Chủ nhật 13/07/2025 15:30
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Năm 2021 không thực hiện kiểm toán ngành y tế, công an

15/07/2021 17:08
Trong năm 2021, Kiểm toán Nhà nước sẽ không thực hiện kiểm toán đối với các ngành y tế, công an và bộ chỉ huy quân sự tại các tỉnh đang có dịch.

Đây là động thái nhằm tập trung cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Tại báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm, Kiểm toán Nhà nước cho biết, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu toàn ngành quán triệt quan điểm ưu tiên tối đa cho công tác phòng dịch Covid-19.

Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành các văn bản yêu cầu toàn ngành quán triệt quan điểm ưu tiên tối đa cho công tác phòng dịch Covid-19

Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành các văn bản yêu cầu toàn ngành quán triệt quan điểm ưu tiên tối đa cho công tác phòng dịch Covid-19. (Ảnh: minh họa)

Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh việc chú trọng tạo mọi điều kiện cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành y tế và các lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch thực hiện nhiệm vụ.

Do đó, ngoài việc lùi thời hạn kết thúc các cuộc kiểm toán thuộc kế hoạch kiểm toán năm nay đến 30/11/2021, trong năm 2021, Kiểm toán Nhà nước cũng không thực hiện kiểm toán đối với ngành y tế, công an, Bộ Chỉ huy quân sự tại các tỉnh đang có tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, phức tạp.

Kiểm toán Nhà nước lưu ý các hoạt động kiểm toán phải đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng và từng kiểm toán viên.

Ngoài ra, yêu cầu chủ động rà soát các cuộc kiểm toán đang triển khai hoặc dự kiến triển khai được đặt ra để có phương án điều chỉnh kế hoạch kiểm toán theo hướng cắt giảm thời gian và quy mô (đầu mối kiểm toán, đối chiếu), lùi hoặc hoán đổi thời gian triển khai các cuộc kiểm toán tại địa phương có dịch Covid-19 hoặc địa phương có chính sách cách ly đối với người đến từ vùng dịch,...

Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước cho hay, đến 30/6, toàn ngành đã xét duyệt 143 kế hoạch kiểm toán, triển khai 120/216 đoàn kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc kiểm toán 76 cuộc, phát hành 33 báo cáo kiểm toán.

Tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán đến 30/6, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 23.449 tỷ đồng (tăng thu ngân sách nhà nước 6.981 tỷ đồng, giảm chi 7.201 tỷ đồng; kiến nghị khác 9.267 tỷ đồng).

Trong đó, một số kết quả nổi bật về xử lý tài chính hoặc phát hiện kiểm toán quan trọng như: Kiểm toán việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng tại các đô thị giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Kông gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững; kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2020 của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP; Tổng công ty Viễn thông Mobifone;...

Qua kiểm toán đã kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 19 văn bản pháp luật không phù hợp với quy định chung của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách; chuyển 1 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để xem xét điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

Ngân Phương

Tin bài khác
Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Mua bán dữ liệu cá nhân có thể bị phạt tới 10 lần khoản thu, tối đa 3 tỷ đồng

Chiều 11/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9. Trong số này có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025: Thêm đối tượng, điều chỉnh mạnh thuế suất

Một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2025 là mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bổ sung mặt hàng nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml theo tiêu chuẩn quốc gia.
Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật mới về quản lý vốn Nhà nước: Trao quyền, dẫn nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước

Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/8/2025 trao nhiều quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng.
Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2%

Lương tối thiểu dự kiến tăng với mức 7,2%, tương ứng tăng từ 250.000 – 350.000 đồng, thực hiện từ ngày 1/1/2026, theo phương án được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị với Chính phủ.
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ giữ nguyên đến hết năm 2026?

Bộ Tài chính vừa chính thức đề xuất kéo dài chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026. Nếu được thông qua, đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp chính sách này được duy trì.
Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Làm rõ chính sách thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 69/2025/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 181/2025/NĐ-CP.
Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Nghị định 199/2025/NĐ-CP: Tháo gỡ rào cản thuế, mở đường cho ô tô thân thiện môi trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 26/2023 về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, trong đó nổi bật là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô thân thiện với môi trường thông qua việc điều chỉnh điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Sắp có khung pháp lý đầu tư và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Luật số 68/2025/QH15) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2025 và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Đổi mới tư duy quản lý vốn nhà nước

Đổi mới tư duy quản lý vốn nhà nước

Luật số 68/2025/QH15 có cách tiếp cận hoàn toàn mới – xác định rõ Nhà nước là một “nhà đầu tư” chứ không phải “người can thiệp”.
Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan đã ban hành văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) được duy trì thông suôt trong giai đoạn chuyển đổi địa giới hành chính.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Từ 1/7/2025, nhiều quy định mới về vốn, sở hữu, trái phiếu sẽ tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành.
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đăng ký doanh nghiệp, trong đó có những quy định mới liên quan đến hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư (PPP) quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền quản lý dữ liệu và cơ chế phân chia lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2025, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật mới quy định rõ 6 nhóm hành vi mà cán bộ, công chức không được làm, với mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

Lần đầu tiên, khái niệm "Chủ sở hữu hưởng lợi" được luật hóa khiến người "đứng sau" doanh nghiệp phải lộ diện