Chủ nhật 25/05/2025 04:58
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Hà Nội đề xuất thu hồi nhà tái định cư không có người về ở

12/10/2020 00:00
Để tránh lãng phí và thất thoát ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quỹ nhà tái định cư, Sở Xây dựng có đề xuất thu hồi các căn hộ này sau 2 năm người dân không về ở, để bán đấu giá thu hồi vốn.

Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có chủ trương xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng. Tổng số 20 dự án với quy mô 14.525 căn đặt hàng, về cơ bản đáp ứng số lượng căn hộ cho giai đoạn 2017 - 2020. Theo cơ chế đặt hàng trên, thì số lượng căn hộ tái định cư đến năm 2020 thừa 5.322 căn hộ.

Về vấn đề này, đại diện Phòng phát triển đô thị (Sở Xây dựng Hà Nội) cho hay, vừa qua đã công bố công khai danh sách 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội nhưng chưa liên hệ với Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà cũng như chưa nộp tiền và nhận nhà.

Theo Phòng phát triển đô thị, đối với trường hợp nhà tái định cư bỏ trống vì chưa có phương án sử dụng, bố trí cho người dân chỉ chiếm số lượng rất ít với khoảng 76 căn. Số còn lại tập trung vào trường hợp căn hộ nhà tái định cư bỏ trống do người dân không đến nhận nhà.

“Đây là trường hợp thành phố đã có quyết định bố trí về ở cho hộ cụ thể nhưng người dân lại chưa đến nộp tiền và chưa nhận nhà. Số trường hợp này hiện có số lượng khá lớn. Vì vậy, để tránh lãng phí và thất thoát ngân sách đầu tư của Nhà nước cho quỹ nhà tái định cư, Sở có đề xuất thu hồi các căn hộ này sau 2 năm người dân không về ở, để bán đấu giá thu hồi vốn”, vị cán bộ cho hay.

Theo vị cán bộ này, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân được phân nhà tái định cư trì hoãn để rao bán, hưởng chênh lệch. ha noi de xuat thu hoi nha tai dinh cu khong co nguoi ve o hinh anh 1

Khu nhà tái định cư Sài Đồng bỏ hoang nhiều năm, không có người về ở.

Trong thời gian qua, rất nhiều căn hộ, công trình nhà tái định cư mọc lên ở Thủ đô nhưng lại không có người đến ở hoặc bỏ hoang nhiều năm trời gây bức xúc dư luận.

Điển hình, dự án nhà tái định cư do chủ đầu tư là công ty đầu tư thuộc khu đô thị mới Sài Đồng được triển khai từ năm 2001-2006, với mục đích tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án GPMB, mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên).

Một trong những lý do khiến cho người dân không muốn ở tại tòa nhà tái định cư này một phần là do họ phản ánh rằng, chất lượng công trình tại đây kém, không đủ điều kiện sinh sống, một phần là do tình trạng khiếu kiện kéo dài tại đây khiến người dân né tránh. Cũng có ý kiến cho rằng những căn hộ này không phù hợp về thiết kế, hạ tầng, chất lượng xây dựng. Cả 3 tòa nhà tái đinh cư 6 tầng đều không có thang máy.

Trước thực trạng dự án, Handico 3 đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 tòa nhà tái định cư nằm trong khu đô thị mới Sài Đồng do chính đơn vị này làm chủ đầu tư, với lý do là các tòa nhà này đã xây dựng xong cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay chưa có một người dân nào đến ở.

Thậm chí, tọa lạc tại vị trí trung tâm với khu đất “vàng” và được đánh giá một trong những nhà tái định cư đẹp nhất Hà Nội, nhưng tòa nhà 4A Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng) cao trên 20 tầng do Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư với 155 căn hộ nhưng bỏ hoang gần chục năm nay....

Trước đấy, Sở Xây dựng Hà Nội đã thông báo danh sách 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư trên địa bàn Thủ đô nhưng chưa liên hệ với Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà, đồng thời cũng chưa nộp tiền và nhận nhà.

