Giải pháp nào giúp doanh nghiệp thép, cơ khí vượt khó trước COVID-19?
- Kinh doanh
- 14:43 05/03/2021
DNHN - Từ đầu năm đến nay, nhiều công trình, dự án dừng lại hoặc giãn tiến độ vì lo ngại dịch COVID-19 khiến thị trường thép, cơ khí ảm đạm, nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, giao dịch bán hàng ít.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, thời gian qua, hàng hóa lưu thông chậm do nhu cầu về xây dựng trong nước chậm. Việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa các tỉnh khu vực Đông Bắc (Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh,... ) gặp khó khăn khi tâm dịch nằm ở Hải Dương, Quảng Ninh.
Ngoài ra, việc chuẩn bị phòng chống dịch và sắp xếp công tác hậu cần tại các nhà máy, đặc biệt các nhà máy trong tâm dịch như Hòa Phát Kinh Môn Hải Dương tốn kém, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, doanh nghiệp trên đã chi 6 tỷ đồng cho việc làm xét nghiệm, sau Tết là 10 tỷ đồng cho nhà máy tại khu vực này khi có ca nghi nhiễm. Các nhà máy khác cũng tương tự, như: Thép Việt Đức có các nhà phân phối tại Hải Dương...
Về tác động của chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam khẳng định, đánh giá cao công tác hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp thời gian qua để đảm bảo kiểm soát dịch an toàn và phát triển kinh tế.
"Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập chưa đồng bộ, đặc biệt trong vấn đề lưu thông hàng hóa từ các tỉnh trong tâm dịch đến các địa phương khác và ngược lại", đại diện Hiệp hội Thép nhấn mạnh.
Bên cạnh thép, lĩnh vực cơ khí cũng là ngành đã và đang phải đối mặt nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Theo ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đang rất thiếu đơn hàng. Đơn cử như ngành ô tô, đơn hàng của các doanh nghiệp đã giảm nhiều so với năm ngoái. Trong khi đó, giá cước vận tải tăng. Nhiều doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất cầm chừng.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, Phó giám đốc Công ty Cơ khí SKD Việt Nam cho hay, đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài gặp khó, chi phí vận tải tăng cao do thiếu nguồn container. Ở trong nước, các đối tác tại các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương... sản xuất cầm chừng do dịch bệnh bùng phát khiến cho đơn hàng của doanh nghiệp giảm nhiều so với năm trước.
“Rất mong Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp về nộp thuế, phí; có các giải pháp kích thích, tạo thị trường cho doanh nghiệp tham gia, đẩy mạnh sản xuất...”, ông Đoàn nói.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, văn bản của Hiệp hội Thép Việt Nam đề xuất, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần xem xét ban hành chính sách hỗ trợ tín dụng như giãn và kéo dài thời gian các khoản nợ vay sắp đến hạn thanh toán; đồng thời, giảm lãi suất giúp doanh nghiệp thép vượt qua giai đoạn khó khăn này.
“Các cơ quan thuế tại địa phương giãn thời gian nộp thuế và các khoản thu ngân sách của các doanh nghiệp thép để tránh gây áp lực thêm cho doanh nghiệp”, Hiệp hội Thép đề xuất.
Cũng liên quan tới vấn đề chi phí, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam đề nghị hỗ trợ chủ doanh nghiệp chi phí cách ly cho chuyên gia nước ngoài bởi phần này tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp.
Ngoài ra, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước được tham gia vào các dự án đấu thầu trong nước, tạo thị trường và đơn hàng cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Từ góc độ doanh nghiệp cụ thể, ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công đề xuất tiếp tục hỗ trợ giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước đến hết năm 2021.
Theo ông Đức, trong 6 tháng năm 2020, khi COVID-19 xảy ra, thị trường ô tô sụt giảm 35% so với năm 2019, tất cả doanh nghiệp rất khó khăn. Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp cũng hỗ trợ giảm giá bán nên sản lượng 6 tháng cuối năm tăng trưởng.
Cuối năm 2020, tổng sản lượng thị trường chỉ giảm 10%. Do vậy, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua một năm khó khăn.
Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho phép tính vào chi phí khấu trừ của doanh nghiệp đối với các chi phí ủng hộ, hỗ trợ theo hoạt động phòng chống dịch COVID-19 để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, Bộ này cũng đang chủ động tổng kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã ban hành trong thời gian vừa qua để tiếp tục có những đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, chính sách tài khóa để thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
PV
Tin liên quan
#thép

Hòa Phát trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam
Riêng trong tháng 3, Hòa Phát đạt 700.000 tấn thép thô, tăng 56% so với cùng kỳ và là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị phần thép xây dựng, ống thép Hòa Phát giữ vị trí số 1 Việt Nam, lần lượt là 33,8% và 30,19%.

Thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc: Yêu cầu rà soát áp thuế chống bán phá giá
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Kiện phòng vệ thương mại đối với thép Việt Nam ngày càng gia tăng
Mặc dù có nhiều thuận lợi ngay trong những tháng đầu năm 2021, nhưng các mặt hàng thép của Việt Nam cũng đã liên tiếp vướng vào hàng loạt vụ kiện phòng vệ thương mại và bị áp thuế tại các thị trường xuất khẩu.

Thép Việt Nam bị điều tra bán phá giá tại Pakistan
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết, Uỷ ban Thuế quan quốc gia nước này đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép cán nguội có nguồn gốc từ Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Hàn Quốc.

Bộ Công Thương: Áp thuế chống bán phá giá với thép cán nguội Trung Quốc
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3390/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ Trung Quốc. Quyết định có hiệu lực trong vòng 5 năm, tính từ ngày 21/12/2020.

Xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại".
Đọc thêm Kinh doanh
Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp đà tái cơ cấu mạnh mẽ
DNHN- Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích VinMart có tên mới là WinMart; hệ thống siêu thị Big C đổi tên thành TopsMarket và GO!... Dồn dập những thông tin về việc thay tên, đổi chủ của hệ thống phân phối cho thấy thị trường bán lẻ đang trên đà tái cơ cấu nhằm phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Hấp dẫn hơn cả Haidilao, kinh doanh đám tang thú cưng trở thành “mỏ vàng” mới ở Trung Quốc
Từ cuộc khảo sát dữ liệu, những người nuôi thú cưng hiện nay sẵn sàng chi tiêu nhiều thời gian và tiền bạc chăm chút cho “đứa con cưng” tươm tất hơn cả trong lúc còn sống lẫn khi mất đi. Những năm gần đây, các đám tang thú cưng đã bùng nổ nhanh chóng trên thị trường Trung Quốc đồng thời cũng đặt ra bài toán khó về quản lý và luật hóa ngành công nghiệp mới này.
FTA- Đòn bẩy cho xuất khẩu gạo
Tính đến hết quý I/2021, giá gạo Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao 547 USD/tấn, tăng 18,6%, tương đương mức tăng 86 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020.
Người đồng sáng tạo ra đồng Dogecoin giải thích cách đồng tiền này trở thành một phong trào hàng tỷ đô la
Dogecoin là loại tiền điện tử lấy ý tưởng từ meme "Doge" trở nên nổi tiếng trên Internet vào năm 2013. Giờ đây, "trò đùa" ngẫu nhiên đang trở thành một tài sản có giá trị trên thị trường tiền kỹ thuật số.
Ba doanh nghiệp liên tiếp chốt cổ tức trước ngày 25/4
Từ ngày 19 tới ngày 25/4 đã có ba doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ tiền mặt.
Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
Nhà máy điện năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại trị giá gần 4.000 tỷ đồng, trải dài trên vùng đất rộng 900 ha đã chính thức đi vào hoạt động.
Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ báo lãi quý I gấp 10 lần quý I/2020
Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ cho biết lợi nhuận sau thuế quý I/2021 tăng so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do biên lợi nhuận gộp của mặt hàng Ure Phú Mỹ tăng hơn 150% so với cùng kỳ.
Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế
Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cấp cao tại Đại học Bristol (Anh) cho rằng, có 3 lý do khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa niêm yết tại các thị trường chứng khoán quốc tế.
Đằng sau "shop quốc tế" của Shopee
Trong suốt chiều dài phát triển, Shopee, sàn thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore đã đạt được tốc độ tăng trưởng cùng nhiều thành công đáng nể. Những năm gần đây, Shopee vốn hoạt động tại khu vực Đông Nam Á đã mở đường cho các nhà bán Trung Quốc dưới danh mục “Shop quốc tế” thâm nhập vào thị trường các nước trong khu vực. Sự xuất hiện của các shop nước ngoài vừa là cơ hội vừa là thách thức với thị trường bán lẻ bản địa, nhất là Việt Nam.
Cần liên kết để phát triển doanh nghiệp điện tử
Trong số các doanh nghiệp điện tử có tới khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa.