Thứ tư 16/07/2025 16:37
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Mười tư duy đến thành công trong kinh doanh tại Ấn Độ

09/02/2023 15:37
Các công ty Ấn Độ đang mở rộng ra toàn cầu, với các biểu tượng như Jaguar và Land Rover hiện nằm trong tay người Ấn Độ. Và người Ấn Độ hiện đang lãnh đạo các công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Pepsi, Google, Adobe, Cognizant.

Ảnh minh họa

10 doanh nhân giàu nhất Ấn Độ/ Theo forbes

Bí quyết thành công thực sự của người Ấn Độ có thể được tìm thấy trong mười tư duy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ.

1. Chấp nhận thay đổi

“Luôn suy nghĩ sáng tạo và nắm bắt các cơ hội xuất hiện - bất kể chúng ở đâu.” Đó là quan điểm rõ ràng về lãnh đạo và về sự thay đổi của Lakshmi Mittal, người đàn ông giàu thứ 6 nước Anh và là người Ấn Độ (17 tỷ bảng Anh - 2022), người đứng đầu nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, ArcelorMittal. Người Ấn Độ chấp nhận sự thay đổi đã ăn sâu vào tâm lý - họ phát triển nhờ điều đó.

Mukesh Ambani, tỷ phú đứng thứ 10 thế giới (90,7 tỷ đô la - 2022), chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Reliance Industries Limited, đã xây dựng một tập đoàn vững mạnh dựa vào dầu mỏ và tư duy quản lý tốt. Cách tiếp cận của ông là xây dựng một cấu trúc thích ứng với sự thay đổi: “Cấu trúc tổ chức thực sự là một con rết đi trên một trăm chân và một hoặc hai chân không được tính. Vì vậy, nếu tôi mất một hoặc hai chân, quá trình sẽ tiếp tục, tổ chức sẽ tiếp tục, sự phát triển sẽ tiếp tục.”

Quan điểm độc đáo này của Ấn Độ về sự thay đổi là một chìa khóa thành công và đã được Tiến sĩ APJ Abdul Kalam, cựu Tổng thống Ấn Độ (2002-2007) phát biểu: “Tôi sẵn sàng chấp nhận những gì tôi không thể thay đổi”.

2. Sống trong hiện tại, ngay bây giờ

Sống nhiều hơn trong thời điểm này khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Ấn Độ rất dễ thích nghi và nắm bắt cơ hội. Tư duy này thể hiện theo kiểu - đến Mumbai với một ý tưởng và không hẹn trước, bạn sẽ sớm gặp những người ở tầng lớp trên cùng của xã hội. Hiếm khi sự linh hoạt này xảy ra ở phương Tây, nơi mà thời gian chờ đợi kéo dài và các thư ký lên kế hoạch trước rất lâu - ở Ấn Độ thì không như vậy.

Ảnh minh họa

“Hiện tại” là kết quả của việc học cách kiểm soát tâm trí. Anil Ambani, Giám đốc điều hành của Reliance ADAG, tỷ phú từng đứng thứ 7 thế giới (13,7 tỷ đô la - 2010) nói: “Có thể trau dồi sự tập trung. Người ta có thể học cách rèn luyện sức mạnh ý chí, kỷ luật cơ thể và rèn luyện trí óc.”

Kumar Mangalam Birla, tỷ phú thế giới (16,5 tỷ đô la - 2022), Chủ tịch của Tập đoàn Aditya Birla cũng khuyên người lãnh đạo phải chăm sóc cái “tâm”. “Lãnh đạo phải có khả năng để tâm mình, nghĩa là nhanh chóng nhận ra khi nào người ta sai và thay đổi hướng đi cho phù hợp. Ngoài ra, không được ích kỷ, họ nên có một cảm giác khiêm tốn và điều nay luôn đem lại kết quả tuyệt vời,” ông chia sẻ.

3. Rộng lượng

Một trong những đặc điểm truyền cảm hứng của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ là cách họ xây dựng sự hào phóng trong cuộc sống cá nhân và trong công việc của họ - trong khi quá nhiều người đo lường khả năng lãnh đạo thành công ở phương Tây chỉ bằng giá cổ phiếu.

