Thứ bảy 19/07/2025 07:01
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Năm 2021, đặt trọng tâm khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế

12/10/2020 00:00
Chưa thể tính tới việc tăng trưởng cao trong năm đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, cũng như Chiến lược 10 năm 2021-2030. Mục tiêu “khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế” là quan trọng nhất.

Làn sóng Covid-19 thứ hai đã gây ảnh hưởng tới tất cả các khu vực kinh tế. Trong ảnh: Chế biển thủy sản xuất khẩu tại Công ty TNHH Thủy sản Hồng Ngọc. Ảnh: Đức Thanh

Làn sóng Covid-19 thứ hai đã gây ảnh hưởng tới tất cả các khu vực kinh tế. Trong ảnh: Chế biển thủy sản xuất khẩu tại Công ty TNHH Thủy sản Hồng Ngọc. Ảnh: Đức Thanh

Cú chốt 2020 đầy khó khăn

Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020 sắp kết thúc bằng “cú chốt 2020” không thật sự suôn sẻ, nếu không muốn nói là quá khó khăn. Các kịch bản kinh tế liên tục được thay đổi và rất khó dự báo, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Ngay cả kịch bản mới đây nhất được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, rất có thể, cũng sẽ không phải là hiện thực, nếu như có bất cứ diễn biến bất ngờ nào của đại dịch.

Mặc dù vậy, vào thời điểm này, ít nhiều, bức tranh kinh tế 2020 đã rõ nét hơn. Và theo như kịch bản kinh tế mới nhất mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, tăng trưởng GDP quý III dự báo sẽ khoảng 1,04-1,69%, còn tăng trưởng GDP 9 tháng là 1,51-1,76%. Trong khi đó, sang quý IV, ở phương án thấp, tăng trưởng kinh tế là 2,06%, còn phương án cao là 2,86%. Cả năm, với phương án thấp, con số là 1,69%, còn với phương án cao, là 2,12%.

Kịch bản được xây dựng như vậy, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong điều kiện cho phép, thì phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 2,5%. Song để đạt con số này, cần tiếp tục triển khai thực hiện kết hợp với xây dựng thêm những giải pháp mạnh, quyết liệt hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội người dân và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Trên thực tế, không phải cho đến khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố kịch bản tăng trưởng cập nhật, mà trước đó, nhiều dự báo của các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra mức 2-3%. “Tôi cho rằng, tăng trưởng 2-3% trong năm nay là khả năng cao nhất. Và đây vẫn là một mức tích cực trong bối cảnh hiện nay”, ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế nói như vậy.

Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ là 2-3%, có nghĩa một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất năm 2020 đã không hoàn thành, ảnh hưởng đến cả việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của giai đoạn 2016-2020, cũng như Chiến lược 2011-2020. Điều này, cộng thêm những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, cũng như những bất ổn, khó dự báo của kinh tế toàn cầu khiến cho việc xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trở nên khó khăn hơn.

Kinh tế 2021 sẽ thế nào?

Đây là câu hỏi rất khó trả lời, đối với cả kinh tế toàn cầu, chứ không riêng gì Việt Nam. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây còn đưa ra nhận định rằng, nền kinh tế và xã hội toàn cầu sẽ còn “nhiều năm tháng khó khăn ở phía trước”, đặc biệt là khi số lượng các ca nhiễm Covid-19 đang không ngừng tăng lên. Cả IMF và Ngân hàng Thế giới đều cảnh báo về rủi ro của một cuộc khủng hoảng nợ mới. Còn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bày tỏ sự lo ngại khi thương mại hàng hóa toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong quý II/2020.

Kinh tế Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi vòng xoáy đó, nhất là sau cú bồi thêm của Covid-19 vào tháng 7/2020. Làn sóng Covid-19 thứ hai này đã gây ảnh hưởng tới tất cả các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Khu vực này đã chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động cộng hưởng của hai lần dịch bùng phát, chưa có thời gian để hồi phục.

Kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề như vậy, nên khi dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh việc “tập trung khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Mới chỉ là bản sơ thảo ban đầu, sẽ còn qua nhiều lần góp ý, chỉnh sửa, song rõ ràng, ở thời điểm này, mục tiêu “khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế” là quan trọng nhất. Chưa thể tính tới việc tăng trưởng cao ở ngay trong năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025, cũng như Chiến lược 10 năm 2021-2030.

Thông tin cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bước đầu đề xuất đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2021 là 6,7%. Tuy nhiên, kết luận phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, hoàn thiện các kịch bản tăng trưởng và phương án chỉ đạo điều hành quý III, quý IV, cả năm 2020 và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2021 để báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội. Trong đó, lưu ý xem xét tốc độ tăng trưởng năm 2021 khoảng 6-6,5%.

Cuối tháng 7/2020, khi Chỉ thị 31/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 được ban hành, mức tăng trưởng 7% đã được đề cập. Nhưng nay, các con số đã bắt đầu thay đổi. Điều này cho thấy sự thận trọng của Chính phủ trong xây dựng kế hoạch cho năm tới, đồng thời cho thấy tính bất định của nền kinh tế lớn như thế nào. Vì thế, câu hỏi “kinh tế 2021 sẽ thế nào” thực sự càng rất khó trả lời.

Được biết, khi dự thảo Kế hoạch năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất tới 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng gần gấp đôi so với số chỉ tiêu của giai đoạn 2016-2020. Trong đó, đáng chú ý có các chỉ tiêu như Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, Tỷ trọng kinh tế số trong GDP, Tỷ trọng đóng góp của Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng…

Việc bổ sung các chỉ tiêu này, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, là để bảo đảm tính gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Kế hoạch hàng năm và Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021-2025), đồng thời tạo thuận lợi và gắn kết việc đánh giá kế hoạch hằng năm với đánh giá giữa kỳ và 5 năm.

Hà Nguyễn

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.