Thứ ba 01/07/2025 08:59
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc

24/04/2025 17:08
Sáng 24/4/2025, Tập đoàn Xuân Thiện chính thức khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ tại Hòa Bình, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp xanh, bền vững tại cửa ngõ Thủ đô.
Gang thỏi xanh của Tập đoàn Xuân Thiện: Bước đột phá ngành thép toàn cầu giảm phát thải carbon Tập đoàn Xuân Thiện, doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tại Angola

Trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), một sự kiện mang dấu ấn đặc biệt đã diễn ra sáng ngày 24/4/2025 tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình: Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình. Đây không chỉ là một bước ngoặt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược và cam kết đầu tư bền vững của Tập đoàn Xuân Thiện.

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc
Ngày 24/4/2025 tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình Tập đoàn Xuân Thiện chính thức khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ (Ảnh: Phan Chính)

Dự án, đặt tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, được đánh giá là có vị trí “vàng” khi sở hữu trữ lượng đá vôi chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp và gần sông Bôi – điều kiện lý tưởng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. Với quỹ đất gần 1.500 ha, trong đó hơn 1 triệu m2 dành riêng cho nhà máy và gần 420.000 m2 cho hệ thống bến cảng, dự án đã tận dụng tối đa lợi thế thiên nhiên của địa phương.

Tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Huy Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình, chia sẻ: “Tỉnh Hòa Bình hội tụ đầy đủ tiềm năng phát triển công nghiệp hiện đại nhờ tài nguyên phong phú, hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và môi trường đầu tư cởi mở, thân thiện. Đây là lý do khiến Xuân Thiện quyết định đặt nền móng cho một tổ hợp dự án lớn tại đây.”

Được biết, dự án có tổng mức đầu tư hơn 7.850 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I dự kiến tiêu tốn gần 3.500 tỷ đồng, còn lại là giai đoạn II với mức đầu tư hơn 4.350 tỷ đồng.

Công suất thiết kế đạt 2,16 triệu tấn sản phẩm/năm, chia làm hai giai đoạn sản xuất. Trong đó, Giai đoạn I: 0,76 triệu tấn/năm, giai đoạn II: 1,6 triệu tấn/năm.

Song song với nhà máy, cảng nội địa mang tên Cảng Xuân Thiện Lạc Thủy cũng được xây dựng, với năng lực phục vụ lên đến 8,2 triệu tấn hàng hóa/năm, đóng vai trò quan trọng trong việc bốc xếp container, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đầu ra.

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc
Ông Nguyễn Huy Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình (Ảnh: Phan Chính)

Vôi sống, vôi hydrat và bột nhẹ – ba sản phẩm chủ lực của nhà máy – được sử dụng rộng rãi trong luyện kim, hóa chất, xử lý môi trường, sản xuất sơn, giấy, nhựa và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, nhu cầu sử dụng vôi trên thế giới hiện nay đã lên tới hàng trăm triệu tấn, với quy mô thị trường xấp xỉ 7 tỷ USD và đang tăng trưởng không ngừng.

“Đây là sản phẩm thiết yếu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và xây dựng nền công nghiệp sạch – bền vững,” ông Hoàng nhấn mạnh.

Không chỉ tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế, Tập đoàn Xuân Thiện còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Trong khuôn khổ buổi lễ khởi công, tập đoàn đã hỗ trợ 1 tỷ đồng cho người nghèo xã Yên Bồng – nơi dự án được triển khai, khẳng định phương châm "phát triển đi đôi với an sinh".

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc
Tại buổi lễ khởi công, Công ty TNHH Xuân Thiện Hòa Bình đã ủng hộ quỹ Vì người nghèo xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy 1 tỷ đồng (Ảnh: Phan Chính)

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Quách Tất Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận và biểu dương nỗ lực của nhà đầu tư cùng các đơn vị liên quan đã phối hợp chặt chẽ, vượt qua nhiều khó khăn để đưa dự án về đích đúng tiến độ khởi công.

Ông Liêm nhấn mạnh, khi đi vào vận hành, Dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình sẽ mang lại nguồn sinh kế ổn định cho người dân địa phương, tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm mới, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất – kinh doanh, mà còn là một bước tiến quan trọng trong hành trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quy hoạch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Dự án cũng được kỳ vọng sẽ trở thành “ngòi nổ” khơi thông dòng chảy đầu tư, công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2025–2030.

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc
Ông Quách Tất Liêm – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi lễ khởi công dự án (Ảnh: Phan Chính)

Trước tiềm năng và ý nghĩa to lớn của dự án, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành liên quan, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy và xã Yên Bồng cùng toàn thể người dân trong khu vực dự án tiếp tục quan tâm, đồng hành và tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục cấp phép mỏ nguyên liệu cho nhà máy, đẩy nhanh tiến trình xây dựng hệ thống điện và trạm biến áp 110kV, sẵn sàng cho giai đoạn vận hành sắp tới.

Nhà máy vôi Xuân Thiện – Hơi thở công nghiệp hiện đại giữa lòng Tây Bắc
Công tác chuẩn bị cho lễ khởi công dự án đã sẵn sáng (Ảnh: Phan Chính)

Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững, dự án Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình được kỳ vọng là biểu tượng mới cho làn sóng đầu tư công nghiệp hiện đại tại Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường sẽ giúp Hòa Bình từng bước trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu và hậu cần lớn của vùng Tây Bắc.

Dự án không chỉ là công trình công nghiệp đơn thuần, mà còn là điểm sáng đầu tư, mở đường cho tương lai phát triển bền vững – nơi công nghệ hiện đại gặp gỡ tài nguyên truyền thống, nơi doanh nghiệp đồng hành cùng địa phương trên hành trình phát triển.

Tin bài khác
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.
Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Hàng loạt nông sản của New Zealand sẽ được bán tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua hệ thống chuỗi siêu thị Kingfoodmart, như: Táo, kiwi, bơ sữa, rượu vang…
Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Trước làn sóng chuyển đổi số và yêu cầu pháp lý ngày càng siết chặt, hàng triệu hộ kinh doanh, vốn là trụ cột âm thầm nhưng bền bỉ của nền kinh tế đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Từ bài toán hóa đơn điện tử đến áp lực cạnh tranh không lành mạnh với hàng giả, hàng nhái... Cộng đồng này đang rất cần những chính sách “may đo” thay vì khuôn mẫu áp đặt.
Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Trước dấu hiệu gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thép cán nóng có chiều rộng lớn hơn 1.880 mm nhằm né tránh thuế chống bán phá giá, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và triển khai đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất trong nước, trong khuôn khổ pháp luật về phòng vệ thương mại và các cam kết quốc tế.