Chủ nhật 27/07/2025 12:06
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nông sản vào vụ: Vai trò của Bộ Công Thương ở đâu để khơi thông?

Tháng 6 là thời điểm nhiều loại nông sản của Việt Nam bước vào chính vụ thu hoạch, từ vải thiều, xoài… đến sầu riêng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các chương trình hội chợ, kết nối cung cầu nhỏ lẻ… thì những lo ngại tình cảnh “được mùa, mất giá” vẫn có thể xảy ra.
Chủ động thị trường, kiểm soát dòng hàng: Gỡ nút thắt cho xuất khẩu nông sản Việt Thị trường nhóm nông sản 2/6: Lúa mì tăng nhẹ, ngô và đậu tương giảm

Nỗi lo cũ có lặp lại?

Thực tế cho thấy, mỗi mùa vụ nông sản đến, báo chí lại rộ lên hình ảnh ùn ứ cửa khẩu, thương lái ép giá, địa phương cầu cứu trung ương.

Năm nay, thời tiết thuận lợi nên dự báo các mặt hàng nông sản sẽ được mùa. Ví dụ với vải thiều, năm 2025, sản lượng vải của Bắc Giang ước đạt 165 nghìn tấn, trong đó có 60 nghìn tấn vải sớm, 105 nghìn tấn vải chính vụ. Dự kiến, vải sớm thu hoạch đến ngày 15/6, vải chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6 đến 30/7.

Nông sản vào vụ: Vai trò của Bộ Công Thương ở đâu để khơi thông?
Vải thiều là một trong những nông sản đang được địa phương đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ

Riêng tại huyện Lục Ngạn có hơn 10,3 nghìn ha vải thiều, sản lượng dự kiến đạt khoảng 60,5 nghìn tấn. Trong đó, vải sớm hơn 2 nghìn ha, sản lượng ước đạt hơn 13,8 nghìn tấn, còn lại là vải chính vụ.

Ông Nguyễn Văn Thiết - Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa (huyện Tân Yên, Bắc Giang) - cho biết, hiện hợp tác xã đã nhận được đơn đặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu đi các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, EU. Vải chín sớm được bán tại vườn với giá 40.000 đồng/năm, cao hơn trung bình so với các năm trước từ 15-20%.

Là trái cây xuất khẩu tỷ USD và quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay, nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 120-130 triệu USD, giảm 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại nhiều vùng trồng, giá sầu riêng giảm từ 30-50% so với năm ngoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của nông dân.

Nguyên nhân chính là một số quốc gia áp dụng thêm một số biện pháp kiểm soát bổ sung đối với sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc gia tăng nhanh diện tích sầu riêng tại một số địa phương cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng này.

Cùng cảnh như sầu riêng, nhiều nhà vườn trồng xoài tại Đồng Nai rơi vào tình cảnh khó khăn khi giá giảm sâu chỉ còn 1.000 đồng/kg. Theo nhiều thương lái, nguyên nhân chính khiến giá xoài năm nay giảm mạnh là do nguồn cung dồi dào, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hạn chế. Đặc biệt việc xuất khẩu sang nước ngoài gặp nhiều khó khăn do thị trường nước ngoài đã siết chặt quy định nhập khẩu khiến lượng xoài xuất khẩu giảm đáng kể.

Cần chiến lược dài hơi

Quay trở lại câu chuyện giá vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) đang được bán ra với giá cao hơn năm trước. Không phải ngẫu nhiên, vải cũng như các nông sản, sản phẩm OCOP của địa phương này giữ được giá.

Để hỗ trợ các sản phẩm, Sở Công Thương Bắc Giang tiếp tục kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản vào hệ thống phân phối hiện đại, các chợ đầu mối nông sản. Đồng thời chủ động, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, các đại sứ, tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam ở các nước để tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường; phối hợp cơ quan chức năng các tỉnh biên giới tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu.

Bên cạnh đó, địa phương cũng tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất quan tâm đa dạng hóa mẫu mã, bao bì, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng tham gia tiêu thụ trong chuỗi cung ứng trong và ngoài nước…

Được biết, từ ngày 29/5 đến 5/6, huyện Lục Ngạn tổ chức 3 đoàn công tác đi tìm hiểu nhu cầu và kết nối, hỗ trợ xúc tiến thị trường tiêu thụ vải thiều tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Lào Cai, tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Câu hỏi dư luận đặt ra là với vai trò của mình, Bộ Công Thương làm gì mỗi khi nông sản vào mùa? Chia sẻ tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP năm 2025, diễn ra mới đây, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương – cho biết, nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu và hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối lớn như Central Retail, MM Mega Market, Co.opmart, WinMart... cũng như trên các nền tảng thương mại điện tử.

