Thứ ba 26/11/2024 01:02
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Quyết sách chưa có tiền lệ trong giai đoạn cao điểm chống dịch

12/10/2020 00:00
Bước vào giai đoạn cao điểm của cuộc chiến chống dịch Covid-19, Chính phủ cùng các địa phương đã ban hành hàng loạt quyết sách, chỉ đạo quyết liệt.

Tối muộn 24/3, thêm 11 ca nhiễm Covid-19 ở một số tỉnh, thành được công bố, nâng tổng số người mắc của cả nước lên 134.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi có những thay đổi về nguồn bệnh - 3 cán bộ y tế mắc Covid-19, trong đó có 1 ca lây nhiễm chéo khi trực tiếp điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh

Vài giờ trước đó, UBND TP.HCM ban hành chỉ đạo khẩn chưa từng có tiền lệ ở thành phố: Tạm ngừng các hoạt động giải trí trên địa bàn trong thời gian dịch. Các khu vui chơi giải trí, quán bia, nhà hàng (công suất phục vụ 30 người trở lên), câu lạc bộ bi-a, thể hình, cơ sở làm đẹp phải ngừng hoạt động từ 18h ngày 24/3 đến hết 31/3.

Gần như ngay lập tức, nhiều nhà hàng, quán bia, quán ăn... đã nghiêm túc thực thi yêu cầu của lãnh đạo TP trong sự ngỡ ngàng của khách.

Đây là một trong những biện pháp cứng rắn của UBND TP.HCM sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 23/3. Thủ tướng yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết để hạn chế việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặt hàng thiết yếu. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động tập trung đông người.

Nhiều quán ăn, tiệm cà phê, spa... nghiêm túc thực thi yêu cầu của lãnh đạo TP để phòng dịch Covid-19. Khách hàng cũng bày tỏ sự ủng hộ dù khá bất ngờ.

Động thái tương tự (ở mức độ thấp hơn) trước đó đã được thực hiện ở nhiều địa phương như Hà Nội, Bình Thuận... Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định đóng cửa tất cả các di tích và cơ sở karaoke, quán bar đến hết tháng 3.

Lãnh đạo 2 thành phố lớn, cũng là 2 địa phương có nhiều ca nhiễm virus SARS- CoV-2 nhất cả nước, đều khuyến cáo người dân nên ở nhà, hạn chế ra đường và đi các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Nếu đi ra ngoài, phải đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập.

Xử lý nghiêm nếu không chấp hành cách ly

Trong các ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận ở Việt Nam, cá biệt có trường hợp không khai báo y tế, hoặc thuộc diện cách ly nhưng không thực hiện nghiêm túc.

Điển hình, ca thứ 100 ở Việt Nam được Bộ Y tế công bố tối 22/3 khiến nhiều người bức xúc khi nhìn lịch trình đi lại của người này. Người đàn ông thuộc diện cách ly y tế tại nhà song vẫn đi lễ 5 lần/ngày trong suốt 14 ngày (4-17/3) tại thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar ở quận 8, TP.HCM. Như vậy, trong thời gian cách ly tại nhà, ông này dự lễ hơn 60 lần trước khi phát hiện dương tính với Covid-19.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp trốn cách ly tập trung để về nhà.

Quyet sach chua co tien le trong giai doan cao diem chong dich hinh anh 1 NQH00292.jpeg
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm khắc các trường hợp không khai báo, khai báo không đúng, không chấp hành cách ly theo đúng quy định, cần thiết phải điều tra truy tố theo pháp luật. Ảnh: Quang Hiếu/VGP.

Trước thực tế này, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm khắc các trường hợp không khai báo, khai báo không đúng, không chấp hành cách ly theo đúng quy định, cần thiết phải điều tra truy tố theo pháp luật.

Sau chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an - cũng quán triệt công an toàn quốc xử lý nghiêm những ai chống đối, không thực thi các quy định phòng, chống dịch bệnh cũng như đăng tin xuyên tạc gây hoang mang dư luận.

Rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ 8/3

Với hàng loạt ca mắc Covid-19 xuất phát từ những người ở nước ngoài trở về Việt Nam, Chính phủ đã lần lượt ban hành các quyết định dừng nhập cảnh với công dân các nước châu Âu, châu Á. Đến 21/3, quyết định này được áp dụng với công dân tất cả các nước.

Quyet sach chua co tien le trong giai doan cao diem chong dich hinh anh 2 1_zing.jpg
Tất cả người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3 phải được rà soát và yêu cầu cách ly tại nhà trước 12h ngày 25/3. Ảnh: Phạm Ngôn.

Trước Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát tất cả trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3. Việc rà soát phải hoàn thành trước 12h ngày 25/3.

Các trường hợp này phải thực hiện yêu cầu cách ly tại nhà, nơi lưu trú, thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện các ca mắc bệnh, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Với những người Việt ở nước ngoài, Thủ tướng vận động không dồn về nước như thời gian qua.

Theo quan điểm của Chính phủ, dù còn nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất trong trường hợp bà con ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước. Song, Chính phủ khuyến nghị nếu không thực sự cần thiết, không nên ồ ạt về nước vào thời điểm này.

Hạn chế hạ cánh tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Tính từ giai đoạn 2, Việt Nam đã đón hàng trăm nghìn lượt từ nước ngoài trở về qua sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết từ đầu tháng 3 đã có trên 350.000 người nhập cảnh, trong đó gần 100.000 từ Mỹ và châu Âu.

Mặt khác, tới đây sẽ còn một lượng đáng kể người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và phục vụ các yêu cầu từ phía Việt Nam (như các chuyên gia, cán bộ quản lý dự án, DN).

Ngoài ra, thực tế cho thấy hàng chục ca mắc Covid-19 cũng xuất phát từ chính những chuyến bay chở người từ nước ngoài về Việt Nam, điển hình là các chuyến bay của Vietnam Airlines mang số hiệu VN54 và cả chuyến bay của Bamboo Airways, VietJet Air.

Quyet sach chua co tien le trong giai doan cao diem chong dich hinh anh 4 NB23_zing.jpg
Thủ tướng yêu cầu giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, hạn chế hạ cánh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Ảnh: Việt Linh.

Bởi vậy, ngày 19/3, Vietnam Airlines cho biết sẽ tạm dừng khai thác tất cả đường bay quốc tế dự kiến đến hết ngày 30/4.

Do các khu cách ly ở TP.HCM hết khả năng tiếp nhận, Bộ GTVT cũng gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các hãng hàng không ngừng chở công dân Việt Nam về sân bay Tân Sơn Nhất từ 25/3 đến hết 31/3.

Ở cấp Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo và có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu hạn chế và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài. Đặc biệt, không làm quá tải tại các khu cách ly tập trung, hạn chế hạ cánh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Không nhận đồ tiếp tế ở khu cách ly tập trung

Trong khi quân đội và nhiều lực lượng đang căng mình lo “nơi ăn, chốn ở” cho hàng chục nghìn người tại các khu cách ly tập trung, khó khăn tiếp tục nảy sinh khi thân nhân của những người thuộc diện cách ly chuyển đến quá nhiều đồ “tiếp tế”, gây ra tình trạng quá tải.

Theo ghi nhận của Zing.vn những ngày qua, tại khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (quận Thủ Đức, TP.HCM), nhiều người cùng ôtô, xe máy xếp hàng dài cùng đống đồ đạc gửi cho người nhà ở trong khu cách ly. Thậm chí, có người gửi cả tủ lạnh vào, hoặc “ngụy trang” bia trong các thùng đóng kín để gửi vào.

Sau phản ánh của báo chí, lãnh đạo các địa phương đồng loạt lên tiếng và đưa ra khuyến cáo.

Quyet sach chua co tien le trong giai doan cao diem chong dich hinh anh 6 do_zing.jpg
Người dân xếp hàng dài cùng đống đồ tiếp tế khổng lồ chờ gửi vào cho thân nhân trong khu cách ly tập trung. Thủ tướng đã yêu cầu "không nhận nhu yếu phẩm tại các khu các ly tập trung". Ảnh: Quỳnh Danh.

Nói về vụ việc người dân tụ tập tiếp tế đồ ăn tại khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, Bí thư TP Nguyễn Thiện Nhân khẳng định nhu yếu phẩm bên trong khu cách ly đã được Nhà nước lo và đảm bảo điều kiện thiết yếu.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng nhấn mạnh người cách ly đang được đảm bảo các điều kiện tốt. Vì vậy, ông đề nghị người thân của họ không nên gửi đồ ăn vì rất có thể trong quá trình gửi đồ sẽ gây ra nguy hiểm do đồ ăn chưa được khử khuẩn.

"Các đơn vị quản lý không nhận đồ ăn, đồ dùng mà người nhà gửi cho người đang thực hiện cách ly", Chủ tịch Hà Nội yêu cầu.

Quan điểm này được Thủ tướng quán triệt tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với tinh thần “không nhận hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các cơ sở cách ly tập trung”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đồng ý huy động các khách sạn, resort, cơ sở lưu trú làm cơ sở cách ly tập trung có thu phí và ưu tiên cách ly người nước ngoài tại các cơ sở này.

Việc đảm nhận, điều phối cách ly tập trung tiếp tục được người đứng đầu Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng. Các bộ liên quan hỗ trợ tối đa với mục tiêu bảo đảm an toàn, không lây chéo và bảo đảm cuộc sống cho người được cách ly.

Khẩn trương mua trang thiết bị, bảo đảm xét nghiệm nhanh

Ngoài chống dịch, việc phát hiện các ca nhiễm sớm để kịp khoanh vùng đối tượng cách ly, và việc điều trị tốt cho những ca dương tính, cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt quan tâm.

Ông giao Bộ Y tế khẩn trương chỉ đạo mua trang thiết bị phương tiện, vật tư, kit thử, sinh phẩm chẩn đoán (ưu tiên hàng sản xuất trong nước)… bảo đảm năng lực xét nghiệm.

Mặt khác, tập trung xét nghiệm nhanh, chính xác các trường hợp tại các khu cách ly tập trung, trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh, nghi mắc bệnh trong cộng đồng để cách ly kịp thời.

Thủ tướng đồng ý đề xuất giao Bộ Quốc phòng mua 10 xe xét nghiệm lưu động phục vụ xét nghiệm tại cộng đồng.

Quyet sach chua co tien le trong giai doan cao diem chong dich hinh anh 8 IMG_4499.jpg
 

Đặc biệt, ông giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số quy định cho phép Chính phủ, Thủ tướng áp dụng các biện pháp cần thiết như trong tình trạng khẩn cấp.

Nhận định trong 10-15 ngày tới sẽ quyết định thất bại hay thành công trong chống dịch Covid-19, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, hệ thống chính trị quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch.

“Phải thành công chứ không thất bại, không để lây lan lũy thừa, nhiều người mắc, người chết tại Việt Nam”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Hoài Thu

Tin bài khác
Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Ngành công thương nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Bình Dương tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Tại Công điện 119/CĐ-TTg Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm tính minh bạch và an toàn trên các nền tảng thương mại điện tử.
Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều ảnh hưởng tới sản xuất ngành bia

Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều ảnh hưởng tới sản xuất ngành bia

Đây là kết quả nghiên cứu trong Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia công bố chiều 25/11 tại Hà Nội.
Việt Nam thúc đẩy chiến lược thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

Việt Nam thúc đẩy chiến lược thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

Việt Nam đang tăng cường xuất khẩu thị trường Halal bằng cách tận dụng thế mạnh nông nghiệp và nâng cấp hệ thống chứng nhận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường Trung Đông.
Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Trong bối cảnh ngành hồ tiêu Việt Nam chuyển mình theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững, thị trường Halal toàn cầu được đánh giá là một cơ hội lớn.
Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế luận nhiều vi phạm trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2011-2021.
Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Chính phủ đang cân nhắc bổ sung quy định về sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông gặp khó khăn tài chính để tiếp tục triển khai hợp đồng.
Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa" diễn ra vừa qua, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết cho biết, tỉnh luôn đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.