Giá lúa gạo hôm nay 19/1: Tuần này, giá gạo xuất khẩu Việt Nam giảm đối với loại gạo 5% tấm |
Giá lúa trong nước
Giá lúa hôm nay chững giá so với hôm qua.
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch lúa mới chậm. Tại Kiên Giang, giao dịch lúa mới chậm, lúa cắt sau Tết nông dân chào bán giá nhích nhưng ít giao dịch. Tại Sóc Trăng, giá lúa ít biến động, nhu cầu mua vẫn chậm.
Tại Đồng Tháp, lúa Đông Xuân giao dịch chậm, lúa cắt trước Tết nông dân chào nhích giá song vắng người mua. Tại Cần Thơ, nông dân chào bán lúa Đông Xuân 2024/25 sau Tết lai rai, giao dịch lúa chậm, ít người mua.
Giá lúa khô
Giống lúa | Giá (đồng/ kg) |
OM 18 | 7.900 |
Đài thơm 8 | 7.800 |
OM 5451 | 7.200 |
Japonica | 8.200 |
RVT | 9.200 |
OM 34 | 6.500 |
ST24 - ST25 | 9.900 |
OM 380 | 6.600 |
Khu vực Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu
Giống lúa | Giá (đồng/ kg) |
OM 18 | 6.300 - 6.500 |
Đài Thơm 8 | 6.200 - 6.400 |
OM 34 | 4.700 - 5.000 |
OM 380 | 4.900 - 5.200 |
Nàng Hoa | 7.900 - 8.200 |
Japonica | 7.000 - 7.200 |
ST24 - ST25 | 8.000 - 8.400 |
Lúa Nhật | 9.200 - 9.500 |
IR 504 | 5.100 - 5.300 |
Khu vực Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ và Hậu Giang
Giống lúa | Giá (đồng/ kg) |
OM 18 | 6.200 - 6.500 |
Đài Thơm 8 | 6.100 - 6.400 |
IR 504 | 5.100 - 5.300 |
Nàng Hoa | 7.900 - 8.200 |
OM 380 | 4.900 - 5.200 |
OM 34 | 4.700 - 5.000 |
Japonica | 7.000 - 7.200 |
ST24 - ST25 | 7.900 - 8.400 |
Lúa Nhật | 9.200 - 9.500 |
Khu vực An Giang
Giống lúa | Giá (đồng/ kg) |
OM 18 | 6.500 - 6.700 |
Đài Thơm 8 | 6.300 - 6.500 |
IR 504 | 5.100 - 5.300 |
Nàng Hoa | 8.000 - 8.200 |
OM 380 | 5.000 - 5.300 |
OM 34 | 4.800 - 5.100 |
Japonica | 7.000 - 7.200 |
ST24 - ST25 | 8.100 - 8.500 |
Lúa Nhật | 9.200 - 9.500 |
Bên cạnh đó, thị trường nếp không ghi nhận biến động, ổn định so với ngày hôm qua 18/1, thị trường đi ngang.
Giống nếp | Giá (đồng/ kg) |
Nếp IR 4625 (tươi) | 8.100 - 8.200 |
Nếp 3 tháng (khô) | 8.100 |
Giá gạo trong nước
Giá gạo nguyên liệu IR 504 hôm nay dao động ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.550 - 7.700 đồng/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 -9.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, tại các chợ lẻ giá gạo ghi nhận ít có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ so với hôm qua, giá giữ ổn định. Hôm nay, gạo Nàng Nhen vẫn tiếp tục có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg.
Giống gạo | Giá (đồng/ kg) |
Nàng Nhen | 28.000 |
Gạo Trắng | 16.000 - 17.500 |
Gạo Thường | 17.000 - 18.500 |
Gạo Thơm | 20.000 - 22.000 |
Gạo Jasmine | 18.000 - 20.000 |
Gạo Nàng Hoa | 21.500 |
Gạo Tẻ thường | 15.000 - 16.000 |
Gạo Thơm Thái hạt dài | 20.000 - 22.000 |
Gạo Hương Lài | 22.000 |
Gạo Thơm Đài Loan | 21.000 |
Gạo Nhật | 22.500 |
Gạo Sóc thường | 18.000 |
Gạo Sóc Thái | 21.000 |
Mặt hàng phụ phẩm
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại không biến động, dao động khoảng từ 5.750 - 7.200 đồng/kg. Cụ thể, tấm thơm dao động từ mức 7.000 - 7.200 đồng/kg; giá cám khô giữ nguyên ở mức 5.750 – 5.850 đồng/kg.
Tại thị trường xuất khẩu
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ hiện đã giảm xuống mức thấp nhất của 18 tháng, do áp lực từ việc đồng rupee bị mất giá kỷ lục và nguồn cung dồi dào.
Trong tuần này, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 431-440 USD/tấn, chạm ngưỡng thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023, giảm so với mức giá 436-442 USD/tấn được ghi nhận vào tuần trước. Gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ được chào bán từ 435-442 USD/tấn.
Lượng gạo dự trữ của Ấn Độ vào đầu tháng 1/2025 đạt mức kỷ lục 60,9 triệu tấn, gấp 8 lần mục tiêu của chính phủ. Trong khi đó, đồng rupee đã chạm mức thấp kỷ lục so với đồng USD trong tuần này, làm tăng đáng kể lợi nhuận của các nhà xuất khẩu.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tiếp tục giảm xuống còn 460 - 464 USD/tấn.
Tại Việt Nam, trong tuần này, gạo 5% tấm được chào bán ở mức 422 USD/tấn, giảm so với mức 460 USD/tấn vào một tuần trước đó.
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo trong năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại; linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao mà ta đã thâm nhập được trong các năm vừa qua là Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... Đồng thời, Bộ sẽ tăng cường công tác thông tin thị trường; chủ động biện pháp ứng phó khi có diễn biến bất thường, thúc đẩy xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương cũng đề nghị hiệp hội, thương nhân cần tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tiêu thụ gạo trong và ngoài nước, đặc biệt đối với việc bảo đảm đầy đủ các chứng từ, hồ sơ truy xuất nguồn gốc đầy đủ trong quá trình từ thu mua đến chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, bảo đảm không gian lận thương mại, giữ gìn hình ảnh thương hiệu, uy tín của gạo Việt Nam. Tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng gạo xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu, đặc biệt lưu ý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do các thị trường nhập khẩu ngày càng siết chặt.