|
Đoàn khảo sát đến "ốc đảo" Hồng Lam camping (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) |
Theo đó, chiều 27/12, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã tổ chức Đoàn khảo sát, đánh giá về tuyến du lịch sinh thái ven sông Lam ở TP. Vinh và vùng phụ cận thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tham gia cùng đoàn khảo sát có các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp hoạt động du lịch, các công ty lữ hành…
|
Trên du thuyền giữa dòng Lam, đoàn khảo sát được thưởng thức những làn điệu Dân ca Ví, Giặm sâu lắng |
Xuất phát từ Bến du thuyền Hải Châu (phường Trung Đô, TP. Vinh), đoàn đã ngược dòng Lam để khảo sát, tiếp đến đoàn đã cập bến ở Đền Chợ Củi và “ốc đảo” Hồng Lam camping thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Kết thúc hành trình khảo sát, đoàn đã tiến hành toạ đàm để đánh giá về tiềm năng du lịch sinh thái nơi vùng đất sơn thuỷ hữu tình Hồng Lam.
|
Đoàn khảo sát trải nghiệm thực tế tại "ốc đảo" Hồng Lam camping |
Dòng Lam (đoạn từ TP. Vinh đến huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương...) được đánh giá là khu vực sông nước có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với các loại hình du lịch văn hóa, du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Ngồi trên du thuyền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đôi bờ dòng Lam, được thửng thức làn điệu Dân ca Ví, Giặm - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
|
Kết thúc hành trình khảo sát thực tế, Sở KH&CN Nghệ An đã tổ chức Toạ đàm để đánh giá về tiềm năng du lịch sinh thái ven sông Lam |
|
TS-KTS. Nguyễn Ngọc Tùng - Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế trình bày tham luận "Đánh giá tiềm năng du lịch ven sông Lam, kinh nghiệm từ TP. Huế" |
Du lịch sông nước là một loại hình du lịch mà nhiều nước trên thế giới đã khai thác từ lâu. Song, ở Việt Nam chỉ mới có một số tỉnh, thành phố như Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ… phát triển loại hình du lịch này. Từ thực tế cho thấy, hoạt động du lịch sinh thái ven sông Lam đã từng được một số khách sạn, nhà hàng triển khai thực hiện với các dịch vụ như: Thưởng thức ẩm thực đặc trưng vùng sông nước; nghe hát Dân ca Ví - Giặm; tham quan một số điểm di tích lịch sử - văn hóa dọc tuyến ven sông. Tuy nhiên, chưa có sự đầu tư đồng bộ, thiếu chiến lược về kinh tế ven sông để bứt phá.
|
Ths. Hoàng Đức Chung - Đại diện Sở Du lịch Nghệ An trình bày tham luận về thực trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch ven sông Lam tại buổi toạ đàm |
|
TS. Hoàng Ngọc Hiển - Trường Đại học Văn Lang trình bày tham luận "Khai thác hiệu quả du lịch ven sông, kinh nghiệm thực tiễn từ TP. Hồ Chí Minh" |
Nếu được nghiên cứu và đầu tư bàn bản, có thể hình thành nên tour du lịch trên sông Lam với các tuyến như: TP. Vinh - Đền cổ Thanh Liệt gắn với Lễ rước hến nổi tiếng ở xã Hưng Lam (huyện Hưng Nguyên); TP. Vinh - Rừng bần Hưng Hoà - Cửa Lò - Cửa Hội - Đảo Ngư - Đảo Lan Châu; TP. Vinh - Bến Sa Nam (huyện Nam Đàn); TP. Vinh - Hà Tĩnh... Qua đó, góp phần quảng bá văn hóa quê hương xứ Nghệ.
|
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần nêu một số gợi ý khai thác tầng lớp di sản khu vực Bến Thuỷ vào phát triển du lịch ven sông Lam |
|
Phát biểu kết thúc buổi toạ đàm, ông Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở KH&CN Nghệ An ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến của các đại biểu trong việc tìm kiếm giải pháp "đánh thức" tiềm năng du lịch ven sông Lam |
Vì vậy, tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ven sông Lam; thực trạng về cơ sở hạ tầng; sản phẩm du lịch; cảnh quan; khả năng kết nối các tour, tuyến. Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp đã được đề xuất nhằm xây dựng loại hình du lịch sinh thái ven sông Lam để góp phần phát triển TP. Vinh thành đô thị du lịch ven sông.