Thứ ba 22/04/2025 01:30
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nông nghiệp Việt Nam: Tìm cơ hội trong thách thức

12/10/2020 00:00
Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17-7-2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững đã đặt mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới

Mục tiêu trở thành cường quốc nông nghiệp càng có cơ hội hiện thực hóa khi tháng 2-2020, Nghị viện Châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU). Nếu phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh và với cách làm sáng tạo thì cho dù thách thức phía trước không hề nhỏ do thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nhưng cơ hội để nông nghiệp Việt Nam “hóa rồng” vẫn trong tầm tay.

Lĩnh vực thủy sản kiên định mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng năm 2020 đạt 8,5 triệu tấn. Ảnh: Vũ Sinh

Chủ động, quyết tâm vượt khó

Với những kết quả tích cực đạt được trong năm 2019, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tự tin bước vào năm 2020 với tâm thế lạc quan. Thế nhưng, ngay đầu năm 2020, thiên tai (mưa đá, hiện tượng xâm nhập mặn), dịch bệnh và đặc biệt là đại dịch Covid-19 hoành hành đã tác động trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, đại dịch Covid-19 không chỉ đe dọa sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới mà còn tác động tiêu cực tới kinh tế, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi trước đó đã chịu tác động của dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, hạn hán, xâm nhập mặn... nên mức tăng trưởng chỉ đạt 0,08%. Trong đó, nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%; lâm nghiệp đạt mức 5,03% nhưng tỷ trọng thấp; thủy sản chỉ đạt mức tăng trưởng tương đương 1/2 so với cùng kỳ năm trước.

Dù mức tăng trưởng không cao nhưng trong thời gian qua, ngành NN&PTNT, các địa phương và nông dân đã có nỗ lực rất lớn trong việc chủ động ứng phó với dịch bệnh, thiên tai. Nhớ lại 6 tháng đầu năm 2016, khi nước ta phải ứng phó với tình trạng hạn, mặn kỷ lục hàng trăm năm mới xuất hiện, lần đầu tiên nông nghiệp có mức tăng trưởng âm 0,18%.

Riêng về lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại tới 1,3 triệu tấn. Đầu năm nay, khu vực ĐBSCL cũng lặp lại đợt hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục, thậm chí còn cao hơn cả đợt hạn của năm 2015 - 2016. Nhưng nhờ dự báo sớm và chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó nên vụ lúa Đông Xuân vẫn bội thu tại vùng ĐBSCL với năng suất bình quân 7 tấn/ha. Nhiều vùng khác cũng đã và đang thu hoạch với năng suất cao, khoảng 6 - 7 tấn/ha. Hơn 1,1 triệu héc ta lúa Đông Xuân tại các tỉnh phía Bắc cũng đang phát triển tốt. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nếu thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, chúng ta không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn dành được khoảng 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo để xuất khẩu.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, dù đang thiếu thịt lợn, giá lại tăng nên phải nhập khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) nhận định, với tốc độ tăng đàn, tái đàn như hiện nay, ngành chăn nuôi sẽ bảo đảm cho thị trường nội địa không bị thiếu các loại thịt. Thậm chí, với mật độ và số lượng đàn gia cầm gần 500 triệu con như hiện nay, Bộ NN&PTNT đang phải chỉ đạo hãm đà tăng xuống mức 10 - 11%, thay vì mức tăng 16% như trong năm 2019 để tránh dư thừa nguồn cung, khó tiêu thụ.

