MacKenzie Scott, vợ cũ của người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, cùng với một số người khác, đang thay đổi cách thực hiện hoạt động từ thiện, chủ yếu dựa trên niềm tin của minh. Cô ấy cam kết sẽ trao ít nhất một nửa tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện. Điều gây chú ý hơn cả là bà đã có thể điều phối số tiền gửi đi mà không cần thông qua văn phòng nào, thậm chí không cần có cả địa chỉ để gửi thư và cũng không có nhiều nhân viên trợ giúp. Mặc dù có thể còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động và ý nghĩa của việc cô ấy từ thiện, nhưng đã có bằng chứng cho thấy phương pháp độc đáo của cô ấy sẽ dẫn đến những tác động mạnh mẽ cho các cộng đồng tổ chức, doanh nghiệp trên khắp đất nước. Có vẻ không rõ ràng mối liên hệ giữa hoạt động từ thiện và kinh doanh là gì, nhưng có một số bài học quan trọng mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể học được từ cách tiếp cận của Scott.
Ngoài sự đóng góp của chính cô ấy, một điểm nhấn lớn đối với Scott là giúp mọi người mở rộng định nghĩa của họ về hoạt động từ thiện. Cô ấy không cho rằng hoạt động từ thiện chỉ giới hạn ở việc những người giàu nhất trên thế giới đưa tiền của họ cho những tổ chức hướng đến mục tiêu cụ thể. Như cô ấy chỉ ra, định nghĩa thực tế về từ thiện rộng hơn nhiều - nó bao gồm các khoản quyên góp nhỏ hơn, hỗ trợ từng người một, các bài phát biểu nhân đạo và sự ủng hộ các phong trào quan trọng.
Điều này cũng đúng đối với vai trò lãnh đạo - vai trò này không phải là thứ chỉ dành riêng cho các giám đốc điều hành. Từ nghiên cứu của mình, chúng tôi biết rằng chìa khóa để các tổ chức có thể thích ứng nhanh chóng và đáp ứng với môi trường thay đổi liên tục hiện nay là tạo ra nhiều cơ hội cho mọi người hơn. Điều này có nghĩa là nhiều nhân viên hơn, ở tất cả các cấp, được truyền cảm hứng về tương lai và thực sự được trao quyền để hành động khi họ nhìn thấy cơ hội - cho dù đó là cải tiến quy trình hợp lý hóa công việc cho nhân viên, tìm ra giải pháp sáng tạo cho khách hàng hay xác định nhu cầu chưa được đáp ứng trong thị trường.
Hầu hết các nhà tài trợ, đặc biệt là các quỹ lớn, yêu cầu thu thập và báo cáo dữ liệu rộng rãi để chứng minh tác động của khoản đầu tư của họ. Mặc dù dữ liệu này giúp kể câu chuyện về những gì họ cống hiến có thể đạt được, nhưng nó cũng làm mất đi sự chú ý từ công việc thực tế và có thể hạn chế tính linh hoạt và sáng tạo trong cách các tổ chức phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ cho cộng đồng của họ. Scott thực hiện một cách tiếp cận rất khác - tin tưởng vào đội ngũ đa dạng của cô ấy để xác định các chuyên gia và các học viên, sau đó cho phép họ đưa ra quyết định về cách sử dụng nguồn tài trợ hiệu quả nhất. Không kiểm soát được cách sử dụng tiền có thể có vẻ rủi ro. Nhưng Scott nhận ra một điểm quan trọng - những người nắm sát thực tế sẽ hiểu biết sâu sắc nhất về những gì cộng đồng của họ cần. Cô ấy cũng không cần có ban giám đốc, không hợp tác với quỹ từ thiện nào, cũng không cần báo cáo tài chính nên có thể thực hiện mọi thứ một cách nhanh chóng.
Điều này cũng đúng trong kinh doanh. Những người nắm rõ về thực tế công việc - công nhân nhà máy, chăm sóc khách hàng, quản lý điều hướng năng suất của nhân viên thường có hiểu biết sâu sắc nhất về khối lượng công việc. Nhà quản lý cần tin tưởng trao quyền cho họ đưa ra quyết định trong công việc. Điều này không có nghĩa là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không có vai trò gì và cho phép mọi người đưa ra quyết định mà không cần giám sát. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo đặt ra định hướng rõ ràng và hấp dẫn cho tương lai, cung cấp các quy định cần thiết, thì điều bắt buộc là phải trao quyền cho họ dể thực hiện công việc một cách nhanh chóng nhất.
Với định nghĩa rộng hơn của Scott về hoạt động từ thiện, cô ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả các hành động “nhỏ”. Gần một phần ba trong số 471 tỷ đô la được quyên góp vào năm 2020 đến từ các khoản đóng góp từ 5.000 đô la trở xuống. Như Scott kêu gọi, những hành động tử tế nhỏ hơn đó có tác động tích lũy theo thời gian - dẫn đến kết quả quy mô lớn hơn.
Trong các tổ chức, chúng ta thường chờ đợi để ăn mừng cho đến khi chúng ta đạt được những chiến thắng lớn - việc thực hiện KPI dài hạn, ra mắt sản phẩm mới, báo cáo cổ đông hàng quý. Những kết quả này đều quan trọng. Nhưng chúng không đủ tự mình để thúc đẩy động lực. Mọi người cần nhìn thấy sự tiến bộ trong suốt chặng đường làm việc và hiểu nỗ lực của họ đóng góp như thế nào vào kết quả mà mục tiêu đề ra.
Cũng giống như Scott đang đề cao các khoản từ thiện nhỏ, đã đến lúc nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng làm như vậy. Sự phức tạp, không chắc chắn và tốc độ của thế giới ngày nay đòi hỏi một phương thức làm việc mới cho phép tạo ra sự nhanh nhẹn và khả năng thích ứng cao hơn. Bằng cách mở rộng định nghĩa về lãnh đạo, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu thấy những thay đổi mạnh mẽ trong tương lai.
Bảo Bảo