Thứ sáu 13/06/2025 13:25
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Giá xăng tăng gây ảnh hưởng đến phục hồi của doanh nghiệp và nền kinh tế

12/10/2021 16:27
PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nhìn nhận Việt Nam đang mở cửa trở lại nền kinh tế, việc giá xăng tăng “phi mã” sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau thờ

PGS.TS Ngô Trí Long cho biết, giá nhiên liệu tăng tác động đến hầu hết nhóm ngành sản xuất, theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp. Các doanh nghiệp vận tải, đánh bắt cá xa bờ, nông nghiệp sử dụng xăng dầu, sản xuất điện… chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ở các nhóm ngành này, tốc độ tăng giá hàng hóa, dịch vụ sẽ diễn ra rất nhanh.

Vị chuyên gia về giá nêu thực trạng xăng dầu chiếm khoảng 35% cơ cấu chi phí vận tải, và việc giá nhiên liệu bắt đầu xu hướng tăng từ tháng 11 năm ngoái làm gia tăng áp lực lên các công ty này. Giá cước vận tải được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian ngắn tới.

Còn các loại hàng hóa từ sản xuất, thông qua khâu vận chuyển để đến tay người tiêu dùng sẽ chịu tác động gián tiếp từ giá nhiên liệu tăng. Xăng dầu là một loại chi phí đầu vào của doanh nghiệp; khi giá xăng tăng, chi phí sản xuất tăng, giá hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng.

Giá xăng tăng tác động thế nào đến phục hồi kinh tế sau dịch? ảnh 2

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả cũng lưu ý giá xăng dầu là một trong những nhân tố tác động mạnh nhất đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát, do đó sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực.

Đồng quan điểm, TS Vũ Đình Ánh phân tích, xăng dầu là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, giá nhiên liệu tăng quá cao sẽ tác động tiêu cực đến phục hồi kinh tế, đời sống nhân dân, tình hình kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Ở góc nhìn tích cực, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết, việc giá dầu thế giới tăng cao sẽ kích hoạt hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Do đó, thuế phí thu được của ngành xăng dầu đóng góp tăng trưởng cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, giá xăng dầu leo thang lại ảnh hưởng phần nào đến tái phục hồi sản xuất, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô.

Giảm thuế, phí để hạ nhiệt giá xăng dầu

Về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, trong thời gian qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã sử dụng quỹ bình ổn giá theo hướng linh hoạt, giúp cho mặt hàng xăng dầu trong nước tăng thấp hơn đà tăng của thế giới.

Nhìn vào công thức tính giá cơ sở, các loại thuế phí chiếm tỷ trọng lên tới 42-43% cơ cấu giá mặt hàng xăng, trong đó thuế bảo vệ môi trường đang được tính một cách cơ học theo giá trị tuyệt đối, đối với xăng sinh học là 3.800 đồng/lít. Đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận mức thuế này rất cao trong yếu tố cấu thành giá.

“Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng, kiến nghị một số biện pháp, trong đó đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc giảm các loại thuế, phí”, ông Đông nói.

TS Vũ Đình Ánh đánh giá, đây là thời điểm thích hợp để xem xét, miễn giảm một số loại thuế phí liên quan đến mặt hàng xăng dầu.

Giá xăng tăng tác động thế nào đến phục hồi kinh tế sau dịch? ảnh 3

Trong khi đó, PGS.TS Ngô Trí Long thì đưa ra 2 quan điểm đối với Nhà nước và phía doanh nghiệp. Bên cạnh việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ là quỹ bình ổn giá, Nhà nước cần cân nhắc, xem xét giảm thuế và phí trong cơ cấu giá xăng dầu để làm giảm giá mặt hàng thiết yếu này. Qua đó, giảm bớt phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Về phía mình, doanh nghiệp nên sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả mặt hàng xăng dầu, đồng thời, có thể tính toán tìm mặt hàng thay thế nguồn năng lượng này.

