Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo nhân văn hơn?

22:03 25/11/2021

Làm thế nào để vừa hoàn thành công việc tưởng chừng rất khó khăn song song đảm nhiệm vai trò lãnh đạo mà vẫn giữa được nhiệt tình với nhân viên? Đây là một câu hỏi hóc búa buộc chúng ta phải đưa ra lựa chọn giữa việc trở thành một người tài giỏi xuất chúng hoặc một nhà lãnh đạo cứng rắn để xử lý mọi tình huống.

Tính nhân văn là phẩm  cần thiết của một lãnh đạo
Tính nhân văn là phẩm cần thiết của một lãnh đạo. (Ảnh: CUInsight) 

Tuy nhiên, giả định này hoàn toàn sai lầm. Hầu hết chúng ta đều cho rằng hai yếu tố này không thể xuất hiện trong cùng một con người. Trên thực tế, bản chất bên trong mỗi người tác động qua lại với các quyết định trên cương vị là người đứng đầu và chúng không loại trừ lẫn nhau. Có thể phân chia làm hai thành phần chính là trí tuệ và lòng trắc ẩn. Nếu bạn đã từng nghe nói về sự khôn ngoan thì đây chính xác được định nghĩa là hiểu biết sâu sắc về động lực thúc đẩy con người ngay cả trong tình thế khiên cưỡng nhất, mặt khác, lòng trắc ẩn là phẩm chất thể hiện sự quan tâm và lo lắng cho người khác, có ý định hỗ trợ và giúp đỡ tích cực.

Rõ ràng, kết hợp giữa trí tuệ và sự nhiệt thành không hề dễ dàng mà cần thực hiện trên cả lý thuyết và thực hành. Bước quan trọng đầu tiên là giải phóng suy nghĩ trong bạn. Hãy tưởng tượng về hình mẫu lãnh đạo trong tâm trí, định nghĩa lãnh đạo là gì... Nếu so sánh giữa quản lý và lãnh đạo thì quản lý là thực hiện quyền kiểm soát đối với mọi người; lãnh đạo cho thấy cách nhìn nhận, lắng nghe, thiết lập phương hướng thay vì nhất nhất theo một khuôn mẫu. Để thúc đẩy cách tiếp cận này, cần phải thừa nhận rằng bỏ đi vỏ bọc là chức danh, vị trí, mỗi chúng ta đều là một cá nhân có mong muốn kết nối ở cấp độ con người. Dưới đây là bốn cách để xây dựng tính nhân văn cho vai trò lãnh đạo.

Quy tắc vàng

Như đã nói ở trên, lòng trắc ẩn là mong muốn thấy người khác hạnh phúc và sẵn sàng hành động để điều đó xảy ra. Về cơ bản, đây là một biểu hiện của quy tắc vàng: Hãy đối xử với người khác như cách người khác đối xử với bạn. Quy tắc vàng là một bước hữu ích để đưa lòng trắc ẩn vào hành động một cách khôn ngoan vì đòi hỏi xem xét quan điểm, vấn đề từ điểm nhìn của người khác.

Khi đặt mình vào vị trí của người khác, ta có được cái nhìn mới mẻ về một tình huống đầy thử thách. Chúng ta có thể dành thời gian để suy xét cùng một bối cảnh có thể xảy ra nhiều hệ quả khác nhau, mỗi người, mỗi suy nghĩ lại có một kết cục riêng. Mặc dù cố gắng tìm hiểu, cảm thông cho người khác là cách làm hiệu quả để tăng tính nhân văn nhưng khó có thể tránh khỏi thiếu sót khi nắm bắt tâm lý mọi người. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường làm việc đa dạng ngày nay.

Hãy lắng nghe

Con người sinh ra có đôi tai nhưng chỉ có một miệng, điều này có nghĩa là chúng ta có thể và nên nghe nhiều gấp đôi hoạt động nói. Khi bạn thực sự lắng nghe người khác, đối phương đều có thể cảm nhận được, chính hành vi này đáp ứng một trong những nhu cầu chính của mỗi cá nhân với tư cách là con người. Một đôi tai sẵn sàng nghe chia sẻ, một tâm hồn cởi mở và ham học hỏi không chỉ giúp bạn trở nên khôn ngoan hơn mà còn có thể giúp đỡ cho người khác. Có như vậy mới có thể xây dựng môi trường phù hợp và toàn diện thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh.

Làm thế nào để biến lòng trắc ẩn thành hành động

Phần trên ta đã thảo luận về lòng trắc ẩn, sự cảm thông nhưng làm thế nào để mang lại lợi ích cho người khác thông qua con đường này. Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị làm quen với ai đó, hãy dành thời gian để suy nghĩ về các tình huống phát triển tiếp theo. Kế đó, hãy tự hỏi: Người này cần hỗ trợ như thế nào để có thể vượt qua khó khăn? Làm sao để họ nhận ra điểm mù đang trở thành chướng ngại? Trả lời những câu hỏi trên trước khi gặp gỡ đối phương giúp tạo sự tương tác qua lại hai bên.

Vai trò của nhà lãnh đạo 

Tất cả chúng ta đều muốn được thể hiện bản thân và được đánh giá cao. Một nhà lãnh đạo giỏi vừa đánh giá cao con người bên trong đồng thời thách thức buộc chúng ta phải vươn lên và làm tốt hơn nữa để nhận thức tiềm năng của bản thân. Vậy đấy, vai trò của một lãnh đạo không phải cố gắng làm hài lòng mọi người hay khiến ta cảm thấy thoải mái. Sự xuất hiện của vị trí cấp cao hỗ trợ nhân viên bằng cách chỉ ra điểm yếu kém mà không phải ai cũng sẵn sàng đối mặt. Thay vì né tránh, hãy xem đây là một dấu hiệu mà lãnh đạo thực sự quan tâm đến bạn.

Trở lại với câu chuyện về lòng trắc ẩn, càng đưa nhiều tính nhân văn vào vai trò lãnh đạo, ta càng thúc đẩy một nền văn hóa tập trung vào các mối quan hệ thực sự giữa con người với con người. Là một người đứng đầu doanh nghiệp, đừng bao giờ đánh giá thấp tác động của văn hóa. Ta có thể là người mang lại sinh kế, có quyền hành trong công việc nhưng đổi lại gánh trên vai trách nhiệm rất lớn. Đây cũng là cái khó trong hoạt động điều hành để ta có thể thành công hơn, mang lại trải nghiệm tích cực và tăng hiệu suất công việc.

Đức Nguyễn