Đồng thời, hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho xuất khẩu nông sản.

Tại hội nghị lần này, ông Hoàng Minh Chiến cũng khẳng định, Bộ Công Thương cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất, từ việc hỗ trợ thông tin thị trường, tạo các nền tảng kết nối khách hàng như Hội chợ OCOPEX, hội nghị giao thương... đến việc thiết lập những cơ chế thuận lợi hơn cho nông sản xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm vải thiều cũng như các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang.

Mới đây, Thủ tướng đã ký Công điện số 79/CĐ-TTg về việc chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu, đồng thời triển khai các chương trình kết nối, tổ chức tuần lễ nông sản, hội chợ hàng Việt để khai thác tiềm năng thị trường trong nước.

Chỉ đạo liên kết, phối hợp các chuỗi phân phối trong nước, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đẩy mạnh quảng bá trực tiếp và trực tuyến tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại các địa phương, nhất là đối với lúa gạo, rau quả (sầu riêng, vải, nhãn, xoài, thanh long,…) khi vào vụ thu hoạch rộ.

Bàn về vấn đề này, nhiều ý kiến bày tỏ, nếu chỉ dừng lại ở các chương trình hội chợ, kết nối cung cầu nhỏ lẻ sẽ khó đáp ứng kỳ vọng trong việc “giải cứu” nông sản một cách căn cơ. Trong bối cảnh thị trường ngày càng biến động, đòi hỏi sự linh hoạt và chiến lược, vai trò của Bộ Công Thương không thể chỉ là người quan sát hay phản ứng chậm trễ mà việc khơi thông thị trường cho nông sản không thể thiếu một chiến lược dài hơi, chuyên sâu.

Tin bài khác
Giá vàng hôm nay 27/7: Vàng nhẫn giảm mạnh nhất 1,2 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 27/7: Vàng nhẫn giảm mạnh nhất 1,2 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 27/7/2025 ghi nhận giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước hôm nay giảm mạnh, với mức điều chỉnh cao nhất lên tới 1,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với sáng qua; trong khi đó, giá vàng thế giới cũng đi xuống do xuất hiện tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 27/7: Tỷ giá Yên Nhật đi ngang, giới đầu tư chờ động thái từ Mỹ – Nhật

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 27/7: Tỷ giá Yên Nhật đi ngang, giới đầu tư chờ động thái từ Mỹ – Nhật

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 27/7/2025 ghi nhận ổn định tại các ngân hàng trong nước; Tỷ giá USD/JPY biến động nhẹ khi nhà đầu tư theo dõi dữ liệu kinh tế Mỹ và chính sách tiền tệ từ Nhật Bản.
Giá cao su hôm nay 27/7/2025: Giá phục hồi mạnh, thị trường khởi sắc trong tuần qua

Giá cao su hôm nay 27/7/2025: Giá phục hồi mạnh, thị trường khởi sắc trong tuần qua

Giá cao su hôm nay 27/7 ghi nhận thị trường cao su kết thúc tuần giao dịch với triển vọng tích cực, khi giá trên sàn SGX – Singapore duy trì đà tăng liên tục. Trong nước, Công ty Cao su Mang Yang điều chỉnh giá thu mua mủ nước và mủ đông tạp tăng từ 5–11 đồng/kg.
Giá thép hôm nay 27/7: Giá thép tuần qua tăng liên tiếp nhiều phiên, thị trường lấy lại đà phục hồi

Giá thép hôm nay 27/7: Giá thép tuần qua tăng liên tiếp nhiều phiên, thị trường lấy lại đà phục hồi

Giá thép hôm nay 27/7 trong nước ổn định, dao động 12.520 - 13.580 đồng/kg. Tại thị trường quốc tế, giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải khởi sắc trong tuần qua, ghi nhận chuỗi tăng mạnh sau khi chạm đáy ngắn hạn vào giữa tuần.
Giá bạc hôm nay 27/7/2025: Thị trường bạc lao dốc, giá giảm đồng loạt trên cả nước

Giá bạc hôm nay 27/7/2025: Thị trường bạc lao dốc, giá giảm đồng loạt trên cả nước

Giá bạc hôm nay 27/7, sáng nay giá bạc thế giới hầu như đi ngang, thị trường trong nước, các thương lại đồng loạt điều chỉnh giảm sâu.
Giá tiêu hôm nay 27/7: Giá hồ tiêu duy trì mức cao, doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc cuối năm

Giá tiêu hôm nay 27/7: Giá hồ tiêu duy trì mức cao, doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc cuối năm

Giá tiêu hôm nay 27/7/2025 ghi nhận nguồn cung thấp giữ giá tiêu ở mức cao, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu chờ chính sách thuế rõ ràng để đẩy mạnh giao hàng cuối năm.
Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Giá dầu lao dốc tuần thứ hai liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Giá dầu lao dốc tuần thứ hai liên tiếp

Giá xăng dầu hôm nay 27/7/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 19.279 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 19.709 đồng/lít. Tuần qua, dầu WTI mất gần 3%, Brent giảm 1% khi thị trường chịu sức ép từ tín hiệu kinh tế yếu và nguồn cung gia tăng.
Giá heo hơi hôm nay 27/7/2025: Nối tiếp đà giảm tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 27/7/2025: Nối tiếp đà giảm tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 27/7/2025, thị trường giảm 1.000 đồng/kg tại Hải Phòng, Nghệ An, TPHCM và Cần Thơ; trong khi phần lớn các tỉnh, thành còn lại đều giữ mức giá ổn định.
Giá lúa gạo hôm nay 27/7/2025: Thị trường trong nước và xuất khẩu giữ giá đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay 27/7/2025: Thị trường trong nước và xuất khẩu giữ giá đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay 27/7/2025, thị trường giao dịch chậm, ít biến động tại nhiều địa phương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thị trường gạo châu Á có nhiều biến động.
Giá sầu riêng hôm nay 27/7: Thị trường trong nước ổn định, thị trường xuất khẩu phục hồi

Giá sầu riêng hôm nay 27/7: Thị trường trong nước ổn định, thị trường xuất khẩu phục hồi

Giá sầu riêng hôm nay 27/7, sầu riêng tại các kho hôm nay đi ngang giá so với hôm qua. Sau khi giảm mạnh trong những tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang có sự phục hồi mạnh trở lại, kéo theo sự phục hồi của xuất khẩu rau quả.
Giá cà phê hôm nay 27/7/2025: Cà phê trong nước và thế giới đồng loạt "quay xe" giảm mạnh

Giá cà phê hôm nay 27/7/2025: Cà phê trong nước và thế giới đồng loạt "quay xe" giảm mạnh

Giá cà phê hôm nay 27/7, ghi nhận cà phê trong nước giảm với mức giá trong nước dao động quanh ngưỡng 95.500 đồng/kg. Trên thị trường quốc tế, cả hai sàn giao dịch Robusta và Arabica cũng đồng loạt giảm, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những biến động về nguồn cung và tín hiệu từ chính sách tiền tệ toàn cầu.
Tỷ giá USD hôm nay 27/7/2025: Đồng USD giảm mạnh trong tuần qua

Tỷ giá USD hôm nay 27/7/2025: Đồng USD giảm mạnh trong tuần qua

Sáng 27/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam và USD hiện ở mức 25.164 đồng.
Dự báo giá vàng 27/7: Vàng trong nước và thế giới tiếp đà "tuột dốc"

Dự báo giá vàng 27/7: Vàng trong nước và thế giới tiếp đà "tuột dốc"

Dự báo giá vàng ngày 27/7/2025 dự kiến giá vàng thế giới và giá vàng trong nước có xu hướng giảm.
Dự báo giá cà phê 27/7: Cà phê trong nước đảo chiều "lao dốc"

Dự báo giá cà phê 27/7: Cà phê trong nước đảo chiều "lao dốc"

Dự báo giá cà phê 27/7/2025 dự kiến đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg, dao động 95.000 - 95.600 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.
Dự báo giá tiêu 27/7: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu 27/7: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm nhẹ

Dự báo giá tiêu 27/7/2025 dự kiến giảm 500 đồng/kg, dao động trong khoảng từ 136.000 - 138.000 đồng/kg; thế giới biến động trái chiều.