Cụ thể, theo thông báo danh sách gồm: 44 hộ ở nhà N01 – 7A Lê Đức Thọ; 28 hộ ở nhà N02 – 5A Lê Đức Thọ; 14 hộ ở nhà NO26A Bắc Đại Kim; 44 hộ ở nhà OCT Bắc Linh Đàm; 58 hộ ở nhà CTI.1-1A Vĩnh Hoàng, 34 hộ ở nhà CTI.1-1B Vĩnh Hoàng; 14 hộ ở nhà CT3 ao Hoàng Cầu và 136 hộ ở các nhà A14A1, A14A2, A14B2 Nam Trung Yên.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong thời gian 60 ngày kể từ thời điểm thông báo chính thức được đăng tải (13/08/2018), những hộ dân có tên trong danh sách mà vẫn không liên hệ với Ban Quản lý để hoàn tất thủ tục mua nhà sẽ được tổng hợp để báo cáo lên cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Trần Kháng

Tin bài khác
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Tập đoàn dược phẩm Livzon (Trung Quốc) dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại 64,81% cổ phần Imexpharm từ các nhà đầu tư lớn, mở ra một bước chuyển quan trọng trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Employees Provident Fund Board (EPF) – quỹ hưu trí lớn từ Malaysia – chính thức trở thành cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khi nắm giữ hơn 45,6 triệu cổ phiếu, chiếm 1,021% vốn điều lệ.
Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Trung Quốc tiếp tục mở rộng cánh cửa cho sầu riêng Việt Nam với việc phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đây không chỉ là tin vui trong bối cảnh sắp bước vào chính vụ thu hoạch mà còn là thời cơ để ngành hàng tỷ đô này khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, với điều kiện phải siết chặt hơn nữa quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Từ ngày 1/1/2026, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế mà nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Việc áp dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trong giai đoạn 2025–2030 dự kiến làm tăng chi phí nhiên liệu của ngành hàng không Việt Nam thêm 25 triệu USD. Chính phủ đang lên kế hoạch và chính sách để phát triển SAF, đảm bảo cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính.
Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

T. Rowe Price Associates – quỹ đầu tư quản lý hơn 1.600 tỷ USD vừa chi hơn 106 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại PNJ, trở thành cổ đông lớn.
Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang đối mặt nguy cơ “nghẽn mạch” khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát tồn dư Cadimi và vàng O, hai chất bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Doanh nghiệp cảnh báo nếu không kịp thời gỡ vướng ngành hàng tỷ USD có thể rơi vào đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Tập đoàn Thiên Long lên kế hoạch sở hữu 75% cổ phần chuỗi nhà sách Phương Nam (PNC), đánh dấu thương vụ M&A lớn trong ngành văn hóa – giáo dục.
Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Ngành cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình, không chỉ giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường xuất khẩu mà còn hướng tới khai thác hiệu quả thị trường nội địa đầy tiềm năng. Sau nhiều năm tập trung ra thế giới, đây là lúc ngành cần nhìn lại để tái cấu trúc và phát triển bền vững từ chính sân nhà.
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao "Venture Forum 2025" với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).
Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Theo báo cáo “Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025” do Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường độc lập hoạt động tại châu Á vừa công bố, người Việt sử dụng siêu ứng dụng trung bình 5 lần mỗi tuần. Trong đó, dịch vụ thanh toán điện tử dẫn đầu với tần suất 3,88 lần/tuần, tiếp theo là gọi xe máy 3,04 lần/tuần và đặt giao đồ ăn 2,83 lần/tuần.
Novaland dự kiến phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, cổ đông lớn rút vốn

Novaland dự kiến phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, cổ đông lớn rút vốn

Novaland dự kiến phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn, trong bối cảnh nhóm liên quan Chủ tịch Bùi Thành Nhơn tiếp tục bán ra hàng triệu cổ phiếu NVL.