Thứ sáu 25/10/2024 01:53
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục phối hợp để giữ cho thị trường năng lượng ổn định

05/04/2023 23:32
Để đối phó với các mối đe dọa của Nga đối với an ninh năng lượng toàn cầu, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết mạnh mẽ chống lại các nỗ lực gây gián đoạn thị trư
aa

Tuyên bố chung Mỹ - EU cũng nêu rõ hai bên sẽ tăng cường hợp tác nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga về nhiên liệu hạt nhân và dịch vụ làm giàu urani, đồng thời nhất trí tổ chức cuộc họp chung trong năm nay nhằm thúc đẩy các công nghệ tiên tiến như lò phản ứng modul cỡ nhỏ.

Mỹ và EU đã tăng cường hợp tác về năng lượng kể từ khi Nga giảm vận chuyển khí đốt sang châu Âu do xung đột tại Ukraine, khiến châu lục này rơi vào cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng và đẩy giá nhiên liệu leo thang kỷ lục.

EU đến nay vẫn đang nỗ lực để thay thế hầu hết nguồn khí đốt trước đây nhập khẩu từ Moskva, nhờ tăng nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác, nhanh chóng chuyển sang năng lượng tái tạo, cũng như nhờ các chính sách tiết kiệm năng lượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

"EU và Mỹ dự định tiếp tục phối hợp các phản ứng song phương và đa phương để giữ cho thị trường năng lượng toàn cầu ổn định và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng cần thiết để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris", các bên cho biết sau cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, Đại diện cấp cao kiêm Phó Chủ tịch EU Josep Borrell Fontelles, Cao ủy Năng lượng châu Âu Kadri Simson và Thứ trưởng Năng lượng Mỹ David M. Turk.

Mỹ và EU cho hay, đôi bên đã nhắc lại cam kết mạnh mẽ, bằng các biện pháp thích hợp, mọi nỗ lực nhằm gây bất ổn hơn nữa cho tình hình năng lượng toàn cầu và lách lệnh trừng phạt. EU và Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác xuyên Đại Tây Dương để tăng cường an ninh năng lượng đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Ngoài ra, các bên cũng nhắc lại rằng, các thị trường năng lượng toàn cầu cạnh tranh, linh hoạt và minh bạch vẫn rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung năng lượng đáng tin cậy, bền vững, giá cả phải chăng và an toàn cho châu Âu để phục vụ quá trình chuyển đổi sang trung hòa carbon.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm ngoái, EU đã là khách hàng mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn của Mỹ, giúp tăng cường khả năng sẵn sàng của châu Âu để trải qua mùa đông mà không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga qua đường ống của châu Âu đã giảm mạnh, mặc dù nhập khẩu LNG từ Nga đã tăng trong năm qua. Ủy ban châu Âu và một số thành viên EU hiện đang kêu gọi giảm nhập khẩu LNG của Nga.

Tháng trước, Cao ủy Năng lượng EU Kadri Simson kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU và tất cả các công ty không ký hợp đồng nhập khẩu LNG mới với Nga. Ông Simson cho biết Liên minh châu Âu đã cố gắng cắt giảm đáng kể việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên qua đường ống của Nga trong năm qua, nhưng hiện tại khối này nên ngừng tất cả việc nhập khẩu từ Nga.

Ngọc Phi (TH)

Tin bài khác
Rộng đường đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tại Singapore

Rộng đường đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tại Singapore

VASEP nhận định Singapore vẫn là một thị trường tiềm năng để xuất khẩu cá tra khi không có nhiều rào cản kỹ thuật trong nhập khẩu và chấp nhận giá mua cao hơn.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá ống thép dẫn dầu Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá ống thép dẫn dầu Việt Nam

Hoa Kỳ sẽ chọn các doanh nghiệp xuất khẩu ống thép dẫn dầu làm bị đơn bắt buộc dựa trên số liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP).
Quan ngại xuất khẩu cá ngừ cuối năm bó hẹp vì căng thẳng Israel - Iran

Quan ngại xuất khẩu cá ngừ cuối năm bó hẹp vì căng thẳng Israel - Iran

Sự leo thang căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông đang bó hẹp đáng kể triển vọng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến doanh thu của ngành.
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép, doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao?

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép, doanh nghiệp ảnh hưởng ra sao?

Biện pháp cấm nhập khẩu sản phẩm sắt thép nằm trong khuôn khổ chính sách chung của Algeria nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước.
Hoa Kỳ xem xét điều tra bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi của Việt Nam

Hoa Kỳ xem xét điều tra bán phá giá sản phẩm đúc bằng sợi của Việt Nam

Nguyên đơn cáo buộc rằng, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đúc bằng sợi của Việt Nam đã thực hiện hành vi bán phá giá với biên độ từ 328% đến 602%.
Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng Việt Nam

Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ hồ sơ điều tra chống bán phá giá và các hướng dẫn.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất ngành thủy sản

Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất ngành thủy sản

Nhóm sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 luôn giữ vị trí quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đang có ở hơn 70 thị trường.
Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Xuất khẩu thủy sản tự tin với mục tiêu 10 tỷ USD vào cuối năm 2024

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD. Với kết quả khả quan trong 9 tháng đầu năm và triển vọng tích cực trong các tháng cuối năm, mục tiêu này không chỉ khả thi mà thậm chí có thể vượt qua.
Từ 25/11 tạm ngừng kinh doanh tạm nhập gỗ dán để tái xuất sang Hoa Kỳ

Từ 25/11 tạm ngừng kinh doanh tạm nhập gỗ dán để tái xuất sang Hoa Kỳ

Việc quản lý gỗ dán xuất sang Hoa Kỳ cũng được thắt chặt hơn để giảm thiểu nguy cơ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp kiểm soát gắt gao đối với gỗ dán từ Việt Nam.
Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng điều tra thép không gỉ xuất xứ Việt Nam

Doanh nghiệp liên quan phải gửi văn bản yêu cầu gửi câu hỏi điều tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố khởi xướng điều tra trên Công báo Hoàng gia Thái Lan.
VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP: Quay lại quỹ đạo tăng trưởng, ngành thủy sản đang bứt tốc

VASEP dự báo rằng, nhu cầu từ các thị trường sẽ tiếp tục hồi phục, cùng với sự gia tăng về giá xuất khẩu, tạo động lực để ngành thủy sản đẩy mạnh xuất khẩu.
Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Dự báo kém tích cực với xuất khẩu gỗ và lâm sản cuối năm

Mặc dù xuất khẩu gỗ và lâm sản đang có những bước tiến vững chắc, nhưng quý 4/2024 được dự báo sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn do ảnh hưởng bởi bão số 3.
Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có rớt giá?

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ.
Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Đài Loan (Trung Quốc) sẽ kiểm tra từng lô hàng sầu riêng tươi và cải thảo Việt Nam

Sau bão Gaemi, khi nhu cầu rau quả tại Đài Loan gia tăng đột biến, buộc nước này phải nhập khẩu nhiều hơn sầu riêng Việt Nam để ổn định giá cả trong nước.
Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo trắng Non-Basmati

Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo trắng Non-Basmati

Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo trắng Non-Basmati với giá sàn 490 USD/tấn, góp phần hạ nhiệt thị trường gạo toàn cầu.