Từ nay đến cuối năm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nhận định giá xăng dầu trong nước sẽ có nhiều biến động, nhất là khi sản xuất, giao thông vận tải đang dần được mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, trước dự báo giá dầu thế giới có thể lên 100 USD/thùng, ông cho rằng rất khó bởi khi đó, sức chịu đựng của nền kinh tế sẽ quá lớn. Điều này dẫn đến việc phục hồi kinh tế bị hạn chế và nguồn cầu nhiên liệu giảm, giá sẽ hạ, trong khi các nước sản xuất dầu mỏ nhận thấy ở mức giá xoay quanh hiện tại, họ nắm nhiều lợi thế.

PV

Bài liên quan
Tin bài khác
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Chủ động kiểm soát rủi ro, bảo vệ “hộ chiếu” sầu riêng Việt

Chủ động kiểm soát rủi ro, bảo vệ “hộ chiếu” sầu riêng Việt

Sau những con số ấn tượng về giá trị xuất khẩu, ngành hàng sầu riêng đang đối mặt với hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn, từ chất lượng nông sản, rủi ro an toàn thực phẩm... đến nguy cơ mất thị trường, khiến yêu cầu phát triển bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Xuất siêu gần 7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025 là tín hiệu tích cực của ngành dệt may giữa bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng ấy là nỗi lo thiếu hụt nguyên phụ liệu kéo dài, đặt ra yêu cầu cấp thiết về giải pháp căn cơ để phát triển bền vững và nâng cao tính tự chủ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
Làn sóng M&A 2025 bùng nổ doanh nghiệp nội giành lại thế chủ động

Làn sóng M&A 2025 bùng nổ doanh nghiệp nội giành lại thế chủ động

Năm 2025 chứng kiến làn sóng M&A tại Việt Nam với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp nội, đón đầu xu hướng công nghệ và bất động sản, giá trị giao dịch tăng đột biến.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Vì sao các khu chợ truyền thống ở Hà Nội vắng bóng tiểu thương?

Vì sao các khu chợ truyền thống ở Hà Nội vắng bóng tiểu thương?

Từ chợ Cầu Giấy đến chợ Bưởi, nhiều gian hàng đóng cửa vì vắng khách. Thương mại điện tử, siêu thị hiện đại và chính sách thuế mới làm thay đổi cục diện bán lẻ.
Bí quyết để nhà lãnh đạo luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ

Bí quyết để nhà lãnh đạo luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ

Sairah Ashman – Tổng Giám đốc Điều hành toàn cầu của Wolff Olins, một công ty tư vấn thương hiệu – cho rằng: để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ, các lãnh đạo doanh nghiệp cần duy trì sự tò mò và không ngừng cập nhật kiến thức.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa "trỗi dậy" từ cú hích VAT chưa từng có

Doanh nghiệp nhỏ và vừa "trỗi dậy" từ cú hích VAT chưa từng có

Chính sách giảm thuế VAT 2% áp dụng đầu năm 2025 và luật VAT mới sắp có hiệu lực tạo áp lực nhưng cũng là cơ hội cho doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, nếu thích nghi tốt.
Hàng loạt hộ kinh doanh đóng cửa: Chuyện gì đang thực sự diễn ra?

Hàng loạt hộ kinh doanh đóng cửa: Chuyện gì đang thực sự diễn ra?

5 tháng đầu năm nay, cả nước có 111,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động; trong khi đó, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cũng lên tới con số 111,6 nghìn. Điều này có nghĩa 1 doanh nghiệp mới gia nhập thì 1 doanh nghiệp lại rút khỏi thị trường.
23 doanh nghiệp tôm Việt bị áp thuế chống bán phá giá hơn 35% từ Mỹ

23 doanh nghiệp tôm Việt bị áp thuế chống bán phá giá hơn 35% từ Mỹ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa công bố lệnh áp thuế chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam đối với 23 doanh nghiệp ngành tôm với mức thuế sơ bộ lên tới 35,29%.
Thị trường xe điện Trung Quốc sống sót thế nào giữa bão giảm giá?

Thị trường xe điện Trung Quốc sống sót thế nào giữa bão giảm giá?

Giá xe lao dốc, cổ phiếu giảm mạnh và hàng loạt hãng xe lâm nguy, trong khi chính quyền Trung Quốc nỗ lực kiểm soát một cuộc khủng hoảng thị trường xe điện do BYD châm ngòi.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.