Ratan Tata, nguyên chủ tịch Tập đoàn Tata là tấm gương về thành công và đạo đức. “Một số nhà đầu tư nước ngoài cáo buộc chúng tôi không công bằng với các cổ đông bằng cách sử dụng các nguồn lực của chúng tôi để phát triển cộng đồng. Vâng, đây là số tiền lẽ ra có thể dùng để chi trả cổ tức, nhưng nó cũng là số tiền đang nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở các vùng nông thôn nơi chúng tôi hoạt động và làm việc. Chúng tôi nợ họ điều đó.”

4. Nhẫn nhịn, không nóng giận

Trong số những văn bản vĩ đại của Ấn Độ giáo, Bhagavad Gita, có ảnh hưởng trong việc giáo dục rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ. “Vô vọng phát sinh từ sự tức giận. Đầu óc hoang mang vì si mê. Lý trí bị phá hủy khi tâm trí hoang mang. Một người gục ngã khi lý trí bị phá hủy.”

Quá trình suy nghĩ của người Ấn Độ cho phép các nhà lãnh đạo giỏi tập trung vào “phản ứng của họ đối với các sự kiện” mà họ coi là quan trọng hơn “bản thân các sự kiện” đó.

5. Đạo đức và sự tôn trọng

Trong khi nhiều người coi Ấn Độ là quốc gia bị kìm hãm bởi nạn tham nhũng - đặc biệt là ở cấp chính phủ - thì các công ty đạt được thành công toàn cầu lại rất đáng chú ý nhờ hoạt động quản trị doanh nghiệp của họ.

Chủ tịch kiêm Cố vấn trưởng của Infosys, tỷ phú Narayana Murthy (4,6 tỷ đô la - 2022), phát biểu về quản trị doanh nghiệp và đạo đức trong kinh doanh: “Chúng tôi tuân theo một nguyên tắc - chiếc gối êm ái nhất là lương tâm trong sáng”.

Để hiểu xuất phát điểm khác nhau của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ, hãy xem xét quan điểm của Mukesh Ambani, tỷ phú (90,7 tỷ đô la - 2022), chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tập đoàn khổng lồ về hóa dầu và công nghiệp Reliance Industries Limited. “Miễn là chúng tôi đặt hàng triệu người Ấn Độ làm trung tâm trong quá trình suy nghĩ của mình, miễn là chúng ta nghĩ đến phúc lợi của họ, tương lai của họ, cơ hội tự nhận thức của họ thì chúng ta đang đi đúng hướng.”

6. Khó khăn là một món quà

Kiran Mazumdar-Shaw, tỷ phú (3,3 tỷ đô la - 2022), chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, Biocon Ltd, cho thấy cách thức hoạt động của điều này: “Triết lý sống của tôi là mọi thất bại đều có thể chuyển hóa thành thành công. Như ai đó đã nói, thất bại là tạm thời nhưng bỏ cuộc là vĩnh viễn."

Một cách khác để diễn đạt điều này đến từ Swami Sivananda, một trong những bậc thầy Yoga vĩ đại nhất của thế kỷ 20. “Hãy khao khát một điều gì đó, bạn sẽ có được điều đó. Từ bỏ tham ái, đối tượng sẽ tự đi theo bạn.”

“Mọi người đều trải qua những thời điểm khó khăn, đó là thước đo cho sự quyết tâm và cống hiến của bạn về cách bạn đối phó với chúng và cách bạn có thể vượt qua chúng.” Lakshmi Mittal, tỷ phú (17,9 tỷ đô la - 2022) người gốc Ấn Độ, chủ tịch kiêm giám đốc Arcelor Mittal đã chia sẻ quan điểm của ông về những thời điểm khó khăn trong kinh doanh.

7. Lời nói đúng

Đối với người phương Tây, phần lớn hoạt động giao tiếp của các công ty Ấn Độ có thể không mấy quan trọng - nhưng sức mạnh của nó là tìm ra những lời nói phù hợp vào đúng thời điểm.

