Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP
- 426
- Chính sách với doanh nghiệp
- 00:13 18/06/2022
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND về thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kế hoạch nêu rõ, cùng với thông tin tuyên truyền, xây dựng pháp luật, thể chế, thành phố sẽ chú trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP. Theo đó, thành phố sẽ xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp. Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo, tiếp cận thông tin, công nghệ, thị trường…

Song song với đó, thành phố sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất. Tăng cường hỗ trợ khoa học công nghệ, sáng tạo, hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhằm tạo ra công nghệ sản xuất mới, thúc đẩy việc tạo ra những sản phẩm mới, hỗ trợ đưa sản phẩm mới ra thị trường trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển đổi số hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển các vùng chuyên canh tập trung, vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành Công nghiệp; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành công nghiệp mới có lợi thế, từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại các nước tham gia Hiệp định RCEP, thành phố sẽ chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho doanh nghiệp, nghiên cứu, khai thác thị trường thành viên; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp; thông qua các hiệp hội nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, thành phố sẽ định hướng cho các doanh nghiệp đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Về tổ chức thực hiện:
- Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên cơ sở những nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn chi nghiệp vụ hàng năm của Sở, ngành, đơn vị. Định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm gửi báo cáo cho Sở Công Thương để tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương.
- Sở Tài chính bố trí kinh phí, đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
- Sở Công Thương chủ trì theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Cùng với đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại các nước tham gia Hiệp định RCEP, thành phố sẽ chú trọng đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho doanh nghiệp, nghiên cứu, khai thác thị trường thành viên; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp; thông qua các hiệp hội nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngoài ra, thành phố sẽ định hướng cho các doanh nghiệp đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
PV
Bài liên quan
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Thành phố Đồng Hới: Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp
Để phục hồi sản xuất tại các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, TP. Đồng Hới đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), đồng thời, đề xuất thành lập mới, mở rộng các CCN đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch…
Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Lấy ý kiến về quy định nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ
Dự thảo nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa.
Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Ban IV đề xuất Chính phủ duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ, nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.
Cố gắng kiểm soát làn sóng mới dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội
Việc làn sóng mới của đại dịch COVID đang là nỗi lo của cơ quan chức năng với mục tiêu không để đại dịch COVID lan rộng ra ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội thơi gian tới các nghành các cấp địa phương sẽ phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Nếu cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.
Cần Thơ: Tìm hướng đi mới thúc đẩy phát triển đầu ra cho nông sản
Cần Thơ được người dẫn cả nước biết đến là một trong những tỉnh có trồng cây nông nghiệp lớn nhất cả nước, người dân dựa vào thu nhập nghề nông là chủ yếu. Nhờ những thế mạnh như trên nên chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả mới đây tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp bằng cách phối hợp các đơn vị tổ chức hoạt động kết nối cung - cầu, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ nông sản...
TP Hồ Chí Minh đôn đốc cá nhân, tập thể chậm chi trả hỗ trợ tiền nhà cho người lao động
Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đề nghị Bí thư Thành ủy Thủ Đức, Bí thư các Quận ủy, Huyện ủy quan tâm lãnh đạo hệ thống chính trị trên địa bàn phối hợp tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; đề ra các biện pháp quyết liệt để đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp - khu chế xuất
Ngày 11/8, tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, TP.HCM không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà sẽ định hướng chuyển đổi cho phù hợp
Nhiều địa phương chậm thực hiện chính sách gói hỗ trợ theo Quyết định 08/2022 của Chính phủ
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê, còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%. Nhiều nơi khác ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thủ tướng: Tổng rà soát khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.