Thứ ba 08/10/2024 06:26
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ngành Công Thương cần tiếp tục phát huy vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước

17/09/2024 20:27
Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương chiều 17/9/2024 tại Hà Nội.
aa
Ngành Công Thương hướng hướng tới cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh Triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương Ngành công thương cải thiện những điểm "mờ" để bứt phá vào năm 2024

Theo chương trình công tác, chiều ngày 17/9/2024, tại trụ sở Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Dự buổi làm việc có Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên; các Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long, Phan Thị Thắng, Trương Thanh Hoài và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương, lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp. Tham dự buổi làm việc còn có lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành chức năng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, hết tháng 8/2024, ngành Công Thương đang đi đúng hướng để đạt các mục tiêu đề ra trong năm 2024 (IIP cả năm 2024 tăng trưởng từ 7 - 8%; xuất khẩu tăng trưởng 6%; tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 tăng trưởng 9%). Riêng các chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu và IIP có thể vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 vừa qua sẽ đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực cao hơn nữa để đạt kết quả cả năm 2024.

Năm 2024 là năm bứt tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước được dự báo tiếp tục có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.

Để góp phần đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Công Thương phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Theo đó, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế; khẩn trương hoàn tất trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng (điện, xăng dầu); tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA); phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường trong nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng kiến nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo một số vấn đề như: định hướng quá trình xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, sớm xem xét, phê duyệt sau khi Bộ Công Thương hoàn thiện, trình Chính phủ; xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về việc việc sử dụng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệu, hiệu quả các Kế hoạch thực hiện các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản; đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực có kết quả các Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước trong những tháng cuối năm 2024…

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành, địa phương và nỗ lực của ngành Công Thương, đã giúp cho Bộ Công Thương đạt được những kết quả đáng ghi nhận như trong báo cáo đã đưa ra, giữ được cân bằng và đóng góp một cách tích cực đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, đây có thể được xem là một kỳ tích ấn tượng của ngành.

Sau khi các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ghi nhận và biểu dương những kết quả đóng góp của Bộ Công Thương từ đầu nhiệm kỳ đến nay và 8 tháng năm 2024.

Nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đó là đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới, thời kỳ mới, vươn lên thực hiện khát vọng tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đặt ra 3 vấn đề đối với ngành Công Thương cần tập trung thực hiện.

Thứ nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn, kiến tạo trong phát triển.

Thứ hai, ngành Công Thương tiếp tục cùng Chính phủ, Đảng, Nhà nước thúc đẩy phục hồi quá trình phát triển đất nước. Dù khó khăn đến mấy, ngành Công Thương phải là ngành chủ lực.

Thứ ba, thúc đẩy công tác chuyển đổi số, kinh tế số.

Đối với các kiến nghị của Bộ Công Thương cũng như kiến nghị của đại diện doanh nghiệp, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ yêu cầu Văn phòng Chính phủ tập hợp và giải quyết trong thời gian sớm nhất, tạo đông lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chúc ngành Công Thương tiếp tục “vững tâm, bền chí” cùng Đảng, Nhà nước và Nhân dân tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tin bài khác
Bộ KH&ĐT: Hai đầu tàu kinh tế cần phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng

Bộ KH&ĐT: Hai đầu tàu kinh tế cần phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được coi là hai đầu tàu kinh tế quan trọng, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng cho cả nước.
Nghị quyết 143 đã tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão

Nghị quyết 143 đã tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão

Nghị quyết 143/NQ/CP ngày 17/9/2024 được xem như "phao cứu sinh" kịp thời tác động lập tức tới thiệt hại của doanh nghiệp, người dân sau bão.
Nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Nghiên cứu các gói chính sách đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Triển khai hiệu quả Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Chương trình Phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.
Nông nghiệp Bình Dương đã chuyển dịch đúng hướng

Nông nghiệp Bình Dương đã chuyển dịch đúng hướng

Nông nghiệp Bình Dương đang phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, không chỉ tăng cường giá trị kinh tế mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài.
Bài X: Triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần tránh đội vốn

Bài X: Triển khai đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần tránh đội vốn

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ Chính phủ và người dân, hứa hẹn nâng cao hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế.