GS. TS Hoàng Văn Cường: Thay đổi phương thức quản lý gói hỗ trợ toàn dân
- 2
- Vấn đề
- 09:35 24/01/2022
Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.

Theo GS - TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đây gần như là gói hỗ trợ toàn dân, nên phải thay đổi căn bản các phương thức quản lý, quản trị, kiểm soát chính sách để gói hỗ trợ đến được với mọi người.
Việt Nam đã nhiều lần thực hiện các gói hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, người dân và doanh nghiệp, nhưng gói hỗ trợ vừa được ban hành theo Nghị quyết 43/2022/QH15 là lớn chưa từng có. Ông bình luận gì về gói hỗ trợ này?
Ngay từ năm 2020 và cả năm 2021, hầu hết các nước trên thế giới đã sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, với quy mô nguồn lực khác nhau, phù hợp với môi trường thể chế và khả năng huy động nguồn lực.
Quy mô gói hỗ trợ ở các nước phát triển năm 2020 và 2021 lần lượt khoảng 10,9% GDP và 8,6% GDP; các nước mới nổi là 4,3% GDP và 3,4% GDP; các nước thu nhập thấp là 3,2% GDP và 0,7% GDP.
Với những nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, EU, Anh, Nhật Bản... Chính phủ còn có gói hỗ trợ toàn dân, dùng ngân sách nhà nước phát cho toàn dân. Mọi người đều được hưởng vì đại dịch xảy ra không ai không bị tác động tiêu cực.
Năm 2021, tổng quy mô các chính sách chi hỗ trợ trong và ngoài tài khóa, tiền tệ của Việt Nam là 269.464 tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước tương đương về trình độ kinh tế (0,7% GDP). Tuy nhiên, khác với nhiều nước, gói hỗ trợ của Việt Nam trong năm 2020 và cả năm 2021 chủ yếu cho sản xuất, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, còn gói hỗ trợ vừa được ban hành theo Nghị quyết 43/2022/QH15 gần như là gói hỗ trợ toàn dân. Hầu hết người dân, phần lớn doanh nghiệp đều được hưởng, như gói giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nào mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ đều được giảm thuế nên độ lan tỏa rất lớn.
Gói hỗ trợ lớn thường mang theo kỳ vọng rất lớn nên câu chuyện làm sao thực hiện cho thực chất, hiệu quả, thưa ông?
Cần phải đưa chính sách sớm đi vào cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của đại dịch, chính sách đưa ra để phục hồi càng sớm càng hiệu quả. Bởi nếu không, qua một thời gian, kinh tế tiếp tục suy giảm, doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, thì có muốn hỗ trợ cũng không được.
Cũng như người bệnh, khi còn cơ hội thì phải chạy chữa ngay, chữa đúng thầy, đúng thuốc, thì mới khỏi và phục hồi sức khỏe trở lại. Nếu chậm trễ, bệnh tình quá ra, thì có muốn cứu cũng không được hoặc phải mất rất nhiều tiền của, công sức và rất nhiều thời gian, người bệnh mới phục hồi.
Gói hỗ trợ ban hành theo Nghị quyết 43/2022/QH15 có nhiều cấu phần, cấu phần nào cũng phải triển khai càng sớm càng tốt. Như việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%... có thể áp dụng ngay. Nhưng cũng có những cấu phần của phải thực hiện các quy trình, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, vì đây là những quy định chung nhất trong quản lý, quản trị tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước. Do vậy, thủ tục cần được thiết kế thật đơn giản, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của đối tượng được thụ hưởng. Tránh tình trạng chính sách hay, nhưng lại đưa ra thủ tục để quản lý quá chặt, nhiều quy định quy trình không sai, nhưng lại không đến được với người thụ hưởng.
Nhưng vẫn cần phải có các điều kiện để quản lý thật chặt, bởi gói hỗ trợ này là tiền thuế của dân, phải đi vay và cuối cùng người dân vẫn phải trả nợ, thưa ông?
Phải quản lý chặt, nhưng không được đưa ra những ràng buộc phi thực tế, như gói hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp gặp khó khăn vay tiền với lãi suất 0% để trả lương cho lao động được triển khai trong năm 2020.
Việc quản lý là cần thiết, nhưng các điều kiện đặt ra cần thực tiễn. Muốn chính sách đi vào cuộc sống, khi xây dựng, cần phải tham vấn các đối tượng thụ hưởng xem nên kiểm soát như thế nào mới hợp lý, thay vì để chính cán bộ quản lý đặt ra. Ở đây, rất cần có tiếng nói, ý kiến phản hồi từ chính đối tượng hưởng thụ để đưa ra điều kiện ràng buộc trong kiểm soát thực thi chính sách.
Ông quan tâm điều gì nữa?
Đó là, khi đã đưa ra được các điều kiện, thủ tục, chỉ tiêu để kiểm soát rồi thì phải tiến hành rà soát, làm sao hỗ trợ đúng và trúng đối tượng. Đây là điều vô cùng quan trọng. Trúng thì đã trúng rồi: ai gặp khó khăn do dịch bệnh đều được hỗ trợ. Nhưng đúng thì sao? Làm sao để đúng đối tượng.
