Thứ tư 16/07/2025 22:53
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nghịch lý ngành thép: Thừa nhưng thiếu

Ngành thép đã tồn tại một nghịch lý từ nhiều năm nay và vẫn chưa được giải quyết, đó là tình trạng dư thừa nguồn cung thép xây dựng nhưng lại thiếu nguồn cung thép cuộn cán nóng (thép HRC). Hiện tại Việt Nam chỉ có hai doanh nghiệp sản xuất thép HRC là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh.

Vì sao thừa, vì sao thiếu?

Tại Hội nghị lấy ý kiến Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển ngành vật liệu xây dựng trong giai đoạn mới” diễn ra mới đây, ông Đinh Quốc Thái – Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) – cho biết, nhu cầu đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và công nghiệp hóa trong nước vẫn là cơ hội tăng trưởng dài hạn cho ngành thép. Tuy nhiên, tình trạng dư thừa công suất sản xuất hiện nay đang tạo ra nguy cơ bão hòa, khiến doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh khốc liệt hơn để duy trì thị phần, đồng thời khó tiếp cận thị trường xuất khẩu do các nước gia tăng rào cản kỹ thuật và thuế quan.

Thực tế, ngành thép đã tồn tại một nghịch lý từ nhiều năm nay và vẫn chưa được giải quyết, đó là tình trạng dư thừa nguồn cung thép xây dựng nhưng lại thiếu nguồn cung thép cuộn cán nóng (thép HRC).

Nghịch lý ngành thép: Thừa nhưng thiếu
Thép cuộn cán nóng HRC đòi hỏi công đoạn sản xuất khó hơn. Ảnh minh họa: Hòa Phát

Ngành thép dư thừa công suất do nhiều nguyên nhân, bao gồm việc mở rộng sản xuất quá mức, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế giảm. Trong khi đó, Trung Quốc – nơi sản xuất thép nhiều bằng tổng sản lượng của cả thế giới cộng lại - đang cũng đang đối diện tình trạng dư thừa nguồn cung vì tiêu thụ nước này đang rơi vào suy yếu. Vì vậy mà các nhà sản xuất của Trung Quốc buộc phải bán thép ra nước ngoài với mức giá hời và điều này đã khiến thị trường vốn đã khắc nghiệt lại càng khắc nghiệt hơn.

Dù sản lượng thép đang dư thừa chủ yếu là thép xây dựng, nhưng thép HRC lại đang thiếu nguồn cung trầm trọng. Nhu cầu thép cuộn cán nóng tại Việt Nam được ước tính khoảng 10 - 13 triệu tấn/năm nhưng sản lượng HRC trong nước tối đa khoảng 8 triệu tấn. Hiện mới chỉ có hai doanh nghiệp là Tập đoàn Hoà Phát (Mã: HPG) và Formosa Hà Tĩnh sản xuất được mặt hàng này.

Điều này khiến lượng thép từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu sử dụng mặt hàng này gia tăng cao trong nước.

Theo số liệu hải quan, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC khổ rộng của Trung Quốc từ 1.900mm trở lên về Việt Nam tăng bất thường. Cụ thể, trong tháng 5/2025, sản lượng nhập khẩu mặt hàng này lên tới 181.000 tấn, tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ 2024. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép HRC khổ rộng từ 1.900mm trở lên từ phương Bắc về Việt Nam lên tới 430.000 tấn, cao gấp 12 lần so với cùng kỳ. Trong đó, loại thép khổ rộng 2.000mm chiếm 87% lượng nhập của 5 tháng đầu năm.

Để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và ổn định thị trường, ngày 4/7/2025, Bộ Công Thương đã chính thức phê duyệt việc áp thuế chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 6/7/2025 và kéo dài trong 5 năm. Tuy nhiên, các sản phẩm bị áp thuế là thép hoặc thép hợp kim (có hoặc không có hợp kim), được cán phẳng, cán nóng, có độ dày 1,2mm đến 25,4mm, chiều rộng không quá 1.880mm. Do đó thép HRC khổ rộng(>1.880mm) không nằm trong phạm vi áp thuế vẫn sẽ là mối lo ngại đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước. Lượng thép HRC từ nhà làm thép hàng đầu thế giới vẫn đang "tranh thủ" để tràn vào Việt Nam, thậm chí có xu hướng tăng mạnh.

Sản xuất thép cuộn cán nóng HRC liệu có khó?

Bản chất, sản xuất thép HRC rất khó, trong khi nhu cầu ngày càng gia tăng. Thép HRC là kiểu thép tấm dạng cuộn, là vật liệu có độ bền cao, độ mềm dẻo tốt và được sản xuất với phương pháp cán nóng, trong điều kiện nhiệt độ lên đến 1.000 độ C. Đây là nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm hạ nguồn như tôn mạ, ống thép,... Ngoài ra, thép HRC còn được dùng phổ biến trong ngành sản xuất ô tô, gia công kết cấu nhà xưởng, làm bồn bể,...

