hành vi thống nhất thỏa thuận của các bên tham gia dự thầu, cung ứng dịch vụ, phí dịch vụ cho các hoạt động đầu tư xây lắp trong gói thầu để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu, gây khó khăn cho các bên không tham gia thỏa thuận. Thông thầu bao gồm các hành vi sau:

+Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

+Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

+Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận;

- Gian lận trong đấu thầu: Gian lận trong đấu thầu là hành vi của những người tham gia dự thầu, những người có trách nhiệm trong thẩm định các hồ sơ, nhà thầu, nhà đầu tư hoặc để đạt được lợi ích khác, trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện. Gian lận trong đấu thầu bao gồm các hành vi cụ thể sau:

+Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

+Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Cản trở hoạt động đấu thầu: là hành vi của cá nhân, tổ chức ngăn cản, gây khó khăn, trở ngại cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoặc tham gia hoạt động đấu thầu. Thông qua việc cản trở hoạt động đấu thầu, các cá nhân tổ chức làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, làm sai lệch hồ sơ, gây thiệt hại về tài sản, hiệu quả hoạt động đấu thầu, hiệu quả thực hiện dự án đầu tư…

+ Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật;

+ Đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

+ Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

- Vi phạm quy định của Nhà nước về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu: Đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các hoạt động đấu thầu cần đảm bảo công bằng, minh bạch, lựa chọn được nhà thầu có khả năng thực hiện hiệu quả nhất dự án đầu tư. Luật đấu thầu nghiêm cấm các hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, bao gồm các hành vi sau:

- Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

- Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

-Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

- Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em một đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

- Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

- Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

- Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

- Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

- Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

- Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu;

- Tiết lộ, tiếp nhận nội dung tài liệu, thông tin về hồ sơ quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, các loại sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu… trái pháp luật. Ví dụ như: tiết lộ, tiếp nhận nội dung tài liệu thông tin trên trước thời điểm phát hành theo quy định.

- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu: Nợ đọng vốn là việc các nhà thầu đã thực hiện dự án đầu tư nhưng không được chủ đầu tư thanh toán kinh phí. Nợ đọng vốn của nhà thầu ảnh hưởng tới hoạt động tái đầu tư, ảnh hưởng đến việc cân đối và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhà thầu. Mặt khác, đa phần các nhà thầu hiện nay đều sử dụng nguồn vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau và phải chịu lãi suất. Do đó, việc nợ đọng vốn nên nhà thầu không thanh toán vốn vay đúng hạn và phải chịu tiền lãi nhiều hơn. Việc nợ đọng gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của nhà thầu.

- Chuyển nhượng thầu trái phép: Trong quá trình thực hiện các gói thầu, luật pháp cho phép các nhà thầu được chuyển nhượng nhằm thực hiện hiệu quả gói thầu. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng thầu cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các hành vi chuyển nhượng thầu sau bị nghiêm cấm:

- Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đông đã ký kết;

- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

Hậu quả, thiệt hại: Là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Theo quy định thì hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ cấu thành tội phạm.

Thiệt hại ở đây không nhất thiết là thiệt hại về tài sản của Nhà nước, mà có thể là thiệt hại về tài sản của các nhà thầu, các cá nhân, tổ chức khác…

Hậu quả thiệt hại chẳng hạn như là việc Nhà nước phải thanh toán giá trị gói thầu lớn hơn, việc thực hiện gói thầu bị chậm tiến độ dẫn tới hao mòn, thất thoát tài sản, phải gánh chịu tiền lãi phát sinh… Hay như các nhà thầu phải chịu chi phí nghiên cứu, đưa ra gói thầu, bỏ nguồn lực tham dự thầu nhưng lại không trúng thầu do việc lựa chọn nhà thầu có vi phạm thì những chi phí của nhà thầu này cũng có thể xem xét là hậu quả của hành vi vi phạm quy định về đấu thầu.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả, thiệt hại xảy ra:

Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây ra, không phải do các nguyên nhân khác. Nếu hành vi vi phạm không gây hậu quả, hậu quả không do hành vi vi phạm gây ra thì không cấu thành tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu.

