Thứ sáu 20/06/2025 11:35
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Mở cửa thị trường - máy "trợ thở" lớn nhất cho nền kinh tế

01/10/2021 23:01
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Đáng chú ý, 9 tháng đầu năm số doanh nghiệp (DN) rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số

Mở cửa thị trường - cỗ máy “trợ thở” lớn nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế lúc này

Dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2021 đạt 2,1%

Hội thảo "Bức tranh Kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022" diễn ra sáng ngày 1/10, ông Nguyễn Xuân Thành - Chuyên gia chính sách công- Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright Trường Đại học Fulbright Việt Nam- dẫn con số: 9 tháng đầu năm nay GDP của Việt Nam đạt 1,42%, riêng trong quý III/2021, GDP âm 6,17%. Các ngành quan trọng đều giảm trong quý III, trong đó phải kể đến công nghiệp chế biến, xây dựng, thương mại, vận tải, thủy sản. Kinh tế Đông Nam bộ giảm sâu vì giãn cách xã hội, nhưng vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng mạnh không kém. Doanh số bán lẻ và dịch vụ giảm mạnh trong suốt cả 3 tháng của quý III/2021, trong đó, tháng 8/2021 có mức giảm mạnh nhất âm 33,7%. Công nghiệp tăng trưởng tốt cho đến tháng 5, chậm lại vào tháng 6, không có tăng trưởng trong tháng 7, giảm mạnh vào tháng 8 và 9/2021. Sản xuất công nghiệp các tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng) phục hồi, nhưng suy giảm mạnh ở TP.Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long.

Mặc dù định hướng chính sách tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công, nhưng tốc độ trong 9 tháng năm 2021 đã chậm hẳn lại so với 2020 do sắp xếp nhân sự và ngưng công trình xây dựng khi giãn cách xã hội. Trong khi đó, đợt dịch hiện nay đang làm giảm mạnh đầu tư tư nhân và giải ngân FDI.

Xuất khẩu ước tăng 18,8% tính đến hết quý III năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tăng trưởng mạnh đến tháng 6/2021, tăng chậm lại vào tháng 7, đến tháng 8 và 9 đã giảm so với cùng kỳ. Hàng truyền thống thâm dụng lao động (may mặc, giày dép), nội thất và thủy sản giảm mạnh vào tháng 9/2021.Thách thức đặt ra trong quý IV/2021 đó là các tập đoàn đa quốc gia chuyển đơn hàng sản xuất cho dịp lễ cuối năm từ Việt Nam sang các nền kinh tế khác nếu Việt Nam không thích ứng và mở cửa bền vững.

Bên cạnh đó, vẫn có những yếu tố tích cực. Tất cả các thị trường xuất khẩu chính yếu đều có tăng trưởng tốt trong 3 quý đầu năm 2021. Đây là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thành, các tổ chức đa phương và ngân hàng quốc tế đều đã và đang hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, nhưng vẫn lạc quan kỳ vọng hoạt động kinh tế hồi phục một phần trong quý IV/2021 theo hướng thích ứng an toàn và bình thường mới; phục hồi kinh tế mạnh trong năm 2022.

Lần đầu tiên trước một cuộc khủng hoảng toàn cầu có tác động tới Việt Nam, nhưng ổn định kinh tế vĩ mô trong nước vẫn được giữ vững. Cùng với kiểm soát Covid-19, ổn định vĩ mô là điều Nhà nước phải làm và có năng lực thực thi hiện nay. “Nếu mở cửa và thích ứng an toàn từ đầu tháng 10 này, GDP quý IV dự kiến đạt 3,5%, khi đó, tăng trưởng GDP cả năm 2021 đạt 2,1% (thấp hơn so với kế hoạch đề ra)”, ông Nguyễn Xuân Thành nói.