Trên thực tế, để sản xuất thép thông thường có thể đi từ hai nguyên liệu là quặng sắt hoặc thép phế liệu. Công nghệ để chế tạo thép thông thường là sử dụng lò điện hồ quang (EAF) hoặc lò cảm ứng (IF) – quy trình khá dễ dàng nên rất nhiều công ty sử dụng và chế tạo thép thành phẩm này.

Trong khi đó, sản xuất ra thép HRC sẽ có công nghệ phức tạp hơn và phải đi từ nguyên liệu là quặng sắt và dùng lò cao để xử lý. Do công nghệ phức tạp, việc đầu tư để xây dựng dây chuyền sản xuất ban đầu lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực và sẵn sàng để đầu tư làm thép HRC.

Nghịch lý ngành thép: Thừa nhưng thiếu
Thép cuộn cán nóng được coi là đầu vào cho việc sản xuất các sản phẩm thép xây dựng, đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ phức tạp hơn

Chẳng hạn, để đầu tư hai dự án sản xuất HRC, Tập đoàn Hoà Phát đã phải bỏ ra một lượng vốn khổng lồ, lớn hơn nhiều so với dây chuyền sản xuất thép từ phế liệu.

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát đã được đầu tư 7 tỷ USD, với tổng công suất thiết kế là 11,6 triệu tấn thép/năm. Trong đó, Dung Quất 1 đã đi vào hoạt động đồng bộ từ năm 2021, công suất 6 triệu tấn/năm, gồm 3 triệu tấn HRC và 3 triệu tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao. Dự án Dung Quất 2 đang được triển khai có quy mô công suất 5,6 triệu tấn HRC chất lượng cao mỗi năm.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát Trần Đình Long tiết lộ, đến tháng 9 tới, lò cao HRC tại Dung Quất 2 sẽ chạy, phấn đấu đến 2026 đạt 15 triệu tấn thép lỏng. "HRC của Hòa Phát làm đến đâu bán hết đến đó. Hiện tại, toàn bộ phần cán, phần đúc đã sẵn sàng", ông Trần Đình Long thông tin.

Nghịch lý ngành thép: Thừa nhưng thiếu
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh: Hòa Phát

Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng gia nhập thị trường sản xuất thép HRC

Cũng như đã đề cập ở trên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lực để làm thép HRC. Theo giới chuyên gia, vấn đề lớn nhất để sản xuất HRC là bài toán tài chính và công nghệ.

Tập đoàn Hoa Sen cũng từng có ý định đầu 10 tỷ USD (tương đương khoảng 230.000 tỷ đồng) vào dự án thép Cà Ná để giúp tập đoàn chủ động nguồn cung HRC. Tuy nhiên, tham vọng đó không thành bởi liên quan đến vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và công nghệ.

Mới đây, Tập đoàn Xuân Thiện đã chính thức khởi công Tổ hợp Thép xanh hiện đại và lớn nhất Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 98.000 tỷ đồng với sản phẩm chủ lực là thép tấm HRC và sản xuất thép thành phẩm từ thép phế liệu.

Thép HRC là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ống thép, tôn mạ, gia công kết cấu nhà xưởng, sản phẩm cơ khí, thép hình,... Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, thu hút được nhiều nguồn vốn FDI đầu tư, thép trở thành nguồn nguyên liệu không thể thiếu ở hầu khắp các lĩnh vực.

Hiện nay các doanh nghiệp tôn mạ tại Việt Nam đang ưu tiên sử dụng nguyên liệu HRC được sản xuất nội địa để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường nhạy cảm về nguồn gốc xuất xứ như Mỹ, EU, Mexico, Canada. Bởi theo Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp thép phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ để không bị áp thuế chống lẩn tránh.

Đây là lý do khiến cho mặc dù trước nay giá thép HRC vẫn cao hơn nhiều so với thép nhập khẩu (phần lớn từ Trung Quốc) nhưng vẫn tiêu thụ bình thường, thậm chí nhu cầu đang càng gia tăng.

Tin bài khác
Thị trường nhóm nông sản 16/7: Giá lúa mì và đậu tương đồng loạt giảm, ngô bật tăng

Thị trường nhóm nông sản 16/7: Giá lúa mì và đậu tương đồng loạt giảm, ngô bật tăng

Thị trường nông sản ngày 16/7/2025 ghi nhận giá lúa mì và đậu tương đồng loạt hạ giá do áp lực nguồn cung và xếp hạng mùa vụ cải thiện; ngô bật nhẹ nhờ hoạt động mua bù lỗ kỹ thuật.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 16/7: Cà phê và ca cao đồng loạt giảm, giá đường bật tăng trở lại

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 16/7: Cà phê và ca cao đồng loạt giảm, giá đường bật tăng trở lại

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 16/7/2025 ghi nhận giá cà phê và ca cao quay đầu giảm sau đợt tăng mạnh, trong khi giá đường phục hồi đáng kể trong phiên mới nhất.
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng tốc nhưng phía sau là nỗi lo thuế quan