(ii) Mặt chủ quan của tội phạm:

Hình thức lỗi: Tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có hình thức lỗi là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu gây có lỗi vô ý thì tùy theo tính chất mức độ hậu quả mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác.

Động cơ mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành. Tội phạm này thường có động cơ, mục đích là vụ lợi. Các hành vi phạm tội thường có sự cấu kết, thông đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu, nhà tư vấn, giám sát,… nhằm nâng giá thầu, lựa chọn nhà thầu không đúng, không đủ năng lực sau đó chuyển nhượng thầu… từ đó ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước. Tội phạm này thường đi kèm với hành vi tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và các tội phạm vè tham nhũng khác.

Trong các hành vi khách quan của tội vi phạm các quy định về đấu thầu, có những hành vi yêu cầu có chủ thể đặc biệt, như hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, hay như hành vi tiết lộ, tiếp nhận nội dung tài liệu, thông tin về hồ sơ quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, các loại sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu… trái pháp luật, tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.

Về hành vi “Đưa hối lộ”

Căn cứ quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Đưa hối lộ được hiểu là hành vi đưa tiền hoặc tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) một cách trực tiếp hoặc qua trung gian cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Đưa hối lộ là hành vi xâm phạm trật tự quản lý nhà nước được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể về các yếu tố cấu thành, hình phạt.

(i) Dấu hiệu về mặt khách quan:

-Về hành vi: trước hết để cấu thành tội đưa hối lộ thì phải có hành vi đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn dưới bất kỳ hình thức nào có thể là trực tiếp, hoặc qua trung gian môi giới. Tuy nhiên hiện nay, việc đưa hối lộ không chỉ xuất phát từ chủ đích của người đưa hối lộ chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn mà còn xuất phát từ việc gợi ý, đòi hỏi hay thậm chí là “sự vòi vĩnh” của những người có chức vụ, quyền hạn. Việc đưa hối lộ được diễn ra dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đa dạng và phong phú thông qua nhiều cách khác nhau. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia.

-Về các dấu hiệu khác: Của hối lộ phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.

(ii) Dấu hiệu về mặt chủ quan:

+ Người phạm tội đưa hối lộ thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra nhằm đạt được mục đích, mong muốn của mình.

+ Mục đính của việc đưa hối lộ là để người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội. Tội đưa hối lộ có động cơ vụ lợi, tuy nhiên đây không phải dấu hiệu cấu thành bắt buộc của tội phạm này.

(iii) Dấu hiệu về mặt khách thể:

Khách thể của tội đưa hối lộ là hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước; làm cho các cơ quan, tổ chức nhà nước bị suy yếu, làm mất đi uy tín của nhà nước đối với nhân dân; là cơ sở để làm thóai hóa, biến chất đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan nhà nước làm giảm đi hiệu quả trong công tác quản lý của nhà nước

(iv) Dấu hiệu về mặt chủ thể:

Chủ thể của tội đưa hối lộ là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của tội đưa hối lộ không phải chủ thể đặc biệt, tuy nhiên người phạm tội đưa hối lộ cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đưa hối lộ nhưng đây không phải dấu hiệu bắt buộc.

Mức phạt cao nhất đối với hai tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Về tội “Đưa hối lộ” quy định tại khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi điều tra, truy tố, xét xử hội đồng xét xử sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án căn cứ vào các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ và nguyên tắc tổng hợp hình phạt ở điểm a, khoản 1 , Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) để tuyên án theo nguyên tắc đối với án tù có thời hạn không quá 30 năm tù. Vậy ở đây nếu ông Nguyễn Duy Hưng phải chấp hành án tù có thời hạn thì năm tù ông Nguyễn Duy Hưng có thể phải chấp hành tối đa lên đến 30 năm tù.