Dự kiến năm 2020, tổng sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,9 triệu tấn, tăng 16,3% so với năm 2019. Cụ thể, thịt gia cầm ước đạt 1,42 triệu tấn, tăng 11%; sữa đạt 1,15 triệu tấn, tăng 11,4%; trứng đạt 14,6 tỷ quả, tăng 9,6%. Lĩnh vực thủy sản cũng kiên định mục tiêu phấn đấu tổng sản lượng đạt 8,5 triệu tấn, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng sản lượng thịt lợn cũng ước đạt 3,95 triệu tấn, tăng 19,97% so với năm 2019 dù hiện nay, nguồn cung còn đang gặp khó khi chỉ đạt 820.000 - 830.000 tấn trong khi nhu cầu cần 910.000 tấn một quý.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh, thiên tai nhưng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường vẫn lạc quan cho rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì con người luôn có nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Do vậy, ngành Nông nghiệp phải chuẩn bị các kịch bản để đón bắt cơ hội, sẵn sàng tăng tốc sản xuất, tìm thị trường mới cho các mặt hàng xuất khẩu sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Vượt qua hạn hán, xâm nhập mặn, vụ lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục bội thu với năng suất bình quân đạt 7 tấn/ha. Ảnh: Hoàng Vũ

Phát triển sản xuất sạch, đẩy mạnh chế biến, tạo chuỗi liên kết để bứt phá

Hiệp định EVFTA được xem là cơ hội rất lớn cho ngành Nông nghiệp Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, nhờ chính sách ưu đãi về thuế, trong danh mục sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nông sản có lợi thế. Cụ thể, Việt Nam có năng lực xuất khẩu mạnh mẽ vào châu Âu ở nhóm hàng thủy sản, trái cây (cả tươi lẫn chế biến). “Là thị trường trọng điểm thứ hai của nông sản xuất khẩu Việt Nam, EU có đến 27 quốc gia thành viên, trong đó chúng ta đã đưa nông sản đến 17 nước, đều là những nơi có tiêu chuẩn rất cao. Đây sẽ là thuận lợi lớn” - ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh. Vấn đề là các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh để đón bắt cơ hội.

“Bắt đầu từ uy tín với thị trường” - đó là điều ông Nguyễn Ngọc Luân, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Lâm San, người từng làm việc và lấy bằng Tiến sĩ lọc hóa dầu ở Cộng hòa Liên bang Đức luôn tâm niệm thực hiện khi trở về Việt Nam bắt tay vào sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ. Hiện mỗi năm HTX Lâm San xuất khẩu trực tiếp 1.000 - 1.200 tấn hồ tiêu cho các bạn hàng EU. Để tạo uy tín và thương hiệu, HTX Lâm San đã thực hiện truy xuất nguồn gốc tới từng hộ nông dân và gửi thông tin chi tiết về sản phẩm cho khách hàng. Từ đó, nhu cầu đặt hàng hồ tiêu từ châu Âu ngày càng tăng, thậm chí cũng không giảm trong thời điểm diễn ra dịch Covid-19.

Còn ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco Group cho rằng: “Nông nghiệp Việt Nam cần phát triển theo hai hướng: Quy mô lớn, ứng dụng công nghệ phù hợp để tạo ra sản phẩm chất lượng, ổn định; xây dựng hệ thống phân phối tập trung ở các nước, thị trường với một tỷ lệ nhất định. Thứ hai, các tập đoàn, doanh nghiệp có thể chuyển giao mô hình sản xuất cho nông dân làm theo chuỗi liên kết, nghiên cứu các sản phẩm bảo đảm chất lượng yêu cầu của thị trường”. Nói về giải pháp để các sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường, ông Dương cho rằng cần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi liên kết với người dân để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Theo ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, chúng ta phải xác định thị trường luôn biến động trước diễn biến của dịch bệnh, thiên tai để có phương án tính toán lâu dài. Đánh giá cao việc Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã đưa ra danh mục sản phẩm chủ lực của ngành Nông nghiệp, ông Hùng cho rằng, cần phải tổ chức lại thị trường một cách nghiêm túc. Cùng với đó là làm tốt khâu bảo quản và chế biến để có thể giãn áp lực của thị trường.

Nghị quyết 53/2019/NQ-CP cũng nhấn mạnh tới mục tiêu Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu. Trong đó, doanh nghiệp nông nghiệp được xác định có vai trò “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.

