Thứ ba 13/05/2025 18:00
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Những bất cập trong lĩnh vực đấu thầu cần tháo gỡ

21/01/2022 13:51
Để hoàn thiện hành lang pháp lý và đảm bảo tính minh bạch trong lĩnh vực đầu tư công, từ năm 2013 Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu. Trong đó, quy định rất rõ những hành vi nghiêm cấm trong quá trình đấu thầu.

Nhưng, nếu bên mời thầu chỉ dựa vào Luật Đấu thầu mà không căn cứ vào Thông tư, Nghị định và Luật Lao động để xem xét tổng thể cùng lúc trong quá trình lựa chọn Nhà thầu thì rất dễ dàng tạo “k hở” cho các đơn vị không đủ năng lực nhưng vẫn có cơ hội trúng thầu. Còn nếu, bên mời thầu xem xét tổng thể nhiều các quy định cùng một lúc để đưa ra phương án lựa chọn Nhà thầu thì dễ dàng xảy ra tình trạng các văn bản luật “đá nhau”.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Trung ương hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trong suốt thời gian qua, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có văn bản gửi đến nhiều đơn vị Chủ đầu tư ở các tỉnh/ thành khác nhau để làm rõ một số vấn đề từ hoạt động đấu thầu. Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, quá trình lựa chọn Nhà thầu vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Để góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực đầu tư công, cũng như chỉ ra những “lỗ hng” trong hoạt động đấu thầu, Tạp chí điện tử Doanh nghiệp & Hội nhập xin trân trọng thực hiện loạt bài: “Những bất cập trong hoạt động đấu thầu”…

Minh họa về phương thức đấu thầu.
Minh họa về phương thức đấu thầu.. (Ảnh: Pháp lý khởi nghiệp)

Bài 1: Khi các văn bản “đá nhau”…

Thời gian gần đây, hoạt động đấu thầu đã trở thành chủ đề vô cùng “nóng bỏng” trên các phương tiện thông tin đại chúng vì dính líu đến những sai phạm nghiệm trọng. Nhiều lãnh đạo liên quan đến sai phạm bị khởi tố. Ngân sách Nhà nước “rót” vào các gói thầu có dấu hiệu bị “cắt xén” dẫn đến giá trị mang lại không tương xứng với giá trị đầu tư.

Để tránh tình trạng tiêu cực xảy ra, rất nhiều ý kiến cho rằng, cần phải “công khai, minh bạch” trong lĩnh vực đầu tư công nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng. Nhưng làm sao để công khai, minh bạch trong đấu thầu? – Đó là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Thực tế, về quy định của pháp luật hiện hành, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn đã quy định đầy đủ, rõ ràng các bước trong quá trình lựa chọn nhà thầu từ việc đăng tải công khai thông tin trong đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo, ký hợp đồng…nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh, công bằng, minh bạch cho tất cả Nhà thầu khi tham dự thầu.

Văn bản là vậy, nhưng trên thực tế, trong quá trình khảo sát về việc lựa chọn Nhà thầu tại các gói thầu ở nhiều tỉnh/ thành, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập phát hiện, việc đánh giá chính xác năng lực của Nhà thầu để phê duyệt trúng thầu không hề đơn giản chút nào. Thậm chí có những Nhà thầu có dấu hiệu không đảm bảo “năng lực nhân sự” nhưng có thể vẫn được phê duyệt trúng thầu. Nguyên nhân một phần cũng là do một số các văn bản luật “tạo rào cản” khiến Chủ đầu tư khó khăn trong việc đánh giá năng lực thực sự về nhân sự của Nhà thầu.

Ảnh minh họa
Minh họa về quy trình thực hiện Bên nhà thầu

Cụ thể: Theo quy định của Luật Lao động thì người sử dụng lao động bắt buộc phải ký hợp đồng với người lao động. Và cũng theo Luật Lao động thì kể từ ngày 01/01/2018 người lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra, Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính Phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì yêu cầu “Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường”.

Thế nhưng, ngược lại, Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của Nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số Nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Ngoài ra, Khoản 5, Mục I Chỉ thị số 47/2017/CT-TTg cũng quy định khi xây dựng hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện để hạn chế sự tham dự của Nhà thầu như: “Yêu cầu nhân sự thực hiện gói thầu phải đóng bảo hiểm xã hội, phải là nhân sự ký hợp đồng với nhà thầu”…

Chính vì giữa các văn bản luật với nhau “không được ăn khớp”, nên có nhiều Nhà thầu có dấu hiệu không đủ năng lực nhân sự vẫn được Chủ đầu tư phê duyệt trúng thầu. Còn nhớ, đầu tháng 11/2021, Công ty TNHH Xây lắp điện và Thương mại Trương Mỹ Kim chỉ có 20 nhân sự theo thông tin đăng tải trên Mạng Đấu thầu Quốc gia nhưng vẫn trúng Gói thầu do Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Cà Mau phê duyệt khi yêu cầu tới 30 nhân sự chủ chốt. Phải chăng 20 nhân sự kê khai của Nhà thầu Trương Mỹ Kim là 20 người đóng bảo hiểm theo đúng quy định. Nếu đúng là chỉ có 20 người đóng bảo hiểm tại sao Nhà thầu Trương Mỹ Kim lại trúng được Gói thầu khi yêu cầu tới 30 nhân sự?

Ảnh minh họa về cập nhập thông tin đấu thầu
Ảnh minh họa về cập nhập thông tin đấu thầu.

Tuy nhiên, câu hỏi này đã mãi mãi không được làm rõ, vì ngày 23/11/2021, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cà Mau ký văn bản số: 1243/BQL-TT phúc đáp công văn của Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập khi đưa ra viện dẫn Chỉ thị số 47/CT-TTg của Chính Phủ để “tránh né” phải trả lời cho câu hỏi nghịch lý: “Vì sao chỉ có 20 nhân sự đóng bảo hiểm mà vẫn trúng gói thầu yêu cầu tới 30 nhân sự?”.

Một số chuyên gia nêu quan điểm: Nếu đứng ở góc độ của người làm luật để xét, rõ ràng, Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Chỉ thị số 47/2017/CT-TTg có dấu hiếu “đá nhau” với Luật Lao động và Nghị định số 119/2015/NĐ-CP khi tiến hành đánh giá lựa chọn Nhà thầu trong hoạt động đấu thầu. Nếu phân tích một cách Logic học thì căn cứ vào Luật Lao động cho thấy, người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Việc một công ty sử dụng lao động mà chỉ ký hợp đồng với người lao động lại không đóng bảo hiểm cho người lao động là trái với quy định của Luật Lao động. Khi đó, những lao động không được đóng bảo hiểm sẽ không được xem là nhân sự chính thức của công ty đó. Nhưng nếu, người lao động không được đóng bảo hiểm nhưng Nhà thầu vẫn sử dụng kê khai trong hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu liệu có được xem là hợp lệ hay không?

Nút thắt” về câu hỏi này rất đơn giản. Vì, chắc chắn những lao động không đóng bảo hiểm bắt buộc là trái với quy định Luật Lao động, mà đã trái với quy định của luật thì sẽ không được xem là hợp lệ. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Chỉ thị số 47/2017/CT-TTg lại quy định khi xây dựng hồ sơ mời thầu không được đưa ra các điều kiện để hạn chế sự tham dự của Nhà thầu như: “Yêu cầu nhân sự thực hiện gói thầu phải đóng bảo hiểm xã hội”…chẳng khác nào tạo ra “rào cản” khó khăn cho Chủ đầu tư trong việc đánh giá chính xác năng lực nhân sự trong việc lựa chọn Nhà thầu.

Bình luận về vấn đề này, một số chuyên gia lấy ví dụ: Nếu một người nộp hồ sơ thi cao học tất phải có giấy xác nhận bằng tốt nghiệp đại học kèm theo thì mới chứng minh được người đó đã tốt nghiệp đại học, lúc đó mới được xem là đủ điều kiện thi cao học. Nhưng, nếu có Thông tư, Nghị định nào đó quy định không được phép đưa điều kiện nộp giấy xác nhận bằng tốt nghiệp đại học kèm theo để tránh hạn chế người thi cao học thì sẽ xảy ra hiện tượng vô cùng bất ổn. Vì, lỡ như có hiện tượng những người tham gia thi cử chưa tốt nghiệp đại học hay không có bằng cấp gì mà vẫn nộp hồ sơ ứng cử thi cao học thì sẽ ra sao? Chẳng lẽ khi người ta thi đậu cao học và trở thành học viên mới phát hiện người đó chẳng có bằng cấp gì mới tiến hành đuổi học người đó hay sao?

Cũng tương tự như vậy, việc một công ty kê khai nhân sự để tham gia đấu thầu nhưng nhân sự đó không đóng bảo hiểm theo quy định của Luật Lao động thì Chủ đầu tư sẽ xử lý như thế nào khi lựa chọn Nhà thầu? Nếu, Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu phải có giấy xác nhận nhân sự đóng bảo hiểm mới được phê duyệt trúng thầu thì sẽ vi phạm Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Chỉ thị số 47/2017/CT-TTg. Còn nếu, Chủ đầu tư phê duyệt cho Nhà thầu trúng thầu nhưng trong đó có những nhân sự không đóng bảo hiểm thì sẽ ra sao?

Đây là câu hỏi khá “hóc búa” mà có lẽ Quốc hội, Chính phủ và những nhà làm luật đã đến lúc cần tìm cách tháo gỡ…

Xuân Hoàng – Đình Lợi – Anh Dũng

Tin bài khác
Lương chuyên gia tư vấn trong nước có thể lên tới 105 triệu đồng/tháng từ 1/7/2025

Lương chuyên gia tư vấn trong nước có thể lên tới 105 triệu đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo quy định mới, mức lương chuyên gia tư vấn được chia thành bốn nhóm, tùy theo trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành tư vấn.
Làm rõ khái niệm "người có ảnh hưởng" trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi

Làm rõ khái niệm "người có ảnh hưởng" trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi

Lần đầu tiên, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi đã đưa ra định nghĩa chính thức về “người có ảnh hưởng” – bao gồm chuyên gia, người có uy tín hoặc cá nhân được xã hội quan tâm trong các lĩnh vực cụ thể.
Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, người lao động sẽ có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.
Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ. Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Chính sách thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ công chức là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Thủ đô 2024 và cụ thể hóa tại Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND vừa được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN, quy định về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước bởi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Ngày 15/6/2025, Thông tư 003/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ sẽ chính thức có hiệu lực, hướng dẫn cụ thể việc quản lý lao động, cách tính tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-NHNN, quy định cụ thể về việc cấp Giấy phép lần đầu và cấp đổi Giấy phép hoạt động cho các quỹ tín dụng nhân dân.
Hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Ngày 5/5/2025, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP, quy định cụ thể cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Nghị định được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn phát triển dự án.
Biểu mức giá dịch vụ mới và chi tiết cho lĩnh vực chứng khoán

Biểu mức giá dịch vụ mới và chi tiết cho lĩnh vực chứng khoán

Biểu mức giá dịch vụ này áp dụng thống nhất tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), hai Sở Giao dịch con (HNX và HOSE), và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Hoàn tất phân định thẩm quyền TTHC cấp huyện trước 10/6 để không gián đoạn phục vụ người dân

Hoàn tất phân định thẩm quyền TTHC cấp huyện trước 10/6 để không gián đoạn phục vụ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, cắt giảm và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc cấp huyện...
Cập nhật quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức từ 15/6/2025

Cập nhật quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức từ 15/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Nghị định số 19/2020/NĐ- CP liên quan đến việc kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này quy định cụ thể các hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ viên chức nghỉ hưu sớm

Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ viên chức nghỉ hưu sớm

Điểm đáng chú ý trong dự thảo là đề xuất hỗ trợ về nguồn kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt trong trường hợp viên chức, người lao động nghỉ hưu hoặc thôi việc sớm.
Thêm quy định chi phí chuẩn bị mặt bằng vào Luật Đầu tư công sửa đổi

Thêm quy định chi phí chuẩn bị mặt bằng vào Luật Đầu tư công sửa đổi

Tại Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) mới gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về "nhiệm vụ chuẩn bị giải phóng mặt bằng".
Đề xuất bỏ thuế khoán - định hình lại quản lý thuế hộ kinh doanh

Đề xuất bỏ thuế khoán - định hình lại quản lý thuế hộ kinh doanh

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế là đề xuất bãi bỏ thuế khoán đang được áp dụng cho hàng trăm nghìn hộ kinh doanh trên cả nước.