Hoàng Long

Tin bài khác
Im lặng có phải là đồng ý giao kết hợp đồng?

Im lặng có phải là đồng ý giao kết hợp đồng?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, im lặng có thể được coi là đồng ý hoặc chưa thể xác định là đồng ý giao kết hợp đồng.
Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Từ ngày 11/10, khi điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân theo quy định, sinh viên, người lao động đi thuê nhà tại các tỉnh, thành phố phía Nam sẽ được áp giá điện như thế nào?
Bảo vệ lao động nữ: 15 quyền lợi pháp lý quan trọng cần biết

Bảo vệ lao động nữ: 15 quyền lợi pháp lý quan trọng cần biết

Pháp luật Việt Nam đã có những chính sách đặc biệt nhằm bảo vệ và hỗ trợ lao động nữ, đảm bảo họ có một môi trường làm việc an toàn và công bằng trong suốt thời gian làm việc và chăm sóc gia đình.
Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không?

Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế GTGT không?

Thuế GTGT là sắc thuế quan trọng hầu hết mọi doanh nghiệp đều phát sinh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp XNK, bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) hay không là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Điều kiện và thủ tục như thế nào?

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Điều kiện và thủ tục như thế nào?

Độc giả hỏi: Tôi đang là thành viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn. Tôi muốn góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì cần điều kiện gì và thủ tục thế nào?
Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam: Cần chuẩn bị những gì?

Việt kiều mua nhà đất tại Việt Nam: Cần chuẩn bị những gì?

Độc giả hỏi: Tôi là Việt kiều hiện đang sinh sống tại Úc. Tôi muốn mua nhà đất tại Việt Nam thì cần lưu ý và chuẩn bị những gì?
Có được sử dụng máy bay không người lái để cứu trợ trong thiên tai?

Có được sử dụng máy bay không người lái để cứu trợ trong thiên tai?

Máy bay không người lái có thể vận chuyển 5-7 kg nhu phẩm thiết yếu đến những vùng thiên tai bị cô lập. Theo luật, người điều khiển máy bay xin cấp phép…
Làm từ thiện sau bão: Cá nhân cần tuân thủ những quy định nào?

Làm từ thiện sau bão: Cá nhân cần tuân thủ những quy định nào?

Việc cá nhân làm từ thiện sau bão số 3 là hành động đáng trân trọng nhưng cần nắm rõ quy định của pháp luật.
Quyền lợi nào dành cho nạn nhân sau bão số 3?

Quyền lợi nào dành cho nạn nhân sau bão số 3?

Bão số 3 càn quét đã gây ra thiệt hại nặng nề không chỉ về tài sản mà còn về con người nhưng không phải nạn nhân nào cũng được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm.
Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động như thế nào?

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động như thế nào?

Doanh nghiệp phải trả lương ít nhất gấp 3 lần bình thường nếu người lao động làm việc vào dịp nghỉ lễ 2/9. Để tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần nắm rõ cách tính lương sau đây.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Hà Nam

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho doanh nghiệp trong các KCN tỉnh Hà Nam

Sáng 12/8, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai một số nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật nhận nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật nhận nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sau khi Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025 được giải thể, nhiệm vụ hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chính thức được chuyển giao cho Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đồng phạm phải đối mặt với hình phạt nào?

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đồng phạm phải đối mặt với hình phạt nào?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.
Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp: Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp

Hỏi: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp là điều thường xuyên xảy ra. Xin hỏi hiện nay việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp được quy định thế nào? (Minh Tân- Hải Dương)
Mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài liên quan đến đất đai

Mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài liên quan đến đất đai

Những quy định dưới đây sẽ mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài, mang tính đột phá đối với việc phát triển trọng tài thương mại tại Việt Nam trong Dự thảo Luật đất đai đang được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5.