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng tốc nhưng phía sau là nỗi lo thuế quan

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong nửa đầu năm 2025 tăng đáng kể, nhưng đà tăng này chủ yếu đến từ hiệu ứng "gom hàng sớm" trước nguy cơ Mỹ áp thuế cao, khiến triển vọng các tháng tới trở nên bất định.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 15/7: Giá cà phê và ca cao đồng loạt tăng mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 15/7: Giá cà phê và ca cao đồng loạt tăng mạnh

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 15/7/2025 ghi nhận giá cà phê và ca cao tăng vọt do rủi ro thiếu hụt từ Tây Phi và căng thẳng thuế quan giữa Mỹ – Brazil.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7: Giá cà phê giảm nhẹ, ca cao và đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7: Giá cà phê giảm nhẹ, ca cao và đường tăng

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 14/7/2025 ghi nhận giá cà phê Arabica tăng nhờ thuế nhập khẩu của Mỹ với Brazil, trong khi Robusta, ca cao và đường đồng loạt đi xuống trước áp lực nguồn cung và nhu cầu yếu.
Thị trường nhóm nông sản 14/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nhóm nông sản 14/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nông sản ngày 14/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương kỳ hạn tại Mỹ đồng loạt đi xuống do tiến độ thu hoạch nhanh và thời tiết hỗ trợ mùa màng.
Giá cà phê tăng mạnh sau đe dọa thuế 50% của Mỹ với Brazil

Giá cà phê tăng mạnh sau đe dọa thuế 50% của Mỹ với Brazil

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế 50% lên hàng hóa từ Brazil, khiến giá cà phê arabica toàn cầu tăng vọt và đẩy ngành cà phê đối mặt nguy cơ khủng hoảng giá mới.
Thị trường nhóm nông sản 11/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nhóm nông sản 11/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng

Thị trường nông sản ngày 11/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt tăng do hoạt động mua bù bán khống, xuất khẩu chậm trễ và kỳ vọng điều chỉnh tồn kho từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 11/7: Giá Arabica tăng do thuế Mỹ, Robusta và ca cao – đường cùng giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 11/7: Giá Arabica tăng do thuế Mỹ, Robusta và ca cao – đường cùng giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 11/7/2025 ghi nhận giá cà phê Arabica tăng nhờ thuế nhập khẩu của Mỹ với Brazil, trong khi Robusta, ca cao và đường đồng loạt đi xuống trước áp lực nguồn cung và nhu cầu yếu.
Giá cà phê tăng “không tưởng” là do các quỹ đầu cơ

Giá cà phê tăng “không tưởng” là do các quỹ đầu cơ

“Trong suốt bốn năm qua, khi giá cà phê tăng mạnh, 80% là do đầu cơ, đặc biệt là các quỹ đầu cơ”, ông Giuseppe Lavazza, Chủ tịch Tập đoàn cà phê Lavazza, cho biết.
Thị trường nhóm nông sản 10/7: Giá lúa mì tăng nhẹ, ngô phục hồi, đậu tương giảm

Thị trường nhóm nông sản 10/7: Giá lúa mì tăng nhẹ, ngô phục hồi, đậu tương giảm

Thị trường nông sản ngày 10/7/2025 ghi nhận giá lúa mì và ngô tăng nhẹ nhờ động lực thị trường, trong khi đậu tương tiếp tục giảm do lo ngại thương mại và áp lực bán ra.
Thị trường nhóm nông sản 9/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt giảm do mùa vụ thuận lợi và nguồn cung tăng

Thị trường nhóm nông sản 9/7: Lúa mì, ngô và đậu tương đồng loạt giảm do mùa vụ thuận lợi và nguồn cung tăng

Thị trường nông sản ngày 9/7/2025 ghi nhận giá lúa mì, ngô và đậu tương trên sàn CBOT giảm phiên thứ Ba do mùa vụ cải thiện và kỳ vọng cung tăng.
TP. Hồ Chí Minh siết chặt kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế

TP. Hồ Chí Minh siết chặt kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc trong lĩnh vực y tế

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn yêu cầu toàn bộ hệ thống y tế trên địa bàn đồng loạt rà soát, kiểm tra danh mục sản phẩm đang lưu hành, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng có nguy cơ cao bị làm giả.
Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2025 có thể đạt kỷ lục mới

Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2025 có thể đạt kỷ lục mới

Báo cáo mới nhất từ Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) mang đến một tín hiệu tích cực: Sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2025 dự kiến đạt mức cao kỷ lục 2,925 tỷ tấn, tăng 2,3% so với năm 2024.
Ngân hàng Barclays nâng dự báo giá dầu Brent trong năm 2025

Ngân hàng Barclays nâng dự báo giá dầu Brent trong năm 2025

Dựa trên triển vọng nhu cầu cải thiện, ngân hàng Barclays đã nâng dự báo giá dầu Brent thêm 6 USD lên mức 72 USD/thùng trong năm 2025 và 70 USD/thùng cho năm 2026.