Thứ tư 23/04/2025 01:18
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại thay đổi mạnh mẽ

22/02/2023 17:30
Theo ghi nhận của Cục Phòng vệ thương mại, hiện nay có những doanh nghiệp đã coi việc điều tra phòng vệ thương mại là một hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế.
Ảnh minh họa
Tính đến cuối năm 2022, các nước đã tiến hành điều tra 225 vụ việc phòng vệ thương mại với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm

Tính đến cuối năm 2022, các nước đã tiến hành điều tra 225 vụ việc phòng vệ thương mại với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Riêng 11 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ đã khởi xướng mới 10 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thép dây không gỉ dạng tròn, pin năng lượng mặt trời, tủ gỗ, một số sản phẩm ống thép) và 01 vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm bìa kẹp hồ sơ.

Các thị trường Ấn Độ, Úc và Mexico cũng lần lượt khởi xướng 03 vụ việc điều tra chống bán phá giá với tấm trải sàn vinyl, amoni nitrat, thép cán nguội. Ngoài ra, Ấn Độ và Ma-rốc cũng khởi xướng điều tra 02 vụ việc tự vệ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của ta (nhựa PVC; săm lốp xe mô tô, xe máy, xe đạp).

Nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng (như: Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia...) nên doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp so với cáo buộc ban đầu/so với các nước cùng bị áp thuế, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

“Hiệp hội và doanh nghiệp thuộc các ngành hàng trên đã có kinh nghiệm chuẩn bị và ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do các quốc gia thường hay áp dụng biện pháp điều tra Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ..”, ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay.

Để giúp các cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động đấu tranh chống lẩn tránh thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương của nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2020 phê duyệt Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại (Đề án 316).

Hệ thống cảnh báo sớm giúp các hiệp hội nắm bắt được khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại bởi nước ngoài, từ đó chủ động cân nhắc để điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình một cách hợp lý nhằm tránh giảm thiểu tác động tiêu cực do biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài gây ra.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, doanh nghiệp cần chuyển dần sang cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; có chiến lược kiểm soát lượng xuất khẩu và giá bán một cách phù hợp để tránh bị coi là bán phá giá, nhận trợ cấp. Cũng như tích cực triển khai hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, minh bạch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ để có thể chứng minh không bán phá giá khi bị điều tra…

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp cần tìm hiểu quy định pháp luật, thực tiễn điều tra phòng vệ thương mại của các nước xuất khẩu, đặc biệt là đối với các thị trường mục tiêu, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý, doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo sớm từ Cục để đề ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp cho từng giai đoạn.

Xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Indonesia: Việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đã giảm nhẹ nhưng các biện pháp có hiệu lực đã tăng lên. Từ năm 2013 đến cuối tháng 6 năm 2019, Indonesia đã khởi xướng 40 vụ việc chống bán phá giá.

Trong giai đoạn 2006 – 2012, các cuộc điều tra là 46 vụ việc liên quan đến thép cuộn cán nóng có xuất xứ từ: Trung Quốc, Belarus, Ấn Độ, Kazakhstan, Hàn Quốc, Malaysia, Liên bang Nga, Thái Lan và Đài Bắc Trung Hoa; thép cán nguội cuộn/tấm từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam; thép tấm cán nóng (Trung Quốc, Singapore và Ukraine), thép (Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan – Trung Quốc), amoni nitrat và polyethylene terephthalate (Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia), bột mì (Ấn Độ, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ), chuối cavendish (Philippines), sợi kéo sợi (Trung Quốc), xơ staple polyester (Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan – Trung Quốc) và polypropylene định hướng hai trục (Thái Lan và Việt Nam). Tính đến cuối tháng 6 năm 2019, 27 biện pháp chống bán phá giá đã có hiệu lực đối với 9 sản phẩm, chủ yếu là thép cuộn cán nóng (7 vụ), polypro-pylene định hướng hai trục (5 vụ), thép tấm cán nóng (3 vụ), thép cuộn/tấm (3 vụ) và xơ staple polyester (3 vụ).

