Thứ năm 03/04/2025 23:06
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế

18/10/2024 20:24
Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức gần đây đã phát đi cảnh báo lợi nhuận, phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế
Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế. (Ảnh: Getty Images).

Ngành công nghiệp ô tô của Đức từ lâu đã được công nhận vì sản xuất ra các loại xe động cơ đốt trong (ICE) đáng tin cậy và tiên tiến, tuy nhiên hiện lại đang gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế trong kỷ nguyên điện hóa.

Các nhà sản xuất lớn trong nước như Volkswagen, Mercedes-Benz Group và BMW gần đây đã phát đi cảnh báo lợi nhuận, phản ánh sự yếu kém của nền kinh tế và nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Những trở ngại này, mặc dù không phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhưng lại diễn ra giữa bối cảnh có những khả năng về cắt giảm việc làm và đóng cửa nhà máy tại Đức của Volkswagen, cùng với sự kết thúc đột ngột của chương trình trợ cấp xe điện của Đức vào cuối năm ngoái, và sự thất bại gần đây của Berlin trong việc ngăn chặn các quốc gia thành viên EU khác bỏ phiếu ủng hộ thuế quan đối với xe điện Trung Quốc. Điều này dường như ám chỉ đến ảnh hưởng suy giảm của Đức đối với chính sách khu vực- một khái niệm khó có thể tưởng tượng cách đây vài năm.

Cơn bão này đã dấy lên lo ngại rằng, thương hiệu "sản xuất tại Đức" có thể đã mất đi sức hấp dẫn trong bối cảnh thị trường dần xa rời xe động cơ đốt trong.

Ông Rico Luman, nhà kinh tế cấp cao về vận tải và logistics tại ngân hàng Hà Lan ING cho biết: “Tôi tin rằng nhãn hiệu chất lượng Đức vẫn giữ được giá trị, nhưng điều đó là không đủ khi thế giới ô tô đang thay đổi nhanh chóng. Đó luôn là sự kết hợp giữa sản phẩm, chất lượng và giá cả. Và chất lượng cũng liên quan đến quá khứ, trong khi chúng ta đang trong giai đoạn chuyển mình hoàn toàn của các dòng xe hiện có. Do đó, khách hàng đang tìm kiếm những khái niệm mới”.

“Câu hỏi là liệu các nhà sản xuất ô tô Đức có thể điều chỉnh danh mục sản phẩm, thay đổi tổ chức và nâng cao năng suất đủ nhanh để duy trì vị thế và sự liên quan mà họ đã có trong nhiều thập kỷ qua hay không”.

Ông Luman cho biết, việc chuyển đổi của ngành công nghiệp sang điện hóa có nghĩa là các nhà sản xuất ô tô Đức cần phải mở rộng nguồn cung công nghệ cho xe điện (EV), đặc biệt là cho pin – lưu ý rằng điều này vẫn chưa được phát triển ở Berlin.

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Olaf Scholz, Chính phủ Đức cho biết, đang xem xét các cách để hỗ trợ Volkswagen trong giai đoạn cắt giảm chi phí mà không phải đóng cửa các nhà máy trong nước. Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck mô tả Volkswagen là “có tầm quan trọng trung tâm” đối với đất nước.

Lòng trung thành với thương hiệu

Tuy nhiên, không phải ai cũng lo ngại về triển vọng của ngành công nghiệp ô tô Đức.

Bà Sigrid de Vries, Tổng Giám đốc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA), một nhóm vận động ngành ô tô, cho biết, bà thấy “rất khó tin” rằng ngành ô tô Đức đang gặp khó khăn trong việc thích ứng với điện hóa.

“Tất nhiên, như tôi đã nói, tôi quan tâm nhiều hơn đến ‘sản xuất tại châu Âu’ hơn là ‘sản xuất tại Pháp’ hay ‘sản xuất tại Đức’, nhưng tôi nghĩ có một truyền thống rất lớn trong ngành sản xuất ô tô, và điều đó là một năng lực tự thân”, bà de Vries nói với CNBC tại Triển lãm Ô tô Paris.

Ngành ô tô của Đức đối mặt với thách thức duy trì vị thế
Gian triển lãm của BMW tại Triển lãm Ô tô Paris 2024. (Ảnh: AFP).

“Đó là một sản phẩm phức tạp và tiên tiến, cần phải được lắp ráp theo dây chuyền sản xuất với số lượng lớn, vì vậy có rất nhiều thứ cần phải làm cho chính xác. Và tôi nghĩ chúng ta không nên đánh giá thấp năng lực này, cũng như khả năng đổi mới và làm chủ các công nghệ mới”.

