Thứ tư 23/07/2025 17:13
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hôm nay (21/7), Quốc hội tiếp tục thực hiện công tác nhân sự

21/07/2021 11:10
Ngày 21/7, Quốc hội bầu TTK Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước; thảo luận về chương trình giám sát, xây dựng luật.

Kiện toàn nhân sự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội

Trong ngày làm việc thứ 2 (21/7), Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành các thủ tục để bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự để bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách và bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua các nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên họp thứ nhất để phê chuẩn nhân sự Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo quy định.

Trước đó, ngày 20/7, Quốc hội đã bầu 18 thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Hôm nay (21/7), Quốc hội tiếp tục thực hiện công tác nhân sự - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV ra mắt Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước. Ảnh: TTXVN

Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV tiếp tục được các đại biểu tín nhiệm, bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

4 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV gồm:

- Ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội khóa XIV.

- Ông Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

- Ông Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV.

- Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

13 Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XV gồm:

- Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương.

- Ông Hoàng Thanh Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.

- Bà Lê Thị Nga - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV.

- Ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV

- Ông Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

- Thiếu tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an

- Ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội khóa XIV

- Bà Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội khóa XIV

- Ông Lê Quang Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV

- Ông Vũ Hải Hà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XIV

- Ông Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khóa XIV

- Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

- Ông Dương Thanh Bình - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

Thảo luận về dự kiến chương trình giám sát, xây dựng luật, pháp lệnh

Cũng trong sáng 21/7, Quốc hội nghe Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022; nghe báo cáo kết quả phê chuẩn nhân sự Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Ủy viên Thường trực và Ủy viên Chuyên trách.

Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Hôm nay (21/7), Quốc hội tiếp tục thực hiện công tác nhân sự - Ảnh 3.

Quang cảnh Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo dự thảo Nghị quyết, Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 2 theo quy trình tại một kỳ họp).

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) Quốc hội sẽ thông qua 06 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết, bao gồm: i) Luật Cảnh sát cơ động; ii) Luật Điện ảnh (sửa đổi); iii) Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); iv) Luật Thanh tra (sửa đổi); v) Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); vi) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; vii) Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Bên cạnh đó, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng cho ý kiến về 03 dự án luật, bao gồm: i) Luật Dầu khí (sửa đổi); ii) Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); iii) Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), Quốc hội thông qua 03 dự án luật, bao gồm: i) Luật Dầu khí (sửa đổi); ii) Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); iii) Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Quốc hội cho ý kiến 01 dự án luật: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV cũng sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ: i) Xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật; ii) Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; iii) Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề...; iv) Xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

-Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ: i) Xem xét các báo cáo của Chính phủ về: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật; ii) Xem xét các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội; iii) Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; d) Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề...; iv) Xem xét các báo cáo công tác năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; v) Xem xét báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (nếu có).

Tạ Hiển

Tin bài khác
Gia Lai: Đẩy nhanh quy hoạch “viên ngọc quý” du lịch Biển Hồ – Chư Đăng Ya

Gia Lai: Đẩy nhanh quy hoạch “viên ngọc quý” du lịch Biển Hồ – Chư Đăng Ya

Khu du lịch Biển Hồ - Chư Đăng Ya nằm trên tuyến du lịch chính của vùng Bắc Tây Nguyên, diện tích khoảng 5.191 ha, có lợi thế phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với Biển Hồ, Núi lửa, Đồi Chè…
Bất động sản nửa cuối năm 2025: Chờ phục hồi từ các đô thị đa cực sau sáp nhập tỉnh

Bất động sản nửa cuối năm 2025: Chờ phục hồi từ các đô thị đa cực sau sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh, thành sẽ hình thành nên các đại đô thị và vùng kinh tế động lực mới, tạo sự quan tâm mạnh mẽ tại nhiều khu vực có thông tin sáp nhập, ngay từ khi chưa chính thức.
Tái định cư tại chỗ giúp tháo “nút thắt” giải phóng mặt bằng

Tái định cư tại chỗ giúp tháo “nút thắt” giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai 2024 với quy định tái định cư tại chỗ giúp giải phóng mặt bằng nhanh chóng. Đây là giải pháp then chốt cho các dự án và thu hút đầu tư hiệu quả.
Thị trường văn phòng: Khách thuê chuyển ra rìa trung tâm để giảm chi phí

Thị trường văn phòng: Khách thuê chuyển ra rìa trung tâm để giảm chi phí

Văn phòng cho thuê tại 2 thành phố lớn đều ghi nhận giá giảm nhẹ. Riêng TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ lấp đầy hạng A và B đều giảm trong quý II/2025.
Vì sao dòng tiền đầu tư bất động sản tiếp tục “Nam tiến”?

Vì sao dòng tiền đầu tư bất động sản tiếp tục “Nam tiến”?

Dòng tiền đầu tư bất động sản đang dịch chuyển mạnh từ Bắc vào Nam. Vì miền Bắc giá neo cao, sức hút giảm, trong khi miền Nam bùng nổ dự án, giá hợp lý...
Thị trường nhà ở: Chênh lệch lớn giữa cung – cầu

Thị trường nhà ở: Chênh lệch lớn giữa cung – cầu

Savills dự báo triển vọng dài hạn thị trường nhà ở Việt Nam sẽ được củng cố nhờ các cải cách pháp lý, hạ tầng giao thông và xu hướng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu tăng trưởng mạnh.
Những yếu tố nào khiến giá bất động sản khó giảm?

Những yếu tố nào khiến giá bất động sản khó giảm?

Thị trường bất động sản chứng kiến nguồn cung tăng mạnh nhưng giá liên tục thiết lập mặt bằng mới. Các chuyên gia chỉ ra nhiều nguyên nhân sâu xa khiến giá nhà khó giảm.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

Sự kết hợp giữa nền tảng sản xuất, chính sách linh hoạt và chất lượng sống cao giúp Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư chiến lược.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Thiết kế cv online nổi bậtTin đăng việc làm bắc ninh tại Vieclam24h