Ratan Tata, nguyên chủ tịch Tập đoàn Tata, đã hiện đại hóa Tập đoàn và thể hiện phong cách giao tiếp này như sau: “Tôi đã dành rất nhiều thời gian và sức lực để cố gắng biến Tata từ mối quan tâm gia trưởng thành một doanh nghiệp thể chế. Do đó, sẽ là thất bại của tôi nếu người ta cho rằng Ratan Tata là hình ảnh thu nhỏ về thành công của Tập đoàn. Những gì tôi đã làm là thiết lập các cơ chế tăng trưởng, giảm bớt cá nhân và nâng cao đội ngũ đã tạo nên những công ty như hiện nay.”

Khi chuyển sang triết gia Ấn Độ, Krishnamurti, chúng ta có thể tìm thấy nhiều suy nghĩ dẫn đến phong cách giao tiếp chân thành nhưng khiêm tốn. “Nếu cố gắng lắng nghe, chúng ta thấy nó cực kỳ khó khăn, bởi vì chúng ta luôn luôn phóng chiếu những quan điểm và ý tưởng, những thành kiến, nền tảng, khuynh hướng và xung động của bản thân. Khi còn bị những vấn đề đó ngự trị trong tâm trí, chúng ta hầu như không lắng nghe những gì đang được nói."

8. Lãnh đạo như bậc thầy

Một nhà lãnh đạo thực sự gói gọn phong cách lãnh đạo của Ấn Độ là nhà vô địch bán lẻ, Kishore Biyani (1,8 tỷ đô la - 2019), người sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ và đã tạo ra hãng bán lẻ hàng đầu Future Group.

Làm việc cho Biyani sẽ là một cuộc phiêu lưu: “Chúng tôi có thể thay đổi bất cứ điều gì chúng tôi làm, bất cứ lúc nào. Không có gì là bất biến đối với chúng tôi. Không có gì là bất biến ở đây. Chúng tôi tin vào việc phá hủy những gì chúng tôi đã tạo ra.” Phá hủy và sáng tạo - hai chủ đề lớn của tư tưởng Hindu cổ đại và hiện đại và hiện là một phần của lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ.

TT Srinivasaraghavan là giám đốc điều hành của Sundaram Finance, một công ty đa dạng hoạt động trong lĩnh vực tiền gửi tiết kiệm, quỹ tương hỗ, tài chính mua ô tô, bảo hiểm, cho vay mua nhà, gia công quy trình kinh doanh, CNTT, phần mềm và hậu cần. Ông là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp được kính trọng nhất ở thành phố Chennai quê hương ông (từng là Madras) và đã bày tỏ điều đó theo cách này - rằng Sundaram trước hết là một gia đình và thứ hai là một công ty. Nền tảng cho công việc kinh doanh của ông là “sự tin tưởng” và cái mà ông gọi là “chuỗi niềm tin” bắt nguồn từ những người tin tưởng lẫn nhau - từ hội đồng quản trị cho đến quản lý cấp cao.

Với tư cách là người đứng đầu Sundaram, ông ấy nói về cách học cũ của người Ấn Độ thông qua việc có thầy và trò - hệ thống “guru”. Sundaram theo một cách nào đó cố gắng xây dựng một hệ thống quản lý như vậy. Kết quả là, khi họ tuyển dụng, họ không bao giờ tìm kiếm điều kỳ diệu nào đó từ bên ngoài ở cấp cao nhất - họ tuyển dụng cho cấp dưới và phát triển mọi người trong công ty.

9. Đời người như một mạng nhện

Trong khi phương Tây phấn đấu cho sự đơn giản và chắc chắn, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ biết rằng cuộc sống giống như cố gắng tìm đường xuyên qua mạng nhện - nó bắt đầu từ đâu, dẫn đến đâu, ai có thể nói được?

Kumar Mangalam Birla, Chủ tịch của Tập đoàn Aditya Birla, đã truyền đi cảm hứng đó. “Tôi nghĩ quy tắc vàng mà tôi có thể nghĩ ra là bạn phải theo đuổi đam mê của mình và làm điều gì đó thật gần gũi với trái tim bạn. Và tôi nghĩ rằng điều đó rất quan trọng để thành công và hạnh phúc.”

