Năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt - nhuộm -may

23:37 26/12/2021

Ngày 26/12/2021, trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tổng kết về đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt, nhuộm, may.

Tham dự chương trình, về phía trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, gồm có: PGS.TS Đàm Sao Mai, Phó Hiệu Trưởng, Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng Bộ Môn Công nghệ Hóa học và Vật liệu; khách mời: Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Ban Chính sách Hiệp hội Dệt may Việt Nam... 

PGS.TS Đàm Sao Mai, Phó Hiệu Trưởng phát biển về Năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt, nhuộm may
PGS.TS Đàm Sao Mai, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TP. HCM phát biểu

Trung tâm hỗ trợ phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương ủy quyền cho trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) thực hiện Đề án “Đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt - nhuộm - may khu vực phía Nam” thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017.

Đây là đề án được Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương tin tưởng giao nhiệm vụ cho trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp dệt may cải thiện những khó khăn về kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy trì, cải tiến tăng năng suất/chất lượng, giảm giá thành, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với các chiến lược phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các doanh nhiệp vừa và nhỏ của Chính phủ Việt Nam.

PGS.TS Đàm Sao Mai – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp TP. HCM bày tỏ, thông qua hiệu quả thực hiện chương trình “Đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt – nhuộm – may khu vực phía Nam”, trường ĐH Công nghiệp TP. HCM kỳ vọng đây sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc luôn luôn cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp thúc đẩy ngành dệt may nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 

Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học và Vật Liệu trao bằng khen chứng nhận
Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học và Vật liệu trao bằng chứng nhận. 

Trong buổi lễ tổng kết, đại diện Công ty Bình Phú, thuộc Tổng Công ty 208 cho biết: Chương trình giúp ích rất nhiều trong việc cải tiến quy trình của công ty, từ khâu sản xuất, kiểm hàng, khi hàng thành phẩm, thiết kế lại kệ hàng. Riêng khâu kiểm hàng trước đây công ty làm việc theo thói quen, dựa vào kinh nghiệm chưa thật sự có quy trình cho khâu này. Bên cạnh đó, chương trình đã giúp ích rất nhiều cho các công đoạn, hoạt động sản xuất nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng như: từ ghế ngồi, máy may... 

Các đại diện, chuyên gia, giảng viên, doanh nghiệp tham gia chương trình tổng kết về đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt, nhuộm, may
Các đại diện, chuyên gia, giảng viên, doanh nghiệp tham gia chương trình tổng kết về đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt, nhuộm, may. 

Mặt khác, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đến tham gia chương trình tổng kết về đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành dệt, nhuộm, may khu vực phía Nam 2021; đã cho thấy kết quả của chương trình mang lại và ý nghĩa của việc áp dụng vào thực tiễn để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành dệt, nhuộm, may...

Theo khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, 99,3% doanh nghiệp đánh giá việc áp dụng các công cụ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đã mang lại hiệu quả rõ nét, trong đó yếu tố được cải thiện nhiều nhất là năng lực tự thực hiện cải tiến của doanh nghiệp (98%), 64,7% doanh nghiệp có cải thiện về năng suất, 56,9% doanh nghiệp có cải thiện về chất lượng sản phẩm, 54,2% doanh nghiệp có giảm thiểu lãng phí nguyên - nhiên vật liệu, 47,1% doanh nghiệp có cải thiện về thời gian giao hàng.

Hoàng Gia – Mây Tím