Kinh tế chia sẻ: Tránh tình trạng thua trên chính sân nhà
- Kinh doanh
- 16:03 08/12/2020
DNHN - Mô hình kinh tế chia sẻ sẽ đem lại sự thay đổi trong nền kinh tế cũng như thay đổi lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ trong nước, lũng đoạn, chi phối thị trường kinh tế chia sẻ và một số sản phẩm dịch vụ đang diễn ra ngay trên thị trường Việt Nam.
Ở Việt Nam, mặc dù kinh tế chia sẻ chưa phát triển mạnh như tại nhiều nước trên thế giới, nhưng trong những năm gần đây, mô hình này đã có bước phát triển nhanh chóng.
Dự thảo mới nhất Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ (KTCS) của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết một số loại hình kinh tế chia sẻ chính đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay, bao gồm vận tải trực tuyến, chia sẻ phòng ở lưu trú và cho vay ngang hàng dù mới bước đầu phát triển nhưng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cụ thể, trong dự thảo báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ KH&ĐT cảnh báo nhiều tổ chức nước ngoài hoạt động về kinh tế chia sẻ hiện đại đang gia tăng hoạt động ở Việt Nam, trong khi các nước đang tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ..
Ông Lưu Đức Khải - Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội - CIEM cho biết, mô hình kinh tế chia sẻ sẽ tác động tới thúc đẩy kinh doanh, mở rộng cơ hội kinh doanh, tăng số lượng chủ thể tham gia thị trường trong nền kinh tế; đồng thời, đa dạng hóa và tăng chủng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp và đưa ra nhiều hơn các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán trên thị trường.
Cùng với đó,mô hình kinh tế chia sẻ còn tác động tới thúc đẩy cạnh tranh và tăng tính minh bạch của thị trường; tăng tính minh bạch của thị trường trong nền kinh tế; nâng cao hiệu suất của thị trường một số ngành sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế kinh tế chia sẻ. Đặc biệt, kinh tế chia sẻ tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế....
Doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh thị trường
Nhưng đáng chú ý,với mô hình kinh tế chia sẻ, một số sản phẩm có thể bị lũng đoạn bởi doanh nghiệp kinh tế chia sẻ; nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ trong nước, lũng đoạn và chi phối thị trường kinh tế chia sẻ và một số sản phẩm dịch vụ ở Việt Nam; gây ra rủi ro chính sách và pháp lý đối với các chủ thể tham gia thị trường kinh tế chia sẻ. Cùng với đó, có những rủi ro phát sinh từ những biến tướng khó lường, khó dự đoán và khó kiểm soát của kinh tế chia sẻ...
Hiện đang có xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các công ty thuộc loại hình KTCS ở Việt Nam, thậm chí chấp nhận thua lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị trường. Vì thế, các nhà đầu tư ngoại giữ vai trò dẫn dắt, chi phối các mô hình kinh doanh chia sẻ ở trong nước và kết nối với mạng lưới các chi nhánh khác ở nước ngoài.
Đơn cử như ví điện tử, một trong các mô hình KTCS đầu tiên tại Việt Nam với những cái tên quen thuộc như Payoo, MoMo... đến nay đã có tới vài chục triệu người sử dụng.



Để phát triển mô hình kinh tế chia sẻ đúng cách, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đề xuất hoàn thiện hệ thống luật pháp quản lý kinh tế chia sẻ, quy định rõ trách nhiệm giữa các bên trong kinh tế chia sẻ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ.
Cùng với đó là đề xuất nghiên cứu rà soát các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài hoặc có nguồn gốc từ nước ngoài là bên cung cấp nền tảng kết nối và hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam để xác định lỗ hổng pháp lý và bổ sung.
“Cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách về tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh chia sẻ trên thị trường trong nước”, ông Lưu Đức Khải cho biết. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực độc lập, tự chủ về công nghệ, phát triển nhanh các công nghệ nền tảng, nhất là các công nghệ nền tảng lớn, giảm dần lệ thuộc của nền kinh tế vào các nền tảng công nghệ lớn ở nước ngoài.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#kinh tế chia sẻ

Taxi truyền thống 'sống mòn' trong nền kinh tế chia sẻ
Tưởng chừng như Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực, sẽ chính thức khép lại “cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và xe công nghệ. Tuy nhiên, thông tin về việc hãng taxi Saigontourist bị yêu cầu mở thủ tục phá sản mới đây cho thấy dù “đình chiến” nhưng các hãng truyền thống vẫn đang “sống mòn” trong thời hạn áp dụng bắt buộc của Nghị định này.

