![]() |
Niềm tin tiêu dùng Mỹ giảm mạnh do lo ngại triển vọng kinh tế. |
Niềm tin tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 2 đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2021, do những lo ngại về triển vọng kinh tế chung, phản ánh sự bất ổn gia tăng liên quan đến các chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo dữ liệu từ Conference Board công bố ngày 25/2, chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Hoa Kỳ đã giảm 7 điểm xuống còn 98,3 – mức thấp nhất trong ba tháng liên tiếp và thấp hơn tất cả các dự báo trong khảo sát của Bloomberg.
Thị trường chứng khoán và lợi suất trái phiếu Mỹ đã đồng loạt giảm sau báo cáo này.
Theo đó, sự sụt giảm này diễn ra trên nhiều nhóm độ tuổi và thu nhập, với tâm lý bi quan hơn về thị trường lao động, thu nhập và điều kiện kinh doanh. Tỷ lệ người tiêu dùng dự đoán suy thoái tại Hoa Kỳ trong năm tới đã tăng lên mức cao nhất trong chín tháng.
Bà Stephanie Guichard, chuyên gia kinh tế cấp cao của Conference Board, nhận định: “Các phản hồi liên quan đến lạm phát và giá cả tiếp tục chiếm tỷ lệ cao. Đáng chú ý, những bình luận về chính quyền hiện tại và các chính sách của họ đang chiếm ưu thế”.
Báo cáo này đã củng cố thêm xu hướng suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp sau giai đoạn lạc quan ngắn ngủi khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử. Giá cả tiêu dùng tăng do thuế quan, áp lực lạm phát gia tăng và thị trường lao động suy yếu đang tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường tại nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp Mỹ cũng đã bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng.
CEO Scott Baxter của Kontoor Brands – công ty sở hữu thương hiệu Lee và Wrangler – nhận xét: “Người tiêu dùng hiện đang rất bối rối. Họ lo lắng về công việc, về doanh nghiệp của mình, liệu họ có bị ảnh hưởng bởi sa thải, thuế quan và tình hình hiện tại hay không”.
Theo đó, kỳ vọng lạm phát tại Mỹ trong năm tới đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2023, do giá trứng tăng và khả năng giá cả leo thang khi các mức thuế mới của ông Donald Trump bắt đầu có hiệu lực. Ngoài ra, một báo cáo khác từ Đại học Michigan cũng cho thấy kỳ vọng lạm phát dài hạn của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba thập kỷ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến khi có tiến triển rõ ràng trong việc kiềm chế lạm phát. Lần đầu tiên kể từ tháng 7/2024, đa số người tham gia khảo sát tin rằng lãi suất sẽ tăng trong năm tới.
Chi phí vay cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kế hoạch mua sắm các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô và đồ gia dụng. Tỷ lệ người tiêu dùng Mỹ dự định đi du lịch trong sáu tháng tới cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021.
Trong khi đó, tỷ lệ số người Mỹ cho rằng số lượng công việc dồi dào đã giảm xuống, còn tỷ lệ cho rằng công việc khan hiếm đã tăng lên lần đầu tiên trong năm tháng qua. Khoảng cách giữa hai nhóm này – một chỉ số quan trọng để đánh giá thị trường lao động – đã thu hẹp trong tháng thứ hai liên tiếp.
![]() Cố Tổng thống Park Chung-hee từng đưa ra nguyên tắc “cấm doanh nghiệp lớn làm chi tiết nhỏ”, thúc đẩy khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo nền tảng phát triển kinh tế Hàn Quốc. Liệu nước ta có thể áp dụng chính sách này? |
![]() Chính quyền Tổng thống Donald Trump tăng cường kiểm soát đầu tư, áp thuế thương mại và siết chặt quy định tài chính với Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. |
![]() Starbucks cắt giảm 1.100 vị trí nhằm tái cấu trúc công ty, tối ưu vận hành và cải thiện doanh số, trong bối cảnh CEO Brian Niccol đẩy mạnh chiến lược xoay chuyển tình hình kinh doanh. |
![]() Tỷ phú đầu tư Ryan Cohen đã nâng giá trị cổ phần tại Alibaba lên 1 tỷ USD, thúc giục công ty đẩy nhanh mua lại cổ phiếu giữa lúc thị trường công nghệ Trung Quốc bước vào giai đoạn khởi sắc. |