
Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại
Những năm gần đây, các tranh chấp thương mại xảy ra ở mức độ phức tạp và thường xuyên hơn, đặc biệt là trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp đều có mong muốn sử dụng kết hợp nhiều phương thức để giải quyết các tranh chấp thay vì chỉ sử dụng riêng trọng tài hoặc hòa giải.

Trong giai đoạn dịch bệnh, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã gia tăng tranh chấp phát sinh.
Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), trên thực tế, việc sử dụng các mô hình giải quyết tranh chấp thay thế kết hợp đang là một xu hướng phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới bởi tính hiệu quả mà nó mang lại.
Tại Việt Nam, với ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19 thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí có những doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, giải thể.
Với những thách thức này, doanh nghiệp đã và đang gấp rút tìm kiếm cho mình giải pháp để trụ vững, tồn tại và hồi phục. Trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp. Tranh chấp có thể phát sinh ở bất kỳ thời điểm nào, điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Theo ghi nhận của VIAC, trong giai đoạn dịch bệnh đã cho thấy sự gia tăng đối với nhóm tranh chấp phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (giao hàng không đúng thời hạn, thực hiện công trình không đúng theo tiến độ hợp đồng, không thanh toán hoặc chậm thanh toán....
Theo đó, doanh nghiệp khởi kiện ra VIAC phần nhiều nhằm mục đích yêu cầu bên vi phạm thanh toán, bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng... VIAC và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) là một trong số ít tổ chức giải quyết tranh chấp bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trên thế giới và là tổ chức duy nhất tại Việt Nam đưa vào áp dụng cơ chế phí hỗ trợ.
Trong tình hình này, VIAC và VMC đã nghiên cứu để phát triển các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất đem lại kết quả (giải quyết triệt để tranh chấp và đảm bảo khả năng thực thi), tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với chỉ sử dụng trọng tài hoặc hoà giải độc lập.
VIAC và VMC đã nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh phù hợp để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong thời gian qua và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia tố tụng trọng tài; đảm bảo quy trình tố tụng trọng tài không chậm trễ và việc nhận và gửi các văn thư, thông báo được thực hiện đúng quy trình, thủ tục.
VIAC và VMC cũng tăng cường tổ chức các phiên xử trực tuyến qua hình thức hội nghị trực tuyến. Hình thức này cũng được các Hội đồng Trọng tài khuyến nghị đến các bên để xử lý kịp thời, tránh kéo dài thời gian vụ tranh chấp. Các vấn đề về thủ tục, trang thiết bị cũng đã được VIAC chuẩn hóa nhằm hỗ trợ các bên và Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.
Với vai trò là đơn vị có chức năng giải quyết tranh chấp, VIAC vàVMC hy vọng các doanh nghiệp sẽ bền bỉ để giữ vững, duy trì hoạt động trong thời gian này để từ đó có cơ sở khôi phục và phát triển trong tương lai.
PV
- Điều gì khiến Việt Nam ngày một thu hút các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc?
- Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
- Sức huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội đang tiếp tục tăng trưởng
- Cốc Cốc chính thức tham gia vào cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo
- Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng
Cùng chuyên mục


Vai trò của luật sư với việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động của doanh nghiệp

Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trình tự, thủ tục giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Công bố 10 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế