Theo Kế hoạch trên, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các cơ quan: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tư pháp; Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan truyền thông; UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị có liên quan tổ chức quán triệt, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 87/2020/NĐ-CP, Thông tư hướng dẫn thi hành và quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của các ngành khác có liên quan; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
UBND cấp huyện, cấp xã chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Quản lý Sổ hộ khẩu giấy sẽ dần được thay thế bằng điện tử.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở TT&TT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan thực hiện việc số hoá dữ liệu hộ tịch lịch sử theo Quyết định 1811/QĐ-UBND ngày 09/6/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện số hoá dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc. Công tác này phải hoàn thành trước ngày 01/01/2025.
Sau khi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc được xây dựng, hoàn thiện, vận hành, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Sở Y tế, Sở TT&TT, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế khai thác sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở TT&TT, UBND các huyện, thành thố, thị xã và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến theo mức độ 3, 4 phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương, theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông qua kế hoạch trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan cần xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện theo quy định của Nghị định 87/2020/NĐ-CP. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan. Tăng cường tính chủ động của từng đơn vị, kịp thời phối hợp, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Sở Tư pháp Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021.
Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có của địa phương.
Được biết, mục đích ban hành Kế hoạch nhằm: Bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ và hiệu quả các nội dung của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP để hoàn thiện quản lý, kết nối, khai thác và chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; hoàn thành việc số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử từ sổ giấy, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đúng thời hạn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch trên môi trường điện tử theo đúng quy định của Nghị định số 87 và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Văn Cương