Kinh tế chia sẻ và những thách thức từ đại dịch Covid-19
Sụt giảm doanh thu, thậm chí thua lỗ mạnh đang là tình cảnh chung của các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ trên toàn cầu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo các biện pháp giãn cách xã hội và sự sụt giảm chi tiêu của người dân. Liệu nền kinh tế chia sẻ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này để tiếp tục phát triển?

Bức tranh toàn cảnh về kinh tế chia sẻ trên thế giới
Năm 2019 tiếp tục chứng kiến sự phát triển sâu rộng mô hình kinh tế chia sẻ trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề cản trở các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ phát triển, song mô hình kinh tế này vẫn tiếp tục hứa hạn sẽ ngày càng gia tăng tỷ lệ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.

Hồi kết kinh tế chia sẻ?
Kinh tế chia sẻ nổi lên từ khủng hoảng kinh tế và bây giờ đang giảm nhiệt đột ngột...

Sự bùng nổ của kinh tế chia sẻ trên thế giới
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế chia sẻ được dự báo sẽ tiếp tục lan tỏa và chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong đời sống kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cản trở sự bùng nổ của mô hình này tại một số quốc gia.

Sự bùng nổ kinh tế chia sẻ trên thế giới
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế chia sẻ được dự báo sẽ tiếp tục lan tỏa và chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong đời sống kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cản trở sự bùng nổ của mô hình này tại một số quốc gia.
Đọc thêm Kinh doanh
Bài học từ xe đạp công cộng của Trung Quốc
Xe đạp công cộng (do chính phủ tài trợ) ở quận Xicheng của Bắc Kinh và Hohhot, Nội Mông sẽ dừng khỏi hoạt động. Trước đó, xe đạp công cộng ở Vũ Hán, Quảng Châu và những nơi khác cũng đã có thông báo tương tự. Hiện tại, hầu hết xe đạp công cộng là loại xe doanh nghiệp và xe đạp của cơ quan công quyền đã rút khỏi thị trường.
Hà Tĩnh huy động hơn 12,7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Các địa phương của Hà Tĩnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, con em xa quê tài trợ 12,790 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ về thuế hơn là giảm lãi suất cho vay
Chính sách hỗ trợ về thuế được doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận nhất, đồng thời hữu ích nhất, tiếp theo là chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn.
Thành Thành Công-Biên Hoà muốn huy động 1.200 tỷ đồng trái phiếu
Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hoà vừa ra nghị quyết phê duyệt các công việc liên quan đến phát hành 12 triệu trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ.
Nguyên do nào khiến ngành hàng không nước Mỹ chưa thể hoàn toàn phục hồi mặc dù số lượng du lịch vẫn tăng?
Nhờ đóng góp to lớn của vắc xin và nhu cầu đi lại hậu Covid-19 tăng cao, hoạt động du lịch hàng không giải trí tại Hoa Kỳ được đánh giá có khả năng khôi phục nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Các chuyên gia dự đoán du lịch giải trí tại nước này sẽ khôi phục ở mức năm 2019 vào đầu năm 2022 tới đây. Tuy nhiên mặc dù lượng đặt chỗ gia tăng nhưng ngành công nghiệp vẫn phải đối mặt với các thử thách khó khăn phía trước.
Dù chịu nhiều tác động do COVID-19, xuất khẩu dệt may vẫn tăng 6%
Theo số liệu báo cáo, xuất khẩu dệt may quý I - 2021 đạt gần 9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty con của Thuduc House bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu FDC của Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP Hồ Chí Minh sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 20/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (Thuduc House) năm 2020 là âm 25,95 tỷ đồng
Lãnh đạo Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua 500.000 cổ phiếu trước đấu giá
Công ty CP Nhựa An Phát Xanh dự kiến đấu giá 75 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá khởi điểm là 14.000 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp sẽ huy động được 1.050 tỷ đồng.
Quý I/2021, Formosa Hà Tĩnh thu gần 1,1 tỷ USD
Tổng doanh thu quý I/2021 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đạt 1.094 triệu USD, tạo đà tăng trưởng mới trong năm 2021.
Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tăng 41,5% trong quý I
Quý 1/2021, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ. Tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 710 triệu USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.