Học cách xây dựng niềm tin với vai trò lãnh đạo

15:50 30/09/2022

Trong kinh doanh, niềm tin ở đây là sự tự tin không bị lung lay, sức thuyết phục và tin tưởng rằng bạn làm đúng như những gì nói ra, cũng như mang đến kết quả cho công ty và khách hàng. Đó là niềm tin.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Trong thế giới phân mảnh nhưng tồn tại những kết cấu chặt chẽ, niềm tin trở thành một nền tảng, là sự dẫn dắt và định hướng để người ta không lạc lối. Vấn đề đặt ra ở đây là tin vào điều gì? Nhất là khi chúng ta đã chịu đựng quá nhiều sự đớn đau khi những hình mẫu lãnh đạo trước đó sụp đổ trong giai đoạn khủng hoảng.

Niềm tin trước hết nên bắt đầu chính bản thân chúng ta. Mỗi người cần là lãnh đạo của chính mình. Khả năng lãnh đạo của con người không phải là một tài năng thiên bẩm, nó hoàn toàn là một khả năng có thể tạo dựng.

Niềm tin là “liều thuốc bổ” nhưng không phải về đức tin. Trong kinh doanh, niềm tin ở đây là sự tự tin không bị lung lay, sức thuyết phục và tin tưởng rằng bạn làm đúng như những gì nói ra, cũng như mang đến kết quả cho công ty và khách hàng. Đó là niềm tin.

Bạn cũng cần phải xây dựng mô hình kinh doanh bền vững để mang lại thành công cho công ty của bạn và đội ngũ nhân sự vững mạnh để phân công nhiệm vụ. Một doanh nghiệp phát triển bền vững là có khả năng thay đổi theo những xu thế và tình hình kinh tế chung. Duy trì sự thông thái sẽ giúp bạn mở rộng việc kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận.

Hơn nữa, bạn phải học cách hình dung ra tầm nhìn cụ thể và chấp nhận bắt đầu từ con số 0, đồng nghĩa với việc sẵn sàng cắt giảm những nhân sự không còn phù hợp với giá trị của bạn khi mối liên kết quan trọng hơn bàn giao công việc. Hãy hướng sự tập trung vào những người có cùng giá trị cốt lõi khi công ty của bạn sẽ tạo ra nhiều tác động đáng kể hơn nữa và giúp bạn hoàn thành sứ mệnh đề ra, vì mọi người đều hướng về một mục tiêu chung. Bạn cần phải có niềm tin vào bản thân và tin tưởng mình có đủ khả năng để đưa công ty lên một tầm cao mới.

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để tin tưởng vào bản thân hơn nữa:

Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình

Điểm mạnh là vốn liếng quan trọng để thành công nên cần phải phát huy tối đa. Điểm yếu là rào cản ngăn lối đến thành công nên cần phải khắc phục và cải tiến.

Làm chủ bản thân là biết rõ mình mạnh cái gì để gia tăng sự tự tin và hiểu mình yếu cái gì để khắc phục.

Làm chủ bản thân là luôn có thái độ lạc quan, tích cực trên thương trường: tự tin vào điểm mạnh của mình và không khiếp sợ trước điểm mạnh của đối phương; không tự ty về điểm yếu của mình, luôn tìm cách cải thiện và tìm điểm yếu của đối phương để có sách lược tiến công hiệu quả.

Đối mặt trực tiếp với những lo lắng 

Ví dụ như, có phải bạn ngần ngại khi để nhân sự nào đó rời khỏi công ty? Hãy tự hỏi bản thân rằng liệu người đó có còn phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty hay không? Đừng lấy số tiền mang về cho công ty của bạn làm lý do để giữ chân họ, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến thành quả trong ngắn hạn và dài hạn.

Những nhà lãnh đạo có thể dùng hành động để vượt qua nỗi sợ hãi, cho dù đó có là gì đi chăng nữa. Để đối mặt với nỗi sợ, bạn có thể tham gia các cộng đồng kết nối doanh nhân, nơi bạn có thể giải bày và chia sẻ những khó khăn gặp phải trong việc kinh doanh. Như vậy, các nhà lãnh đạo khác với kinh nghiệm từng trải có thể giúp bạn vượt qua khó khăn.

Nỗi sợ hình thành từ tâm trí và ngăn chúng ta tiến bước. Vượt qua những rào cản tâm lý này sẽ giúp bạn hướng đến thành công. Hãy xem thách thức chính là cơ hội để ta phát triển và tốt hơn.

Biết rõ những giá trị mà mình theo đuổi

Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi là quan trọng trong các tình huống khác nhau. Niềm tin này định hướng các quyết định và hành động của chúng ta. Nói cách khác, giá trị chính là nhận thức về những điều tốt hay xấu, đúng hay sai.

Giá trị là cơ sở để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, vì thế hãy hiểu rõ, chọn lựa, kiến tạo và duy trì những giá trị tích cực bạn đang có liên quan mật thiết đến ngành nghề doanh nghiệp bạn cần phát triển.

Luôn đón nhận cơ hội

Là một nhà lãnh đạo, bạn muốn đón nhận những cơ hội nhưng không thể làm điều đó nếu chỉ theo đuổi một kết quả duy nhất. Nhiều doanh nhân thường chỉ tập trung vào kết quả sau cùng, trong khi số khác thiên về quá trình thực hiện. Con đường kinh doanh là cả kết quả và quá trình thực hiện, đồng thời điều chỉnh và cải thiện trong toàn bộ quá trình. Bạn phải học cách tin tưởng vào quá trình và hành trình kinh doanh của bản thân. Câu trả lời mà ta đang tìm kiếm sẽ xuất hiện vào thời điểm chúng ta sẵn sàng đón nhận điều đó. Việc này tương tự như câu nói “học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện”.

Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn

Bất kỳ ai cũng đều phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, chỉ có khác là bạn làm như thế nào để vượt qua điều đó.Một khi đi qua được cú sốc đầu tiên, bạn sẽ nhận ra đó là cơ hội giúp bản thân trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn. Khi giữ vững thái độ lạc quan, bạn có thể hiểu rõ tình hình và đưa ra quyết định tốt hơn. Sau đây là những lời khuyên mà bạn nên làm khi đối mặt với khó khăn:

- Giữ sự lạc quan và không bỏ cuộc.

- Hãy hành động, đừng chỉ ngồi yên một chỗ và tự an ủi bản thân.

- Tìm đến sự giúp đỡ từ những người khác.

T.H