Kiran Mazumdar-Shaw, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Biocon Ltd cho biết: “Tôi tin rằng mình đã tạo ra của cải trí tuệ từ những nguồn tài nguyên rất tiết kiệm và đó là điều tôi được công nhận. Tôi hy vọng mình có thể truyền cảm hứng cho những người bình thường xây dựng doanh nghiệp từ nguồn tiền rất ít nhưng có trí óc phong phú để thành công … Đó là cơ hội mà công ty đã cung cấp cho hàng trăm nhà khoa học quan trọng đối với tôi.”

10. Dẫn đầu bằng cách không tuân thủ

Nhà tư tưởng vĩ đại người Ấn Độ, Jiddu Krishnamurti, đã tóm tắt tình thế tiến thoái lưỡng nan của phương Tây về sự phù hợp và tính sáng tạo: “Khi đã biến cuộc sống thành một quy trình kỹ thuật, tuân theo một khuôn mẫu hành động cụ thể, vốn chỉ là kỹ thuật, thì một cách tự nhiên chúng ta đã mất tự tin vào chính mình, và như thế chúng ta đang gia tăng đấu tranh nội tâm, đau đớn và nỗi hoang mang bên trong chính chúng ta.”

Nghĩ đến người khác thay vì lợi nhuận trước tiên. Sự khôn ngoan của điều này đã được Paramahansa Yogananda chỉ ra: “Cuộc sống kinh doanh không nhất thiết phải là cuộc sống vật chất. Tham vọng kinh doanh có thể được tâm linh hóa. Kinh doanh không là gì ngoài việc phục vụ người khác về mặt vật chất theo cách tốt nhất có thể.”

Sadhguru sử dụng một phép loại suy trong thể thao: “Bạn phải có ngọn lửa khao khát chiến thắng nhưng cũng phải có sự cân bằng để thấy rằng nếu bạn thua thì bạn cũng không sao cả.”

Stephen Manallack là tác giả của bốn cuốn sách, trong đó có “Kỹ năng mềm cho một thế giới phẳng” do Tata McGraw-Hill Ấn Độ xuất bản. Ông là cố vấn cho các nhà tư vấn chiến lược Ấn Độ của EastWest Advisors Pty Ltd. Tại Ấn Độ, ông là giảng viên thường xuyên về “Kỹ năng giao tiếp toàn cầu” và có chương trình “Thành công và dẫn đầu với các nền văn hóa khác nhau”. Stephen là người viết chuyên mục thường xuyên cho tổ chức truyền thông lớn nhất Ấn Độ, Network 18.

Niềm đam mê của Stephen Manallack là ủng hộ các mối quan hệ kinh doanh, văn hóa và du lịch chặt chẽ hơn giữa phương Tây và Ấn Độ. Blog thường xuyên của ông ấy là INTO INDIA nêu bật những thay đổi, cơ hội và thách thức. Ông là Diễn giả về Ấn Độ và thỉnh giảng thường xuyên ở cấp Đại học tại Úc và Ấn Độ. Chương trình "Giao tiếp xuyên văn hóa" của ông đã được sử dụng ở cả hai quốc gia. Steve hiện cũng đang thực hiện hai dự án hợp tác - một là chương trình chánh niệm và giảm căng thẳng cho sinh viên đại học và dự án còn lại là kiểm tra xem những thách thức lớn của thời đại chúng ta sẽ thay đổi mọi thứ như thế nào.

Trong hơn một thập kỷ, Stephen Manallack đã dẫn đầu các phái đoàn thương mại, viết cho các phương tiện truyền thông kinh doanh của Ấn Độ và tư vấn về các vấn đề đa văn hóa.

Anh Dũng (Theo Stephen Manallack/intoindia.blog)

Bài liên quan
Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.
Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Hàng loạt nông sản của New Zealand sẽ được bán tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua hệ thống chuỗi siêu thị Kingfoodmart, như: Táo, kiwi, bơ sữa, rượu vang…