Năm 2022, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng của châu Âu tăng mạnh

17:39 02/03/2023

Theo thông tin IEA cho biết, do các quốc gia trong châu Âu bị sụt giảm nguồn cung từ Nga nên việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đã tăng mạnh trong năm 2022 để bù đắp lại tình hình hiện nay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa cho biết, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đã tăng vọt trong năm 2022 do các quốc gia trong khu vực này tìm cách bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ Nga. Trong một báo cáo hàng quý về thị trường khí đốt IEA cho biết, nhu cầu tăng vọt từ các quốc gia châu Âu đã khiến giá LNG tăng mạnh, với doanh thu LNG toàn cầu tăng gấp đôi lên 450 tỷ USD mặc dù khối lượng chỉ tăng 5,5%. Tuy nhiên, IEA dự kiến khối lượng LNG sẽ tăng 4,3% trong năm 2023.

Trong báo cáo hằng quý về thị trường khí đốt được công bố, IEA cho biết trong năm 2022, châu Âu dẫn đầu mức tăng trưởng nhập khẩu LNG của thế giới, với mức tăng 66 tỷ m3, tương đương 63%, trong đó gần 70% do Mỹ cung cấp. Nhu cầu LNG tăng vọt từ các nước châu Âu đã đẩy giá mặt hàng này tăng cao, với doanh thu toàn cầu tăng gấp đôi lên 450 tỷ USD mặc dù khối lượng chỉ tăng 5,5%.

IEA cho biết: “Châu Âu dẫn đầu mức tăng trưởng nhập khẩu LNG trong năm 2022 với mức tăng mạnh 63%, bù đắp cho sự sụt giảm đáng kể nhập khẩu khí đốt từ Nga”. Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng 66 tỷ m3, trong đó 2/3 là do Mỹ cung cấp.

Theo nhận định, có thể thấy LNG đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động khi Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt cho châu Âu và là công cụ giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt trong năm 2022.

EA dự kiến năm 2023, nhu cầu khí đốt của châu Âu sẽ giảm 3% sau khi giảm 13% năm 2022. IEA cho rằng ngành điện châu Âu tiếp tục giảm tiêu thụ khí đốt do việc mở rộng năng lượng tái tạo và gia tăng sản xuất điện hạt nhân của Pháp sau khi công tác sửa chữa hoàn thành.

Việc sử dụng khí đốt trong công nghiệp dự kiến phục hồi 10%, trong khi việc tăng sử dụng khí đốt để sưởi ấm trong sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào thời tiết. Mùa Đông 2022-2023 ở châu Âu không quá khắc nghiệt đã giúp khu vực này tránh được tình trạng thiếu hụt khí đốt.

Theo cơ quan trên, châu Âu sẽ cần giảm 8% nhu cầu sử dụng nếu dừng hoàn toàn nguồn khí đốt của Nga vận chuyển qua đường ống. Mức tiêu thụ khí đốt toàn cầu giảm 1,6% năm 2022, xuống 4.042 tỷ m3 và sẽ chững lại trong năm 2023.

Ngọc Phi (TH)