Thứ bảy 19/07/2025 06:32
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Kẽ hở nào khiến nông sản Việt bị mạo danh?

12/10/2020 00:00
Quá trình xuất khẩu qua nhiều trung gian nhưng đứt đoạn ở nhiều khâu khiến việc truy xuất nguồn gốc, phát hiện các lỗ hổng rất khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến các sản phẩm của Việt Nam dễ bị "mạo danh" khi xuất khẩu ra thị tr
Kẽ hở nào khiến nông sản Việt bị mạo danh?
Xoài là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp, đem đến nguồn thu hàng triệu đô la cho tỉnh này. Ảnh minh họa: Trung Chánh

Mới đây, một số lô hàng xoài Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị ngành chức năng nước này giữ lại vì không đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Quốc gia này cũng có quyết định tạm dừng nhập khẩu xoài của Việt Nam để thực hiện rà soát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Trên những lô hàng xoài nói trên có dán nhãn hai mã vùng trồng xuất phát từ hợp tác xã xoài Mỹ Xương của Đồng Tháp. Điều đáng nói là vào thời điểm đó, sản phẩm xoài ở hợp tác xã này đã hết vụ mùa. Hơn nữa, đại diện phía hợp tác xã xoài Mỹ Xương cũng xác nhận rằng trong các đối tác ký hợp đồng với hợp tác xã, không có đơn vị nào xuất khẩu hàng sang Trung Quốc.

Quản lý lỏng lẻo

Nguyên nhân của tình cảnh trớ trêu này xuất phát từ việc quản lý mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chưa chặt chẽ từ đơn vị cấp mã số (Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến các địa phương. Hiện cũng chưa có quy định cụ thể về các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm sử dụng mã số vùng trồng khi chưa được chủ sở hữu đồng ý.

Ngoài ra, công tác phối hợp giữa cơ quan hải quan phía Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc còn nhiều kẽ hở. Hàng hóa có thể được thông quan khi không có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu mà chỉ căn cứ trên mã số vùng trồng đăng ký với hải quan. Hay hàng được thông quan mà không cần sự xác nhận của chủ mã vùng trồng. Đôi lúc doanh nghiệp mang mã vùng trồng thật chỉ xuất 10 nhưng đến tay người tiêu dùng cuối cùng Trung Quốc, con số tăng lên 20 do những nhà xuất khẩu khác “mượn” mã vùng trồng.

Từ thực trạng nêu trên, cần có giải pháp để bảo vệ trái xoài Đồng Tháp nói riêng và các mặt hàng nông sản khác nói chung khi xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Ngoài các giải pháp như chế tài hay vận động, tập huấn cho nông dân và các doanh nghiệp, cũng cần có các chiến lược gắn liền quản trị chuỗi cung ứng thông suốt từ lúc trái xoài còn trên cây đến lúc sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Kết nối các hộ nông dân nhỏ lẻ...

Đầu tiên, quá trình xuất khẩu qua nhiều trung gian và đứt đoạn ở nhiều khâu nên việc truy xuất nguồn gốc và phát hiện các lỗ hổng rất khó khăn. Do vậy, doanh nghiệp có thể tính đến việc giảm bớt khâu trung gian để bán trực tiếp đến nhà bán lẻ hoặc đại lý lớn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường làm ăn dựa vào mối quan hệ. Mạng lưới làm ăn chằng chịt nên việc tiếp cận các công ty lớn của Trung Quốc là điều mà các công ty làm ăn nhỏ lẻ của Việt Nam không thể đảm nhận. Hơn nữa, Trung Quốc đang ngày càng siết chặt các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi thu nhập và yêu cầu của người dân nước này ngày càng cao hơn, thúc đẩy nhà bán lẻ Trung Quốc tiếp cận nguồn cung chất lượng từ Việt Nam.

Vì vậy, cần thành lập một công ty hay một liên minh thật mạnh tại Việt Nam có thể nối kết để tiêu chuẩn hóa ở mức độ cao nhất cho hoạt động trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển đối với các hộ nông dân nhỏ lẻ trong mạng lưới.

Hoạt động mua bán của các nhà vườn đối với thị trường nước ngoài cần được thông qua liên minh này. Khi có quy mô thị trường sản xuất và quản lý chất lượng tốt thì sản phẩm có thể được tiếp cận các công ty lớn của Trung Quốc.

Tiêu chuẩn hóa từ giai đoạn đầu vào đến đầu ra

Về lâu dài, cần định hướng sang nghiên cứu và chế biến cả mặt hàng cao cấp hơn từ trái xoài như nước ép, xoài cấp đông… để tăng giá trị gia tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Quan trọng hơn cả là việc sản xuất theo chuỗi với mô hình quản lý và kết nối từ giai đoạn đầu vào đến đầu ra. Các công nghệ có thể ứng dụng là IoT và big data để quản lý vườn trồng, chế biến và đóng gói; công nghệ blockchain để phục vụ truy xuất và vận chuyển từ tay người nông dân đến cơ sở bán lẻ, siêu thị của nước nhập khẩu (không chỉ là thị trường Trung Quốc mà còn dành cho các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ).

Nhìn chung, giống như các mặt hàng cần nhiều linh kiện, phụ tùng như điện tử hay ô tô, ngành nông nghiệp xuất khẩu cũng cẩn quản lý theo chuỗi và thành lập liên minh. Đây là giải pháp căn cơ để nâng cấp hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản và đề bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm. Điều này cũng giúp tạo ra giá trị cao cho thương hiệu hàng Việt nói chung do chúng ta làm ăn với tư cách một người làm ăn quy mô lớn (liên kết nhiều thành phần làm ăn nhỏ lẻ).

Phan Đình Mạnh

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.