Trong nhiều năm gần đây, việc áp dụng biện pháp tự vệ đã giảm xuống nhưng Indonesia vẫn là một trong những quốc gia khởi xướng thường xuyên nhất các cuộc điều tra về tự vệ. Từ năm 2013 đến năm 2019, Indonesia đã bắt đầu 11 cuộc điều tra tự vệ (20 vụ việc trong giai đoạn 2006-2012) và áp đặt 9 biện pháp; hầu như tất cả các biện pháp đều là thuế hải quan (một hạn ngạch).

Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ tương đối thường xuyên được cho là do nhận thức của ngành cao hơn về sự sẵn có của các biện pháp phòng vệ thương mại để chống lại các tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại.

Không chỉ vậy, khi xu thế bảo hộ đang gia tăng, một số nước có xu hướng thay đổi các thông lệ điều tra như tự khởi xướng điều tra hay thay đổi phương pháp tính toán, thay đổi quy trình điều tra để bảo hộ mức cao cho các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới nhiều diễn biến khó lường. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý theo dõi biến động về giá và lượng xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu sang Indonesia để có đánh giá kịp thời. Những mặt hàng có giá xuất khẩu cạnh tranh, lượng xuất khẩu tăng nhanh sẽ có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại cao hơn. Doanh nghiệp cũng có thể thông qua đối tác nhập khẩu của mình để nắm tình hình và dự báo trước khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại.

Thái Lan: Dựa trên bằng chứng về việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng từ các quốc gia vào Thái Lan và gây thiệt hại cho nội địa, ngành công nghiệp. Từ năm 1995 đến cuối năm 2019, Thái Lan đã khởi kiện 84 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 23 vụ kiện vào năm 2015.

Thái Lan đã thông báo cho WTO rằng, vào ngày 30 tháng 6 năm 2020, 43 biện pháp chống bán phá giá dưới hình thức có hiệu lực đối với 12 loại sản phẩm: 10 loại thép hoặc hợp kim thép; axit citric; và bên trong săm cao su cho xe máy. Các vụ việc liên quan chủ yếu đến các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và trong đó có 5 vụ việc với mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam.

Hoa Kỳ: Là một trong những nước đầu tiên trên thế giới áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ năm 1906. Đến năm 1930, Đạo luật Thuế quan của Hoa Kỳ đã có các quy định tương đối chi tiết về vấn đề này. Hoa Kỳ cũng là nước có ảnh hưởng đáng kể trong việc đưa vào Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947 các quy định về phòng vệ thương mại như là công cụ “rào cản nhập khẩu” hợp pháp.

Pháp luật về điều tra chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (AD) của Hoa Kỳ là một phần quan trọng của pháp luật về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ nói riêng cũng như pháp luật về thương mại Hoa Kỳ nói chung. Mục tiêu chủ yếu là các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Hoa Kỳ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc về nội dung yêu cầu và thủ tục quy định tại các Hiệp định liên quan của WTO (cụ thể là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1994, Hiệp định về chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định về biện pháp tự vệ).

Theo quy định của Hoa Kỳ, cơ quan có thẩm quyền điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trong điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (Bộ Thương mại Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ); các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (Hải quan Hoa Kỳ, Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ CIT, Văn phòng đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR).

Cơ quan có thẩm quyền khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Pháp luật phòng vệ thương mại Hoa Kỳ quy định hai phương thức khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) gồm vụ việc được khởi xướng khi một bên liên quan đại diện cho ngành sản xuất trong nước nộp đơn kiện lên cơ quan điều tra cáo buộc rằng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ cấp và bị bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thể tự khởi xướng điều tra AD và CVD khi từ những thông tin có sẵn xác định sự cần thiết phải tiến hành điều tra.

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong giai đoạn từ 01/01/1995 đến 30/06/2021, trên toàn thế giới có 6422 vụ việc điều tra chống bán phá giá và 4225 vụ việc dẫn đến áp thuế. Trong đó, Hoa Kỳ là nước điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đứng thứ hai trên thế giới (sau Ấn Độ) với 828 vụ việc điều tra và 573 vụ áp thuế.

