Nghệ An: Bàn giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
- 25
- Vấn đề
- 19:02 17/11/2021
DNHN - Sáng nay (17/11), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã họp phiên thường kỳ tháng 10/2021 để nghe và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng, trong đó chú trọng bàn các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030...
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã nghe và cho ý kiến vào Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 4/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011 – 2020. Đồng thời, thảo luận Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.

Sáng nay (17/11), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã họp phiên thường kỳ tháng 10/2021 để nghe và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng.
Tại phiên họp, ông Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhìn nhận: Trong 10 năm qua, công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đó là: Sự phát triển tăng nhanh về mặt tốc độ gắn liền với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập; tác động sâu sắc đến hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng công nghiệp, công nghệ thông tin... Song, cần nhìn nhận lại một số nội dung như: Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch còn chậm; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn; số lượng dự án quy mô lớn sử dụng công nghệ cao còn ít, chưa đạt được kỳ vọng đặt ra; cần xem xét sự tương quan, cộng hưởng giữa việc thu hút phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, dịch vụ.

Ông Đỗ Văn Chiến - Phó Vụ trưởng Vụ địa phương 1, Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị trong thu hút đầu tư cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Góp ý vào dự thảo báo cáo, các đại biểu đồng tình với kết quả đã đạt được, nổi bật như tăng tỷ trọng giải quyết lao động tại chỗ, tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, cần khái quát lại bản chất của Nghị quyết, đưa vào các định hướng lớn, sau khi Ban Thường Vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết, UBND tỉnh sẽ ban hành Kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung. Về bố cục Nghị quyết, nên đưa nội dung nhiệm vụ vào phần giải pháp để rút gọn về mặt hình thức. Về các giải pháp tập trung chỉ đạo, đề xuất phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Cần xem xét sự tương quan, cộng hưởng giữa kêu gọi thu hút tiểu thủ công nghiệp với thương mại dịch vụ, phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị...
Ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An đề nghị chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng.
Qua đó, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Thái Thanh Quý đề nghị: Cơ quan soạn thảo cần xem xét lại cách thức, bố cục báo cáo. Về định hướng phát triển, cần bổ sung ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường dựa trên công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Quan tâm định hướng phát triển số hóa, công nghiệp công nghệ gắn với công nghệ thông tin trong thời điểm tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, quan tâm đến các chính sách về phát triển công nghiệp của tỉnh, các chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng. Ưu tiên tọa độ phát triển, trục tăng trưởng Vinh – Nghi Lộc – Cửa Lò – Nam Đàn gắn với Nam Nghệ Bắc Hà, tọa độ Hoàng Mai – Nghĩa Đàn – Quỳnh Lưu gắn với Nam Thanh Bắc Nghệ và miền Tây Nghệ An. Tăng cường phát triển công nghiệp đi liền với phát triển an sinh xã hội. Quan tâm thu hút doanh nghiệp có sức lan tỏa, các nhà đầu tư xử lý rác thải, nước thải, đặc biệt là rác thải công nghiệp. Thực hiện các nội dung dựa trên quan điểm xuyên suốt của tỉnh là không thu hút các nhà đầu tư bằng mọi giá để phải trả giá về môi trường”.

Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh: Không thu hút các nhà đầu tư bằng mọi giá để phải trả giá về môi trường.
Về nội dung Đề án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, tạo nền tảng đột phá phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý đề nghị cơ quan soạn thảo xây dựng lại đề án. Lưu ý, trong đề án cần quan tâm đến nội dung huy động, bố trí nguồn vốn ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông theo quy hoạch, trong đó có các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, thiết yếu của tỉnh như: Đại lộ Vinh – Cửa Lò; đường N5; đường ven biển; Cảng nước sâu Cửa Lò; xây dựng đường băng số 2 Sân bay Vinh; phát triển hạ tầng thành phố Vinh thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với xây dựng đô thị này thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của tỉnh và khu vực...
Văn Cương – Hương Giang
Bài liên quan
#tiểu thủ công nghiệp

Thành phố Lào Cai: Phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng sản xuất sạch với quy mô lớn
Với mức tăng trưởng khá, ổn định, sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của thành phố Lào Cai.

Nghệ An thông qua dự thảo Nghị quyết về một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tại phiên họp chuyên đề tháng 11/2021 của UBND tỉnh Nghệ An, các đại biểu đã thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh này…
Đọc thêm Vấn đề
TP. Hà Nội nêu giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Theo số liệu từ UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho TP. Hà Nội là 51.582,9 tỷ đồng. Ước 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố giải ngân được 10.215 tỷ đồng, đạt khoảng 20% kế hoạch.
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi và phát triển kinh tế
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Dừng thực hiện dự án BOT nghìn tỷ ở TP Hồ Chí Minh
Sở KHĐT TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đồng thời, sở đề xuất ban giao thông để đơn vị thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án.
NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước đặt ra mục tiêu tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65-70%.
Tín hiệu tích cực từ chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.
Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
Theo cam kết trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định ATIGA), Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.
Cảnh báo nguy cơ tái diễn ùn ứ nông sản
Bộ Công Thương cho biết đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để triển khai công tác quy hoạch cửa khẩu, xây dựng văn bản pháp luật, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới. Thường xuyên trao đổi thúc đẩy phía Trung Quốc phối hợp nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
Chủ tịch Cần Thơ: Vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khi hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng vẫn còn hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn của một bộ phận cán bộ, công chức trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, gây khó chịu cho doanh nghiệp.
Lào Cai: Kiểm soát xe quá khổ, quá tải gặp nhiều khó khăn
Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai, ông Hoàng Văn Khang cho biết, từ sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, mật độ xây dựng trên địa bàn tỉnh tăng khiến nhu cầu vận chuyển chất thải, vật liệu xây dựng, xe chở đất tăng cao. Ngoài ra, để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, vật tư công nghiệp, quặng… tăng khiến các xe quá khổ hoạt động tích cực hơn
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 27,86% kế hoạch trong nửa đầu năm 2022
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết 6 tháng, vẫn còn 39/51 bộ, cơ quan trung ương và 6/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.