Thứ tư 16/07/2025 21:07
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

GS.VS. Trần Đình Long góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng

06/11/2020 11:27
GS.VS. Trần Đình Long là Viện sĩ duy nhất hiện nay của Việt Nam về ngành Nông nghiệp. Hiện, ông là Chủ tịch Hội giống Cây trồng Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng tư vấn về KHCN &MT thuộc Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Với góc nhìn của Chuyên gia hàng đầu

GSVS. Trần Đình Long là tác giả và đồng tác giả của 26 giống cây trồng mới; công bố 125 công trình khoa học trên tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; đã xuất bản 20 cuốn sách, giáo trình giảng dạy nông nghiệp. Ông còn tham gia đào tạo 35 Tiến sĩ chuyên ngành di truyền và chọn giống cây trồng, khoa học cây trồng...

Phóng viên Doanh nghiệp & Hội nhập có cuộc phỏng vấn ngắn với ông về những góp ý vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng:

GS.VS. Trần Đình Long.

PV: Thưa Giáo sư, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, tại Mục II. Tầm nhìn và định hướng phát triển, nêu rõ: “Về Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025: Xây dựng nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp, theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp, hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Là chuyên gia hàng đầu về ngành Nông nghiệp; là Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt nam, ông có ý kiến gì góp ý cho Dự thảo Văn kiện Đại hội?

GS.VS. Trần Đình Long:

Tôi đã nghiên cứu toàn bộ Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 của Đảng và cơ bản nhất trí cao với Dự thảo. Tuy nhiên, xin được góp ý vào văn kiện về xây dựng mô hình phát triển kinh tế như sau: Đối với mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam, nếu chỉ dựa vào phát triển công nghiệp là chưa đầy đủ. Việt Nam có tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao, chúng ta lại có lợi thế về nông nghiệp (kinh tế nông nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế biển), lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (đa dạng sinh học), lợi thế về đất đai (đất phù sa Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long, đất đỏ bazan ở Tây Nguyên), lợi thế về khí hậu, thời tiết (từ đèo Hải Vân vào phía Nam là khí hậu nhiệt đới điển hình, từ đèo Hải Vân ra phía Bắc là khí hậu Á nhiệt đới, có thể nuôi, trồng suốt cả năm).

Hiện hằng năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản của ta đạt 41 tỉ USD, xuất đi trên 180 nước trên thế giới (chủ yếu là xuất thô). Nếu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và đột phá trong công nghệ sau thu hoạch (chế biến sâu), cho tới năm 2030/2045, kim ngạch xuất khẩu nông sản sẽ có thể đạt trên 400 tỉ USD /năm, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp. Ví dụ: Đậu tương năng suất bình quân là 2 tấn/ha, giá trị 25 triệu /ha, nhưng nếu biến thành sữa sẽ đạt 400 triệu/ha; chế biến thành mĩ phẩm có thể 2 tỷ/ha; đối với Cỏ ngọt cũng vậy… Hơn nữa, trong các nghị quyết của Đảng luôn coi nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung cụm từ nông nghiệp sau cụm từ công nghiệp và sửa lại mục tiêu như sau:

Về Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thanh lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thanh lập nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tóm lại, Việt Nam cần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.

PV: Về Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Dự thảo Văn kiện nêu rõ: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu chuyển giao…”. Ông có ý kiến gì về định hướng phát triển đất nước giai đoạn này?

GS.VS. Trần Đình Long:

Tôi thấy rằng, Dự thảo chưa nêu được vai trò chủ chốt của khoa học công nghệ. Đề nghị bổ sung: Tạo đột phá để KHCN thực sự là động lực trực tiếp để phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Vì ở Mục 2.trang 29 đã viết: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cũng ở Mục 2, đoạn viết về nông nghiệp, tôi đề nghị bổ sung thêm: phát triển nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường. Tạo đột phá trong công nghệ sau thu hoạch bao gồm bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, đổi mới thể chế nông thôn (hình thức tổ chức sản xuất).

GS.VS. Trần Đình Long chụp ảnh cùng PV Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập.

PV: Về những nhiệm vụ trọng tâm, các đột phá chiến lược nêu trong Dự thảo, Giáo sư có ý kiến gì?

GS.VS. Trần Đình Long:

Trong Dự thảo Văn kiện có nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược. Theo tôi, cần thống nhất giữa nhiệm vụ trọng tâm thứ 2: Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập…Trong khi ở đột phá chiến lược số 1 lại ghi Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

Trang Nhung (Thực hiện)

Tin bài khác
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.