Trong giai đoạn từ 1995 đến 30/6/2021, có 402 vụ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ trên toàn thế giới, tuy nhiên, chỉ có 205 biện pháp tự vệ được áp dụng trong đó Hoa Kỳ tiến hành điều tra 13 vụ việc và áp dụng 8 vụ việc.

Tại Liên minh châu Âu (EU): Số liệu thống kê của WTO cho thấy EU là một trong ba thành viên WTO đứng đầu về số vụ điều tra chống bán phá giá (sau Ấn Độ và Hoa Kỳ), đứng thứ hai về số vụ điều tra chống trợ cấp (sau Hoa Kỳ và trước Canada), tuy nhiên lại là thành viên ít khởi xướng các cuộc điều tra tự vệ (từ năm 1995 đến nay chỉ có 6 cuộc điều tra tự vệ trong khi nước khởi xướng nhiều nhất là Ấn độ với 46 vụ).

Xét riêng trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, EU đã tiến hành 81 cuộc điều tra mới liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp và điều tra tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ 22 quốc gia. Các mặt hàng bị điều tra nhiều nhất là: sắt và thép: 37 cuộc điều tra; Hóa chất và sản phẩm liên quan: 20 cuộc điều tra.

Tính đến cuối năm 2020, EU đã áp dụng 150 biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực gồm: 99 biện pháp chống bán phá giá (AD) (được gia hạn thêm 29 vụ việc), 18 biện pháp chống trợ cấp (AS) (được gia hạn trong 01 vụ việc) và 03 biện pháp tự vệ (mở rộng trong 01 trường hợp); tăng 10 biện pháp so với cuối năm 2019.

Các cuộc điều tra rà soát cũng nhiều hơn so với năm 2019. Có 47 cuộc điều tra đang diễn ra. Các quốc gia bị điều tra nhiều nhất trong giai đoạn từ 2015 - 2020 bao gồm: Trung Quốc: 33 cuộc điều tra; Nga: 6 cuộc điều tra, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ: mỗi nước 5 cuộc điều tra, Ấn Độ, Indonesia: mỗi nước 4 cuộc điều tra, Brazil, Hàn Quốc: mỗi nước 3 cuộc điều tra.

Tính trung bình các vụ việc phòng vệ thương mại điều tra khởi xướng của EU mỗi năm trong giai đoạn 2010-2020 đã tăng lên so với giai đoạn 1999-2009, từ 40 vụ khởi xướng mỗi năm lên với 44 vụ/năm, trung bình tăng 4 vụ/năm.

Đồng thời, số vụ khởi xướng điều tra chống bán giá và chống trợ cấp cũng đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp hơn so với một số nước thành viên WTO khi sử dụng cùng biện pháp này.

Biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU

Dữ liệu đến tháng 8/2021 cho thấy, trong năm 2020, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi xướng 15 cuộc điều tra mới gồm 12 AD và 3 AS). Trong đó, áp đặt thuế tạm thời trong 6 thủ tục tố tụng và đã kết thúc 11 vụ việc bằng cách áp đặt các mức thuế cuối cùng (8 AD và 3 AS). Năm cuộc điều tra đã được kết luận mà không có biện pháp. Số lượng các cuộc rà soát được bắt đầu tăng so với năm 2019. Ủy ban đã bắt đầu 21 đánh giá hết hạn và 2 đánh giá tạm thời.

Biện pháp tự vệ đối với các mặt hàng nhập khẩu vào EU

Không có cuộc điều tra tự vệ mới nào được khởi xướng vào năm 2020 và năm 2021.

