Thứ năm 10/07/2025 00:53
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Kiện phòng vệ thương mại – “Sảy một ly” không chỉ “đi một dặm”

12/10/2020 00:00
Khi EVFTA chính thức có hiệu lực (từ ngày 1/8), doanh nghiệp Việt Nam lại phải đối mặt với một vấn đề không mới nhưng rất đáng lo ngại: Các vụ kiện phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng.

Những con số mà Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đưa có thể sẽ khiến nhiều người phải giật mình. Chỉ trong 06 tháng đầu năm 2020, Bộ Công thương đã tiếp nhận xử lý 13 vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa Việt Nam. Đó là chưa kể, 06 vụ việc khác cũng đang nằm trong diện xem xét, có nguy cơ sẽ sớm bị khởi xướng điều tra trong tương lai gần. Những vụ việc điều tra đối với hàng hóa Việt Nam cũng rất đa dạng. Từ điều tra chống bán phá giá (AD), điều tra chống lẩn tránh (AC), điều tra chống trợ cấp (CVD) cho đến tự vệ thương mại (SG)... Danh sách các nước khởi xướng điều tra với hàng hóa Việt Nam cũng đến từ khắp các châu lục với Mỹ, Ấn Độ, Canada, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ...

Cơ cấu vụ việc PVTM do nước ngoài áp dụng với hàng hóa Việt Nam 2019

Trong hoạt động giao thương quốc tế, hàng hóa Việt Nam phải đối mặt với những vụ kiện tụng, dù bởi lý do “vô tình” hay “cố tình” từ các nước khác, thì cũng là chuyện rất bình thường. Nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đã chỉ rõ: Nhiều mặt hàng của Việt Nam có lợi thế đặc biệt về chất lượng và giá cả. Bởi ưu thế đó, chúng ta dễ dàng trở thành đối thủ cạnh tranh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các sản phẩm tương tự trong nội địa các nước nhập khẩu (hoặc các mặt hàng tương tự từ các nước xuất khẩu khác). Từ thực tế đó thì việc các nước này có những hành động mang tính chất phòng vệ thương mại, bảo hộ hàng hóa nội địa... cũng không có gì khó hiểu.

Vướng mắc pháp lý sẽ gây hệ lụy lớn cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam (ảnh minh họa)

Là một quốc gia có nền kinh tế mở, hội nhập sâu với nhiều FTA song phương, đa phương ràng buộc, chúng ta phải chấp nhận việc các nước sử dụng những biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp quy định của WTO, cũng như các FTA để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Vấn đề là trong bối cảnh Việt Nam chưa được những đối tác lớn như Mỹ, EU công nhận có nền kinh tế thị trường thì việc phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, khi xuất phát từ chính các nước này sẽ dẫn đến những hệ lụy bất lợi.

Điều đáng bàn là cho đến nay, một phần không nhỏ doanh nghiệp Việt Nam tham gia cuộc chơi thương mại quốc tế lại chưa có ý thức hoặc sự hiểu biết đầy đủ về những nguy cơ. Chưa nói đến các vụ kiện phòng vệ thương mại do yếu tố khách quan (các nước bảo hộ sản phẩm nội địa) thì không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp vấn đề pháp lý thương mại xuất phát từ tầm nhìn kinh doanh, cách thức làm ăn chụp giật. Những doanh nghiệp này vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt sẵn sàng tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; tiếp tay cho hoạt động gian lận thương mại. Đối mặt với tình trạng đó, Bộ Công thương và các tổ chức hữu trách cũng đành bó tay, không thể giải cứu khi kiện tụng thương mại xảy ra.

Để minh họa thêm về vấn đề này, chúng ta trở lại với hiện thực “nóng bỏng” đang xảy ra với ngành Gỗ xuất khẩu. Ngày 11/6/2020, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp áp dụng với sản phẩm gỗ dán của Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là khoảng 309 triệu USD, chiếm 5,8% tổng lượng gỗ thuần túy Việt Nam. Cần biết, Hoa Kỳ đang áp thuế chống bán phá giá 183,36% và thuế chống trợ cấp 22,98% - 194,9% với các sản phẩm gỗ dán Trung Quốc. Một khi bị áp thuế chống lẩn tránh thuế, toàn bộ sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam sẽ phải chịu thuế suất tương tự mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nếu khả năng xấu nhất này xảy ra, nghành Gỗ xuất khẩu nói chung, mặt hàng gỗ dán xuất khẩu nói riêng, chắc chắn chịu ảnh hưởng nặng nề.

Gỗ xuất khẩu Việt Nam lao đao khi Hoa Kỳ khởi xướng điều tra

Hoa Kỳ đang là thị trường lớn nhất của ngành Gỗ xuất khẩu Việt Nam (với doanh số hơn 5 tỷ USD/năm). Việt Nam phải hành động quyết liệt để giữ thị trường này. Nhưng muốn làm điều đó thì vấn đề đầu tiên nằm ở chính nhận thức của các doanh nghiệp và tiếp theo là hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng. Chúng ta sẽ khó thuyết phục Hoa Kỳ, khi vẫn còn tình trạng các dây chuyền sản xuất gỗ của Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam, sau đó đóng mác Việt Nam xuất khẩu (với doanh số hàng trăm triệu USD/năm) bị phát hiện.

Một điều chắc chắn, như Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhận định: “Diễn biến phức tạp của các vụ khởi kiện thương mại quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các doanh nghiệp trong việc quyết định duy trì hoặc mở rộng đầu tư, sản xuất đối với một số mặt hàng sản phẩm”. Thực tế, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng đã phát đi những cảnh báo danh sách 12 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ cao bị mạo danh xuất xứ gồm: Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, đệm mút, tủ gỗ, đá nhân tạo, lốp xe tải và xe khách, xe đạp điện, ống đồng, khớp nối bằng thép, bánh xe thép, thép tiền chế, vỏ bình ga, ghim đóng thùng.

Lốp xe sản xuất tại Việt Nam cũng từng vướng vào những lùm xụm kiện tụng thương mại

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang để lại hệ lụy sâu sắc, sự thông suốt và quy mô của hoạt động xuất khẩu hàng hóa sẽ là đảm bảo sống còn cho quá trình hồi phục, cũng như phát triển ổn định, lâu dài của nền kinh tế. Trong bối cảnh các vụ phòng vệ thương mại đang gia tăng, Việt Nam cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Đồng thời, thúc đẩy các cải cách để tạo tiền đề thuận lợi cho một số đối tác lớn sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Nhưng cốt lõi vấn đề, có lẽ nằm ở chính các doanh nghiệp Việt Nam. Như Bộ Công thương đã khuyến nghị: “Doanh nghiệp cần không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài “trừng phạt” rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu liên quan”.

Tham gia cuộc chơi thương mại toàn cầu, với hàng loạt FTA ràng buộc, doanh nghiệp “sảy một ly” thì cái giá phải trả chắc chắn không chỉ là “đi một dặm”.

Bình Nguyễn

Tin bài khác
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tìm giải pháp đột phá để Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế hai chữ số.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phối hợp, gỡ vướng mắc để Hà Nội sớm hiện thực hóa trục Sông Hồng, kiến tạo biểu tượng cho Thủ đô.
Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn.
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.