Thứ ba 01/07/2025 16:13
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Thiện, ác mong manh

12/10/2020 00:00
Nhiều chuyên gia cho rằng, quy định lãnh đạo doanh nghiệp đòi nợ phải có bằng đại học trở lên, doanh nghiệp phải có vốn tối thiểu 2 tỷ đồng, nhân viên phải mặc đồng phục là không cần thiết. Với loại hình kinh doanh nhạy cảm, ranh giới lao lý mong man

Một nhóm đối tượng mang theo dao, kiếm, súng đến tấn công, uy hiếp gia đình con nợ ở huyện Ý Yên, Nam Ðịnh cuối tháng 4/2018. Ảnh: PV.

Ði đòi nợ bằng đồng phục, con nợ chạy “mất dép”

Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 104/2007 về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nhằm hạn chế tối đa những bất cập của hoạt động kinh doanh này thời gian qua.

Trong dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi nội dung về điều kiện kinh doanh, bổ sung quy định về trang phục đối với nhân viên đòi nợ.

Theo đó, người lao động của doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi đi đòi nợ phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và xuất trình giấy giới thiệu của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi làm việc trực tiếp với chủ nợ, khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Theo báo cáo của các địa phương (TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An), thời gian qua vẫn xảy ra tình trạng DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tổ chức thành đoàn, tụ tập đông người với trang phục kiểu “xã hội đen”, “đầu gấu” để đi thu nợ, gây rối tại nơi ở, nơi sản xuất của cá nhân, tổ chức mắc nợ..., gây hoang mang, cản trở kinh doanh, ảnh hưởng đến danh dự, quyền tự do của cá nhân, của tổ chức mắc nợ.

Bộ Tài chính cho rằng, việc quy định về trang phục cho người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ là rất cần thiết để: Tăng cường sự giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động này thông qua việc nhận diện nhân viên đòi nợ; Hạn chế tình trạng tụ tập, gây rối như nêu trên; Giúp nâng cao nhận thức của xã hội về ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng là ngành nghề hợp pháp; Tạo sự yên tâm cho tổ chức, cá nhân khách nợ khi tiếp xúc, làm việc với những nhân viên đòi nợ có mang trang phục. Việc quy định về trang phục còn tạo ra ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hạn chế các vi phạm khi thực hiện đòi nợ, thể hiện sự chuyên nghiệp của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Theo dự thảo Nghị định này, Bộ Công an sẽ là đầu mối chỉ đạo công an các cấp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

“Đi đòi nợ mà mặc đồng phục thì chưa đến nơi “con nợ” đã chạy “mất dép”. Do đó, chỉ cần ăn mặc chỉnh tề, không cần “hổ báo” và quan trọng là kinh nghiệm xử lý tình huống”, anh Hùng (45 tuổi), chủ một DN kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ ở quận Bắc Từ Liêm nói.

Cũng bàn về vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO cho rằng, nhân viên đòi nợ cần những kỹ năng giao tiếp, thương lượng và tạo được thiện cảm với người bị đòi nợ. Do đó, khi các nhân viên này mặc đồng phục có thể khiến đối phương không thiện cảm và gây khó khăn cho công việc ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Còn theo PGS.TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, với dịch vụ kinh doanh đòi nợ, đồng phục hay không, không quan trọng. “Đòi nợ thuê là một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, cần có những quy định cụ thể để đảm bảo cho họ quyền tự do kinh doanh, tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Quan trọng nhất là các bộ, ngành làm sao để quản được loại hình dịch vụ này, đòi được nợ cho dân và DN, không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự”, bà An bày tỏ.

Người đòi nợ đa số có tiền án, tiền sự

Theo anh Hùng chủ DN kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ, có tới 70-80% nhân viên hoạt động trong lĩnh vực đặc thù này có tiền án, tiền sự.

Thế nhưng, trong dự thảo Nghị định nói trên, Bộ Tài chính cho rằng, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là hoạt động nhạy cảm về mặt xã hội, dễ xảy ra các vi phạm về an ninh, trật tự do hành vi đòi nợ bất hợp pháp, cần quy định kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một loại hình kinh doanh có điều kiện.

Cũng tại dự thảo Nghị định này, một trong những điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ được nêu rõ: “Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh”.

Không đồng tình với quan điểm này, Luật sư Trương Thanh Đức, cho rằng: “Thực tế, kinh doanh đòi nợ là một dịch vụ không đòi hỏi phải có kiến thức học thuật. Mặt khác, với chất lượng bằng cấp hiện nay, việc “sắm” một bằng đại học chuyên ngành không phải là khó, mà năng lực thực chất lại không phản ánh qua bằng cấp. Cách quy định như vậy có thể dẫn đến tình trạng “thuê” bằng hoặc những tiêu cực khác khi đăng ký kinh doanh với hoạt động này”.