Bình Minh (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

AI trở thành động lực tăng trưởng bền vững của Be Group

Từ sự phát triển của Be Group cho thấy rằng, khi công nghệ được áp dụng đúng cách và đặt trong chiến lược dài hạn, AI hoàn toàn có thể trở thành bệ phóng giúp doanh nghiệp Việt vươn xa trong thời đại số.
HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

HanaGold tạo dấu ấn tại Hội nghị tiếp xúc cử tri của Thủ tướng về tiên phong chuyển đổi số ngành kim hoàn

Ngày 21/4/2025, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý HanaGold vinh dự tham gia Hội nghị Tiếp xúc Cử tri Doanh nghiệp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình đồng hành cùng Chính phủ phát triển ngành kim hoàn Việt Nam.
Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Bosch Việt Nam lan tỏa tinh thần sống khỏe qua sự kiện chạy bộ Bosch Run 2025

Vừa qua, Ngày hội chạy bộ Bosch Run 2025 – Chase the Race do Bosch Việt Nam tổ chức tại The Global City, Thành phố Thủ Đức, đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn cộng sự đến từ các chi nhánh trên toàn quốc. Đây không chỉ là một hoạt động thể thao thường niên, mà còn là dấu ấn khẳng định cam kết của Bosch trong việc chăm lo sức khỏe thể chất và tinh thần cho đội ngũ nhân sự.
Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Vượt qua Taylor Swift, nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Lucy Guo – nhà đồng sáng lập Scale AI trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới dù đã rời công ty từ nhiều năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập – khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập – khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Nhân dịp này, Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.
​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

​Thái Bình chủ động ứng phó nguy cơ thiếu điện mùa hè 2025

Năm 2025, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh phía bắc dự kiến sẽ đối mặt với áp lực lớn về cung ứng điện do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, đặc biệt trong những tháng hè nắng nóng.
PTSC chia sẻ bài học kinh nghiệm từ dự án Greater Changhua, khẳng định năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

PTSC chia sẻ bài học kinh nghiệm từ dự án Greater Changhua, khẳng định năng lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Vừa qua, Hội thảo nghiệm thu kỹ thuật năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam do PTSC và Orsted đã tổ chức thành công thu hút sự chú ý của các nhà khoa học trong khu vực Asean cũng như trên thế giới.
Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Nhiệt điện Hải Phòng cam kết sản xuất xanh, đồng hành cùng cộng đồng Tam Hưng

Chiều ngày 17/4/2025, đoàn đại biểu nhân dân phường Tam Hưng (Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) đã có buổi làm việc và kiểm tra thực tế tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng nhằm đánh giá công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và việc tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình sản xuất, vận hành của nhà máy.
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp Nhà nước cần được tự quyết cơ chế trả lương như tư nhân

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho rằng doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được trao quyền tự chủ về cơ chế trả lương như khu vực tư nhân.
Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Đề xuất cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý Nhà nước không được phép can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – "Bộ óc" đứng sau DeepSeek, vào Top 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2025 của TIME

Liang Wenfeng – nhà sáng lập ứng dụng trí tuệ nhân tạo DeepSeek đang "làm mưa làm gió" toàn cầu – vừa chính thức góp mặt trong danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2025 do Tạp chí TIME bình chọn.
148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

148 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế online trong quý I/2025

Hiện có khoảng 66.000 hộ và cá nhân kinh doanh đã đăng ký, kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua Cổng thông tin thương mại điện tử dành riêng cho hộ kinh doanh.
Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Đưa gần 200 doanh nghiệp thuộc 3 lĩnh vực vào thí điểm thị trường carbon

Trong giai đoạn thí điểm thị trường carbon, Việt Nam sẽ tập trung vào ba ngành phát thải lớn là nhiệt điện, sắt thép và xi măng – với khoảng 200 doanh nghiệp lớn được lựa chọn tham gia.
BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Đầu tư IMG (IMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030.
Nvidia sẽ sản xuất siêu máy tính AI tại Hoa Kỳ

Nvidia sẽ sản xuất siêu máy tính AI tại Hoa Kỳ

Gã khổng lồ chip Nvidia dự kiến ​​sẽ sản xuất cơ sở hạ tầng AI trị giá 500 tỷ đô la tại Hoa Kỳ.