Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận giảm 900 - 1.000 đồng/kg đối với lúa IR 50404 và OM 5451. Cùng chiều giảm, giá gạo giảm 200 - 350 đồng/kg, nguyên nhân do nhiều quốc gia trồng lúa lớn bước vào mùa vụ thu hoạch, trong đó có Việt Nam khiến giá gạo sụt giảm nhanh.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam hôm nay duy trì không ghi nhận điều chỉnh mới.
Giá lúa gạo hôm nay 14/1/2025: Bước vào mùa thu hoạch, giá lúa gạo giảm mạnh |
Giá gạo trong nước
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay, lượng về ít, giao dịch mới ngưng trệ, một số kho nghỉ Tết sớm. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, giá các loại bình ổn. Riêng kênh chợ, lượng về ít, các kho gạo chợ mua mới không nhiều.
Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng về ít, giá tương đối ổn định, giao dịch mới chậm. Còn ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), lượng có ít, bạn hàng ngưng mua, giao dịch chậm.
Với mặt hàng gạo, giá gạo tại các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay giảm từ 200 – 350 đồng/kg. Theo đó, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.650 – 7.750 đồng/kg, giảm 350 đồng/kg; giá gạo thành phẩm IR 504 giảm tiếp 200 đồng/kg, xuống mức 9.500 - 9.700 đồng/kg.
Bảng giá gạo hôm nay 14/1/2025. |
Tại các chợ lẻ, ghi nhận tại An Giang trong phiên giao dịch sáng nay tiêp stucj đi ngang. Cụ thể, gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 21.500 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg;…
Thị trường nếp hôm nay không ghi nhận điều chỉnh mới. Hiện, giá nếp Long An (tươi) duy trì ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; nếp Long An 3 tháng khô vẫn duy trì mức giá từ 9.800 - 10.000 đồng/kg.
Bảng giá nếp hôm nay 14/1/2025. |
Giá lúa trong nước
Ghi nhận tại nhiều địa phương hôm nay, giao dịch lúa ngưng trệ. Tại Đồng Tháp nhu cầu hỏi mua mới ít, bạn hàng cho giá thấp. Tại Sóc Trăng, thương lái hỏi mua mới không nhiều, giao dịch mới chậm. Ở Đồng Tháp, nhu cầu mua mới ít, bạn hàng cho giá thấp, giao dịch mới vắng.
Trong khi đó, lượng lúa Mùa ở Kiên Giang còn ít, giá chững, nhu cầu hỏi mua không nhiều. Tại Bạc Liêu, giá lúa tương đối ổn định, thương lái mua mới chậm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay giảm mạnh. Cụ thể, các thương lái đã điều chỉnh giá thu mua lúa IR 50404 giảm 900 đồng/kg, xuống mức 6.200 - 6.400 đồng/kg so với cuối tuần trước. Tương tự, lúa OM 5451 giảm 1.000 đồng/kg, xuống mức 6.500 - 6.700 đồng/kg. Trong khi đó; lúa OM 380 giữ giá từ 6.600 - 6.700 đồng/kg; lúa Nhật ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg.
Bảng giá lúa hôm nay 14/1/2025. |
Mặt hàng phụ phẩm
Với mặt hàng phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại giảm nhẹ, dao động khoảng từ 5.750 - 7.200 đồng/kg. Cụ thể, tấm thơm tại các địa phương giảm thêm 100 đồng/kg, dao động từ mức 7.000 - 7.200 đồng/kg. Trong khi giá cám khô giữ nguyên ở mức 5.750 – 5.850 đồng/kg.
Bảng giá phụ phẩm hôm nay 14/1/2025. |
Tại thị trường xuất khẩu
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay không biến động. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 434 USD/tấn; giá gạo 25% ở mức 409 USD/tấn; gạo 100% tấm đứng ở mức 326 USD/tấn.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ ổn đinh ở mức 434 USD/tấn; gạo trắng 5% tấm là 440 USD/tấn. Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm xuất khẩu đi ngang ở mức 479 USD/tấn - ghi nhận mức giá cao nhất trong vực. Trong khi đó, sản phẩm cùng loại của Pakistan chốt ở mức 448 USD/tấn.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 đạt khoảng 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đó. Nhu cầu gạo toàn cầu tăng tiếp tục tạo dư địa xuất khẩu cho các nhà cung ứng, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới là Philippines sẽ tiếp tục tăng lượng nhập khẩu và có thể đạt đến con số kỷ lục khoảng 5,4 triệu tấn.
Với khả năng cung ứng trên 9 triệu tấn gạo mỗi năm, chủng loại gạo phong phú; các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao gia tăng, Việt Nam tiếp tục là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành gạo.
Cơ hội tăng trưởng lớn, nhưng cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn năm 2024, do Ấn Độ đã trở lại “đường đua” với chính sách gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu, tạo thêm sức ép về đàm phán giá với các đơn hàng lớn.