Dẫn ví dụ ở Australia, luật sư Đức cho hay, ở đây kinh doanh đòi nợ không đòi hỏi bằng cấp của người quản lý cấp cao mà chỉ nêu những yêu cầu chặt chẽ như: “Không được gọi điện đòi nợ trước 9 giờ sáng, không được gọi vào chủ nhật, ngày lễ”. Trong khi đó, quy định về đòi nợ của Việt Nam lại thiếu những nội dung này.

Còn theo anh Hùng, 80% chủ DN kinh doanh loại hình này không có bằng đại học, nhân viên càng không thể có. “Chủ yếu cả “sếp” và nhân viên đều là người máu mặt, thậm chí tiền án, tiền sự nhiều hơn... tiền mặt”, anh Hùng cho hay. Anh Hùng cho rằng, người có học sẽ kinh doanh các dịch vụ khác an toàn hơn không phải đụng chạm đến pháp luật như kiểu đòi nợ thuê. Hơn nữa, để hoạt động yên ổn, loại hình kinh doanh này như ở Hà Nội, những công ty này thường phải có người chống lưng, có thể là các lãnh đạo phòng hình sự, hoặc lãnh đạo công an quận, huyện nơi DN này có trụ sở.

“Nợ thì phải trả. Với mỗi “phi vụ làm ăn”, DN đòi nợ sẽ được trả hoa hồng 50%, hoặc 40-60% tùy tính chất phức tạp của vụ việc. Song hầu hết những vụ họ tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê đều thuộc dạng rất khó đòi. Ông nào có tí học, có quan hệ, khi đi đòi nợ sẽ gọi cho “người có tóc” - lãnh đạo chính quyền địa phương để giải quyết, chấp nhận san sẻ lợi ích. “Chẳng hạn, ông A đi đòi nợ 2 tỷ đồng liền gọi cho trưởng/phó công an phường, quận thỏa thuận động viên người ta trả nợ, thành công thì lãnh đạo đó sẽ được hưởng khoảng 300-500 triệu đồng. Nhanh gọn!”, anh Hùng cho hay.

Theo anh Hùng, mỗi người đòi nợ có một “bí quyết riêng”, không ai chia sẻ ra ngoài. Chẳng hạn, có những vụ đòi nợ không cần dùng đến vũ lực con nợ vẫn phải trả tiền. Thí dụ, họ cho người theo dõi vợ con của “con nợ” đi lại trên đường, lái xe tông thẳng vào, chỉ gây xây xước nhẹ. Thậm chí, nhóm đòi nợ sẵn sàng chở người bị nạn vào viện, lo cả thuốc thang, viện phí. Sau đó, uy hiếp tinh thần khiến “con nợ” phải trả”, anh Hùng kể.

Cũng theo người này, trước đây, các biện pháp “khủng bố” tinh thần hay được giới đòi nợ áp dụng như ném chất bẩn vào nhà “con nợ”, cho người lạ đeo khẩu trang la cà quanh nhà lúc nửa đêm, bám theo mọi di biến động của vợ con hoặc người yêu của “con nợ”...

Cao tay hơn, theo anh Hùng, giới đòi nợ có thể dùng “mỹ nhân kế” tìm cách làm quen với “con nợ” rồi cho vào bẫy, quay phim chụp ảnh. Nếu “con nợ” không chịu trả sẽ đe dọa tung lên mạng xã hội hoặc báo cho vợ con biết... khiến đối phương sợ hãi, lập tức xoay tiền trả nợ.

Vốn là “nghề rất bạc” nhưng theo anh Vinh (chủ một DN thu hồi nợ ở Hà Nội), thu nhập của người đòi nợ không cao, chỉ 7-8 triệu đồng/tháng. Để tăng thu nhập, đòi hỏi người đòi nợ phải làm được việc. Trước hết, những người này phải có kỹ năng đàm phát tốt, hoạt bát, biết ăn nói, và có những “độc chiêu” riêng. Một điều không thể thiếu nữa là họ phải am hiểu pháp luật để không phạm pháp, tránh được những ranh giới mong manh có thể dẫn họ đến vòng lao lý.

Dự thảo Nghị định 104 của Bộ Tài chính tiếp tục giữ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng. Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý thuộc Ðại học Fulbright Việt Nam cho rằng, vốn điều lệ của DN chỉ mang tính hình thức, pháp luật không nên áp đặt. Do đó, đặt ra quy định này chính là gây khó cho DN. Một DN hoạt động chỉ cần có đầy đủ cơ sở vật chất và con người hợp pháp.

Tuấn Nguyễn

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.