Không để lỡ nhịp

Dự kiến năm 2021, nền kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 5,6% - mức phục hồi lớn nhất trong vòng 80 năm qua. Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp, phải đứng ngoài tiến trình nối lại các chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nền kinh tế lớn cũng là các đối tác chiến lược của chúng ta theo các hiệp định thương mại tự do đang phục hồi, đang nỗ lực nối lại các chuỗi cung ứng và các đối thủ cạnh tranh cũng đang tái khởi động và tranh thủ các đơn hàng.

TS. Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)- nhận định: 3 tháng cuối năm là thời gian vàng và cũng là thách thức sinh tử với nền kinh tế Việt Nam. Mở cửa là con đường không thể nào khác được. “Nếu mở cửa chậm hơn thì cái giá phải trả là vô cùng lớn và chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở cửa nền kinh tế trong điều kiện đang kiểm soát khá tốt bệnh dịch”, TS. Vũ Tiến Lộc bày tỏ quan điểm.

Riêng về các biện pháp hỗ trợ DN, tái khởi động và phục hồi, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần mở cửa thị trường- đây là cỗ máy trợ thở lớn nhất cho DN và nền kinh tế lúc này. Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính;thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ, an sinh cũng cần được tiến hành.

Bên cạnh đó, cần triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng DN đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho DN.

Theo đánh giá của các chuyên gia, suy giảm GDP trong quý III năm nay chỉ là nhất thời, GDP sẽ đảo chiều khi các biện pháp mở cửa thị trường được kích hoạt và có thể không đạt được mục tiêu 3,5 – 4% như dự kiến nhưng vẫn có khả năng tăng trưởng vào quý IV này và trong năm 2022, đà tăng trưởng sẽ hồi phục lại. Mỗi địa phương cần tái cấu trúc để phục hồi tăng trưởng.

Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- nhận định, hướng tới mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, để vừa chống dịch hiệu quả, thành công, vừa khôi phục và phát triển kinh tế” mà Thủ tướng đã đề ra trong Hội nghị trực tuyến về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ DN ngày 26/09, nhiều thách thức và bài toán về phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới” được đặt ra.

Thời điểm mở cửa lại là thời điểm DN phải thực sự tăng tốc, chiến đấu trong trạng thái vô cùng yếu ớt sau một thời gian dài “ngủ đông”, với muôn vàn khó khăn đặt ra như thiếu vốn, thiếu hụt nguồn lao động, nguyên vật liệu tăng, chi phí vận chuyển tăng, nhu cầu của khách hàng thay đổi,... Trong bối cảnh “bình thường mới”, tuy có nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, dịch bệnh vẫn có nguy cơ diễn biến phức tạp, bên cạnh vai trò đồng hành và tiếp sức của Chính phủ, chính quyền các cấp, thì những nỗ lực, sáng kiến, giải pháp thích ứng và hướng đi phù hợp của DN sẽ là yếu tố quyết định sự sống còn.

Theo báo Công thương

Bài liên quan
Tin bài khác
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Dự án nhà máy găng tay y tế Alka Products LLC vừa được ra mắt tại tiểu bang Nevada (Mỹ) có tổng diện tích gần 10.000 m² sẽ mang lại hàng trăm việc làm với mức lương hấp dẫn, ưu tiên cộng đồng địa phương và những chuyên gia trong ngành tại Việt Nam.
Loạt cửa hàng đóng cửa: Kinh doanh không hóa đơn là vi phạm

Loạt cửa hàng đóng cửa: Kinh doanh không hóa đơn là vi phạm

Theo quy định tại Nghị định 98/2020 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 24/2025), kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ vẫn bị xem là vi phạm.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Gạo Việt tăng tốc xuất khẩu: Cơ hội vượt Thái Lan năm 2025?

Gạo Việt tăng tốc xuất khẩu: Cơ hội vượt Thái Lan năm 2025?