Tôi nhấn mạnh rằng, cách thiết kế chính sách theo Nghị quyết 43/2022/QH15 rất hay, vì không đưa ra quy định ai là người được hỗ trợ, mà chỉ ra đối tượng nào không được hỗ trợ theo hình thức “chọn bỏ” thay vì “chọn cho” như các chính sách trước đây. Số chọn bỏ (không được hỗ trợ) rất ít, chỉ có nhóm doanh nghiệp đang có lợi thế trong đại dịch như lĩnh vực kinh doanh tài chính - ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, viễn thông… Số còn lại đương nhiên được hưởng hỗ trợ, không cần xin - cho gì cả. Với cách thiết kế này, việc kiểm soát sẽ không quá khó khăn.
Tuy nhiên, trong chính sách có những gói không cẩn trọng thì sẽ có tình trạng cùng thuộc đối tượng, nhưng có người tiếp cận được dễ dàng và được hỗ trợ nhiều, nhưng có người không tiếp cận được hoặc được hỗ trợ không đáng kể.
Ông có thể đưa ví dụ cụ thể?
Đơn cử gói hỗ trợ 2% lãi suất vay vốn ngân hàng.
Rõ ràng, đây là gói tác động rất rộng, rất mạnh đến doanh nghiệp vì Chính phủ chỉ bỏ ra 40.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất, nhưng lại tác động đến 2 triệu tỷ đồng tiền vốn vay ngân hàng. Doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lãi suất thấp của 2 triệu tỷ đồng đó?
Nếu không cẩn thận, có thể 2 triệu tỷ đồng đó chỉ dồn vào một nhóm doanh nghiệp lớn, lại chưa chắc là đối tượng thực sự khó khăn. Trong khi đó, nhiều hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tượng cần phải được hỗ trợ nhất. Nếu không hỗ trợ kịp thời, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ phải đóng cửa, ngừng hoạt động, nhưng chưa chắc đã được nhận hỗ trợ.
Tôi nhấn mạnh một điều rằng, Nghị quyết 43/2022/QH15 chỉ là nghị quyết, chỉ là giấy phép, còn đi vào cuộc sống hay không lại phụ thuộc nhiều vào chương trình hành động để thực hiện.
Tôi rất trông đợi điều này từ Chính phủ: đó là giao trách nhiệm cho từng ngành, từng lĩnh vực triển khai cụ thể để sau này, khi kiểm tra đánh giá lại sẽ không chỉ dừng ở việc các cơ quan triển khai chính sách không có sai phạm, mà còn đánh giá được hiệu quả của chính sách, đánh giá giải ngân được bao nhiêu, vào được bao nhiêu doanh nghiệp, bao nhiêu đối tượng.
Mạnh Bôn (thực hiện)
Bài liên quan
#Thay đổi phương thức

Thay đổi phương thức thực hiện một số thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản về việc thay đổi phương thức thực hiện một số thủ tục hành chính trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Đọc thêm Vấn đề
Cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực cho Khánh Hòa bứt phá
Tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung quan trọng tại phiên thảo luận tại tổ chiều nay, 24/5, các ĐBQH Đoàn Quảng Ninh cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà. Đồng thời, khẳng định Nghị quyết là bước thể chế hoá, tạo điều kiện để địa phương hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những hình mẫu về kết hợp giữa phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh như Nghị quyết số 09-NQ/TW đã xác định trước đó.
Tham vấn chính sách, quy định kinh doanh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên môi trường điện tử
Đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện cơ chế, hệ thống thông tin của Cổng tham vấn, các chuyên gia mong muốn khắc phục được các tồn tại trước đây và trở thành kênh tham vấn thuận tiện, hữu dụng nhất khi cơ quan nhà nước tham vấn ý kiến doanh nghiệp, người dân.
BHXH Việt Nam hướng dẫn thanh toán đối với DVKT thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hóa chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy
Ngày 24/5/2022, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 1379/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) về việc thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật (DVKT) thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hóa chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy.
Đồng Tháp: Một số hoạt động nổi bật của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trong quý 1 năm 2022
Trong quý 1/2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã chủ trì phối hợp với các cấp uỷ, tổ chức Đảng các cơ quan tư pháp thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp...
Hà Tĩnh sắp mở thầu sửa chữa tuyến đường Quang Trung trị giá hơn 150 tỉ
Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, hiện đã tổ chức đấu thầu qua mạng và đến ngày 26/5 này sẽ mở thầu.
Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
Lạm phát Việt Nam hiện đang được kiểm soát ở mức thấp so với mặt bằng chung của thế giới với tốc độ tăng CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2022 ở mức 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Các chính sách của Chính phủ như giảm thuế giá trị gia tăng, giảm phí là lệ phí hay giảm thuế môi trường đối với xăng dầu đã đem lại tác động tốt. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và cả năm 2023 là rất lớn do các tác động tiêu cực chung trên thị trường.
Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
Phát biểu khai mạc tại Phiên toàn thể Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh tác động của khủng hoảng “kép” của đại dịch Covid-19 và căng thẳng địa chính trị đang gây ra những tác động cộng hưởng chưa từng có lên nguồn cung, giá cả và chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.
Đã có chỉ số đánh giá về chuyển đổi số theo tỉnh, bộ, quốc gia
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định số 922/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án "Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia".
Nghiêm cấm gian lận đấu thầu, kiểm soát chất lượng công trình
Bộ GTVT yêu cầu người đứng đầu, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục tìm giải pháp xử lý tro, xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện, phân bón
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên vật liệu trong các công trình giao thông, thay thế vật liệu tự nhiên.