Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19
- Chính sách
- 14:08 26/02/2021
DNHN - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Cơ chế mua vắc xin thực hiện mua sắm trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu năm 2013.
Đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn phí
Nghị quyết quy định đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí gồm:
+ Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); Quân đội; Công an.
+ Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
+ Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
+ Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
+ Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
+ Người sinh sống tại các vùng có dịch.
+ Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
+ Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
+ Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Về địa bàn, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.
Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.
Nguồn kinh phí thực hiện
Nghị quyết nêu rõ, Ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách địa phương đảm bảo cho người dân trên địa bàn và các đối tượng do địa phương quản lý.
b) Ngân sách trung ương đảm bảo cho các đối tượng do các cơ quan trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định sau:
- Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.
+ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
+ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trường hợp địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, còn có nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.
PV
Tin liên quan
#chống dịch COVID-19

Không dừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải kiểm soát chặt chẽ
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.

Chế độ phụ cấp chống dịch COVID-19
Nghị quyết 16/NQ-CP mới được Chính phủ ban hành quy định cụ thể chế độ phụ cấp chống dịch với các đối tượng theo mức từ 80.000 đến 300.000 đồng/người/ngày.

Chủ động đề ra phương hướng, bảo đảm triển khai hiệu quả kế hoạch năm 2021
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết, bảo đảm triển khai đồng bộ, hiệu quả kế hoạch 2021 .

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị mọi điều kiện, bảo đảm '4 tại chỗ' để chống dịch COVID-19
Cả nước đã bước vào giai đoạn cao điểm, có ý nghĩa quyết định phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ngành, các cấp trong cả nước nhất là 5 thành phố trực thuộc Trung ương tập trung cao độ, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch đã đề ra; đồng thời tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực, vật chất sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng bảo đảm phương châm 4 tại chỗ.
Đọc thêm Chính sách
Từ 22/5 một số trường hợp được miễn phí, lệ phí xuất nhập cảnh
Từ 22/5/2021, Thông tư 25/2021/TT-BTC sẽ chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam .
Dự thảo Nghị định về miễn kiểm tra an toàn thực phẩm cho hàng nhập khẩu
Theo nội dung dự thảo, các tổ chức, cá nhân khai mã số đăng ký bản công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm trong các lần nhập khẩu hàng hóa giống hệt tiếp theo.
Tổng cục thuế yêu cầu khẩn trương thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thuế
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc; Cục thuế các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất năm 2021.
Xây dựng dự thảo Nghị định về nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp
Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định về vấn đề quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu DN, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước tại DN.
Trình tự kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào?
Tại dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu quy định cụ thể trình tự thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Đề xuất rút ngắn năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội ít nhất để được hưởng lương hưu từ 20 xuống 15, tiến tới 10 năm.
Hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đóng vai trò trung tâm trong ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất nông nghiệp để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trọng những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm. Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Tân Cảng - Hải Phòng được tiếp nhận tàu container 132.900 DWT từ ngày 1/5
Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn về việc thống nhất chủ trương chính thức tiếp nhận tàu container trọng tải đến 132.900 DWT giảm tải vào, rời cảng container quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng (TC-HICT).
Lai Châu triển khai chính sách hỗ trợ các tổ nhóm, doanh nghiệp phát triển nông, lâm nghiệp
Trong năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đã chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên tai, dịch bệnh như: mưa đá diện rộng, kéo dài nhiều đợt ngay từ đầu năm; giông lốc, mưa lũ, sạt lở đất; bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại và đại dịch COVID-19. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh của các cấp, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân nên tỉnh đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.