
Nhu cầu toàn cầu giảm, xuất khẩu của Trung Quốc gặp nhiều biến động
Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 14,5% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Con số vừa được công bố vào sáng ngày 8/8, đây cũng là mức giảm xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc được ghi nhận kể từ tháng 2/2020.
Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 8/8 cho thấy, giá trị xuất khẩu của nước này tính bằng đồng USD giảm 14,5% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm xuất khẩu mạnh nhất của Trung Quốc được ghi nhận kể từ tháng 2/2020 - trước thời điểm Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu.
Mức giảm nói trên cũng lớn hơn dự đoán và là mức giảm mạnh nhất kể từ khi xuất khẩu của nước này giảm 17,2% vào đầu năm 2020, khi nền kinh tế bị chững lại trong những tuần đầu bùng phát dịch COVID-19. Ngoại trừ sự phục hồi ngắn ngủi trong tháng 3 và tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm gần như liên tục kể từ tháng 10 năm ngoái.
Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh hơn dự đoán, ở mức 12,4%, đánh dấu tháng giảm thứ chín liên tiếp. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước đang sụt giảm. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát dự báo xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc giảm 13,2% và nhập khẩu giảm 5,6%.

Theo ông Ken Cheung Kin Tai, chuyên gia phân tích của ngân hàng Mizuho Bank, nhận định số liệu thương mại yếu kém nói trên cho thấy nhu cầu nước ngoài ảm đạm, trong khi các công ty nhập khẩu cũng “ngần ngại” trong việc mua hàng hóa để phục vụ sản xuất và đầu tư trong nước. Theo ông, trong bối cảnh này, hạ giá đồng NDT có thể là một công cụ để hỗ trợ xuất khẩu và mở đường cho phục hồi kinh tế
Một số nhà kinh tế cũng cho rằng, sự suy giảm của giá trị nhập khẩu còn xuất phát từ nguyên nhân là giá hàng hoá cơ bản giảm. Ông Larry Hu, trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc thuộc công ty Macquarie Group nhận định rằng với tình trạng giảm phát giá nhà sản xuất “đã xuống tới đáy trong 2 tháng qua do giá hàng hoá cơ bản sụt giảm”, nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm theo.
Châu Á là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự suy giảm nhu cầu của Trung Quốc. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các nước Đông Nam Á đồng loạt giảm với tốc độ hai con số trong tháng 7. Nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 11,2%, từ Liên minh châu Âu (EU) giảm 3%.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ nền kinh tế hơn nữa, song cảnh báo “những khó khăn và thách thức mới”, cũng như “các nguy cơ tiềm ẩn trong các lĩnh vực chủ chốt”. Chính phủ nước này cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, một trong những mức mục tiêu thấp nhất của nước này trong hàng chục năm qua, nhưng Thủ tướng Lý Cường vẫn cảnh báo đây là một mục tiêu không dễ dàng đạt được.
Linh Nhi (th)
Cùng chuyên mục


Kênh đào Panama đấu giá các địa điểm bổ sung để đáp ứng tình trạng tồn đọng ngày càng tăng các tàu đang chờ đi qua tuyến đường thủy này

Tại sao trong tháng này đồng shekel của Israel lại hoạt động tốt hơn bất kỳ đồng tiền nào khác so với đồng đô la Mỹ

Vương quốc Anh công bố đầu tư 2 tỷ bảng Anh vào ngành công nghiệp ô tô

Nouriel Roubini nói rằng thị trường "có thể sẽ tiếp tục tắm máu" và các nhà đầu tư sẽ mất hàng chục nghìn tỷ đô la trong mười năm tới

Giá xăng dầu của Mỹ đã giảm trong hai tháng, đây là đợt giảm dài nhất trong hơn một năm
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay
-
Nguy cơ bùng nợ tín dụng: Luật sư chỉ ra hậu quả và giải pháp phòng tránh