Trong bối cảnh thị trường gạo toàn cầu nhiều biến động, gạo Việt Nam đang dần khẳng định vị thế mới không chỉ ở sản lượng mà cả chất lượng và khả năng cạnh tranh giá. Lợi thế chi phí, xu hướng tiêu dùng thay đổi và sự dịch chuyển dòng chảy thương mại đang mở ra cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Việt vươn tầm.
Ngành dệt may Việt Nam trước “bản lề” 2025: Vượt sóng lớn, chinh phục mốc 48 tỷ USD

Ngành dệt may Việt Nam trước “bản lề” 2025: Vượt sóng lớn, chinh phục mốc 48 tỷ USD

Giá nguyên liệu đầu vào bất ổn, xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng… đang đẩy ngành dệt may Việt Nam đến một thời điểm “bản lề” – nơi không chỉ cần sức bền, mà còn cần một chiến lược đổi mới toàn diện để chinh phục mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD trong năm 2025.
Vinclub hợp tác chiến lược với hơn 10 đối tác hàng đầu mở rộng hệ sinh thái đặc quyền cho khách hàng

Vinclub hợp tác chiến lược với hơn 10 đối tác hàng đầu mở rộng hệ sinh thái đặc quyền cho khách hàng

Hà Nội, ngày 18/6/2025, VinClub - Chương trình Khách hàng thân thiết của Tập đoàn Vingroup công bố hợp tác chiến lược với hơn 10 đối tác hàng đầu trong các lĩnh vực thiết yếu của đời sống như ngân hàng, công nghệ, thương mại điện tử, bán lẻ và du lịch. Sự kiện nhằm gia tăng đặc quyền, mang tới trải nghiệm ưu đãi toàn diện chưa từng có cho các thành viên.
Người tiêu dùng "thắt lưng buộc bụng": Áp lực bán lẻ?

Người tiêu dùng "thắt lưng buộc bụng": Áp lực bán lẻ?

Xu hướng "thắt lưng buộc bụng" của người tiêu dùng đang rõ nét, đặt ngành bán lẻ và tiêu dùng nhanh trước áp lực. Theo đó, cần một chiến lược ứng phó.
ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG chính là cánh cửa dẫn tới dòng vốn trị giá 753 tỉ USD từ khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng và đô thị thích ứng biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
Không truy thu thuế chênh lệch quá khứ - hộ kinh doanh hết băn khoăn

Không truy thu thuế chênh lệch quá khứ - hộ kinh doanh hết băn khoăn

Trong bối cảnh hơn 37.000 hộ kinh doanh trên toàn quốc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền kể từ ngày 1/6, những băn khoăn về khả năng bị truy thu thuế với phần chênh lệch doanh thu trước đây đang là mối lo thường trực.
Xuất khẩu rau quả “chinh phục” EU: Sức bật từ tiêu chuẩn xanh và EVFTA

Xuất khẩu rau quả “chinh phục” EU: Sức bật từ tiêu chuẩn xanh và EVFTA

Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) đang tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng phục hồi sau đại dịch, sự sụt giảm sản lượng nội khối và lợi thế từ các cam kết trong Hiệp định EVFTA. Để tận dụng hiệu quả dư địa thị trường này, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và thích ứng với các tiêu chuẩn xanh, xu hướng tiêu dùng đang lên tại châu Âu.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nút thắt hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nút thắt hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg yêu cầu các địa phương, Bộ Tài chính và ngành thuế triển khai giải pháp hỗ trợ kịp thời về hạ tầng công nghệ thông tin và chi phí cho hộ, cá nhân kinh doanh trong việc lắp đặt hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền (MTT).
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Đề xuất xóa độc quyền, cho doanh nghiệp lớn được sản xuất vàng miếng

Đề xuất xóa độc quyền, cho doanh nghiệp lớn được sản xuất vàng miếng

Điểm đáng chú ý là đề xuất cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên được tham gia sản xuất vàng miếng. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng, minh bạch hóa và tăng nguồn cung cho thị trường.
máy thổi bụi chính hãng