Bà de Vries cho biết, mặc dù một số người có thể cho rằng các nhà sản xuất ô tô Đức cần phải làm nhiều hơn để bắt kịp, “tôi nghĩ rằng... họ đang bắt kịp rất nhanh”.

“Họ có công nghệ và sản phẩm rất tốt, đủ thú vị để cung cấp, và thực sự không nên đánh giá thấp tên tuổi và danh tiếng của lòng trung thành với thương hiệu”, bà nói thêm.

Một số người hy vọng rằng Triển lãm Ô tô Paris diễn ra vào tuần này có thể là một bước ngoặt cho ngành công nghiệp ô tô châu Âu. Nhiều nhà sản xuất ô tô đã nhân cơ hội này để ra mắt các mẫu xe điện giá rẻ nhằm khởi động lại nhu cầu, và giành lại một phần thị trường hiện đang thuộc về các thương hiệu Trung Quốc.

Tạm dừng điện hóa không phải là giải pháp

Bà Julia Poliscanova, Giám đốc cấp cao về xe cộ và chuỗi cung ứng điện di động tại tổ chức vận động Transport & Environment, cho biết, có hai vấn đề riêng biệt cần xem xét khi đánh giá sức khỏe của ngành công nghiệp ô tô Đức.

“Một là điều gì tốt hơn cho sản xuất tại Đức và hai là điều gì tốt hơn cho các nhà sản xuất Đức có quy mô toàn cầu và kiếm tiền ở mọi nơi, và chúng không phải lúc nào cũng là một điều giống nhau”, bà Poliscanova nói với CNBC tại Triển lãm Ô tô Paris.

“Tôi nghĩ rằng, ngành công nghiệp Đức và một số nhà sản xuất ô tô như Volkswagen thực sự đang gặp vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu. Điều mà tôi không tin là tất cả những điều này đều do các quy định của châu Âu và điện hóa. Vấn đề lớn hơn rất nhiều so với điều đó”.

Bài liên quan
Hai yếu tố thúc đẩy lạm phát có thể khiến người Đức thiệt hại hơn 500 euro mỗi năm
Hai yếu tố có thể khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái
Vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát: Hệ lụy cho thị trường bất động sản

Bà Poliscanova cho biết, một số thách thức mà các ông lớn ô tô châu Âu phải đối mặt bao gồm sự cạnh tranh gia tăng từ Trung Quốc, xu hướng “yêu nước” của người tiêu dùng Trung Quốc, chọn mua xe trong nước thay vì xe sản xuất tại châu Âu, cùng với tổng doanh số ô tô không trở lại mức so với trước Covid-19.

“Vì vậy, đúng là một nhà sản xuất ô tô lớn của Đức sẽ thực sự gặp khó khăn, nhưng việc tạm dừng điện hóa hoặc công nghệ mà mọi người muốn mua không phải là giải pháp”, bà nói thêm.

Tin bài khác
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Mức thuế đối ứng 46% lên hàng Việt Nam khiến cổ phiếu nhiều công ty của Mỹ lao dốc, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã vướng “bẫy thuế” mới.
Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.
Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Canada tuyên bố sẽ chấm dứt quan hệ truyền thống với Mỹ

Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố chấm dứt mối quan hệ truyền thống với Mỹ, đồng thời cam kết đàm phán lại toàn diện các thỏa thuận thương mại sau căng thẳng thuế quan.
Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed tiếp tục cảnh báo lạm phát Mỹ có thể bùng phát vì thuế quan

Fed cảnh báo chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy lạm phát Mỹ tăng thêm 1,2%, đe dọa kế hoạch cắt giảm lãi suất năm 2025.
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Moody

Moody's cảnh báo triển vọng tài khóa của Mỹ suy giảm

Moody’s cảnh báo tài khóa Mỹ tiếp tục suy giảm do chính sách thuế quan và cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, đe dọa triển vọng tín nhiệm và khả năng chi trả nợ công ngày càng chồng chất.
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Thuế quan thứ cấp – “Vũ khí” thương mại mới của Mỹ

Tổng thống Donald Trump áp dụng “thuế quan thứ cấp” 25% với quốc gia mua dầu từ Venezuela, mở rộng chiến lược thương mại cứng rắn. Trung Quốc được cho là mục tiêu chính của biện pháp này.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Trung Quốc thúc đẩy tiềm năng kinh doanh với các tập đoàn Mỹ

Chính phủ Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút đầu tư từ Apple, Pfizer, Mastercard và nhiều tập đoàn Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và rủi ro thuế quan gia tăng.