“Các doanh nghiệp cần phải kiên trì thực hiện theo hướng xuất nhập khẩu chính ngạch và tăng cường khâu chế biến, bảo quản. Làm như vậy thì chúng ta mới có bạn hàng dài hơi, cùng nhau chia sẻ rủi ro” - ông Hồ Xuân Hùng nhấn mạnh.

Các giải pháp cụ thể về thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được đề ra tại Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 17-7-2019 của Chính phủ là: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp; đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước chủ động được thị trường...

Khương Lực

Tin bài khác
Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp Việt không chỉ khẳng định vị thế mà còn tạo ra sức cạnh tranh bền vững và lâu dài trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang ngày càng khốc liệt.
Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký kết loạt nghị định thư xuất khẩu chính ngạch cho ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt tại thị trường tỷ dân mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy sản xuất, chế biến và hội nhập của ngành nông nghiệp.
Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu doanh thu 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.200 tỷ đồng trong năm 2025, đồng thời chia cổ tức tổng tỷ lệ 16% cho cổ đông.​
Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và đứng trước hàng loạt thách thức mới, chuyên gia tài chính Christian E. Urbina – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Prosperitus Wealth Advisors – cho rằng đây chính là “điểm uốn” của thời đại, nơi mà những lựa chọn hôm nay sẽ định hình tương lai dài hạn cho cả nền kinh tế lẫn từng cá nhân.
Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Netflix – gã khổng lồ trong lĩnh vực phát trực tuyến – tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, nhờ vào hai nguồn doanh thu then chốt: quảng cáo và thu phí thuê bao.
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc đang “nín thở” tìm cách xoay xở giữa vòng vây thuế quan tăng vọt và nỗi lo mất khách hàng.
Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đang gia tăng đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện trải nghiệm phúc lợi cho nhân viên, theo khảo sát của Towers Watson.
Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Văn phòng Bộ Công Thương vừa có Văn bản Số 2624/BCT-CT thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Với diện tích trên 21.400 ha, tập trung chủ yếu tại Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Sơn La.
Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện tập thể tại Anh với yêu cầu bồi thường hơn 5 tỷ bảng, do cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị gần như tuyệt đối trong thị trường quảng cáo tìm kiếm trực tuyến.
Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Báo cáo Thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố sáng ngày 16/4 nhận định rằng với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn.
Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Đầu tư từ sớm có thể giúp phụ nữ tận dụng lợi thế từ sự tăng trưởng của thị trường và chuẩn bị tốt hơn cho sự độc lập tài chính.
Tiến Nông tiên phong chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững

Tiến Nông tiên phong chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững

Việc các doanh nghiệp phân bón sản xuất các sản phẩm hướng đến phát triển bền vững sẽ tác động đến tập quán canh tác của nông dân, tạo động lực chuyển đổi sang nông nghiệp xanh, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, gia tăng hiệu quả kinh tế. Trong lĩnh vực này, Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã và đang tiên phong chuyển đổi sản xuất theo xu hướng kinh tế tuần hoàn từ nhiều năm nay.
“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

"Cuộc chiến thuế quan" toàn cầu đang đẩy ngành hàng xa xỉ vào suy thoái, xóa tan kỳ vọng phục hồi chi tiêu tại Mỹ và Trung Quốc, hai thị trường trọng điểm, trong năm 2025.
Khởi động cuộc thi marketing dành cho sinh viên - Road to Marcom 2025

Khởi động cuộc thi marketing dành cho sinh viên - Road to Marcom 2025

Road to Marcom 2025 được tổ chức nhằm mục đích tạo ra sân chơi mang tính học thuật, chuyên môn cao về marketing nói chung và marketing về ngành chăm sóc sức khỏe nói riêng.
Tham khảo Tiềm năng vô hạn Tham khảo Kiếm tiền nhanh Tìm hiểu công ty diệt chuột uy tín