Thứ hai 16/06/2025 13:10
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Giá dầu biến động ngược hoàn toàn 2020 và những tác động tới Việt Nam

21/10/2021 10:16
Năm 2020, khi giá dầu WTI âm, giá dầu Brent rơi thẳng từ 70 USD/thùng xuống dưới 20 USD/thùng, lãnh đạo vụ chuyên trách của Bộ Tài chính từng phân tích: thu từ dầu thô chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN, vì vậy ảnh hưởng tiêu cực không qu

Tỷ trọng thu từ dầu thô trong thu NSNN vẫn thấp, thậm chí giảm rất mạnh so với những giai đoạn trước, nên cơn sốt giá dầu tạo lợi ích không quá lớn cho nguồn thu.

Năm 2021, Bộ Tài chính công bố giá dự toán 45 USD/thùng, thu từ dầu thô theo được dự tính chỉ còn chiếm khoảng 1,7% thu NSNN, với khoảng 23,2 nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, như trên, giá dầu lên cơn sốt, thu từ dầu thô đã vượt xa dự toán.

Cụ thể, mới chỉ qua 9 tháng đầu năm, thu từ dầu thô đã đạt 29,4 ngàn tỷ đồng, bằng 126,64% dự toán, vượt xa con số 23,2 nghìn tỷ đồng dự toán cả năm nói trên. Tỷ trọng đóng góp cho NSNN hiện đã đạt khoảng 2,7%, cao hơn nhiều dự toán 1,7% trước đó.

Dù vậy, tỷ trọng trên đã giảm đi nhiều so với mức độ từng lên tới khoảng 13% giai đoạn 2011-2015, rồi sau đó giảm xuống còn khoảng 4% giai đoạn 2016-2018.

Việt Nam trong cơn sốt giá dầu - Ảnh 2.

Với tỷ trọng chỉ còn khoảng 2,7% thu từ dầu thô như hiện nay, cơn sốt giá đã và đang thể hiện mang lại lợi ích không quá lớn cho NSNN. Trong khi đó nó mâu thuẫn với chi phí đầu vào của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà bất lợi cho thu nội địa. Nhất là với Việt Nam, như đề cập ở trên, nhập khẩu xăng dầu cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu.

Ngay đầu năm nay, khi giá dầu bắt đầu có chiều hướng phục hồi mạnh, Tổng cục Thống kê đã có báo cáo riêng về tình hình, trong đó cân đối xuất nhập khẩu được so sánh chi tiết. Dữ liệu cho thấy Việt Nam đã bắt đầu nhập siêu lớn lượng dầu thô từ năm 2018. Và đến năm 2020, trong khi lượng dầu thô xuất khẩu chỉ 4,66 triệu tấn thì lượng nhập khẩu đã lên tới 11,75 triệu tấn. Dấu mốc đột biến nhập siêu từ năm 2018 gắn với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.

Việt Nam trong cơn sốt giá dầu - Ảnh 3.

Việt Nam bắt đầu nhập siêu dầu thô đột biến từ năm 2018 - thời điểm Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động.

Một điểm được chú ý, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu dầu thô 9 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam ước chỉ đạt 2,1 triệu tấn, lại giảm khoảng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Câu hỏi đặt ra, Việt Nam đã không đẩy mạnh khai thác và xuất khẩu để nắm cơ hội giá cao, trong điều kiện NSNN đang gặp khó khăn bởi COVID-19?

Câu hỏi trên cũng gián tiếp được Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề cập trong báo cáo thẩm tra tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV ngày 20/10 khi nhìn về năm tới, rằng: "Trong điều kiện giá dầu thế giới tăng cao thì việc dự kiến sản lượng khai thác giảm so với ước thực hiện năm 2021 là chưa phù hợp".

Sản lượng khai thác dự kiến giảm, cũng như sơ bộ xuất khẩu giảm qua 9 tháng đầu năm nói trên, còn gắn với vấn đề khác. Những thông tin phản ánh thời gian qua định hình nguyên nhân rằng: một phần các mỏ dầu của Việt Nam tuổi đời khai thác đã lâu và trữ lượng giảm thiểu đi, trong khi giá dầu năm qua lao dốc cùng tác động COVID-19 khiến hoạt động thăm dò và khai thác mỏ mới… bị hạn chế. Với thực tế trên, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục nhập siêu lớn nguồn nhiên liệu này.

"Trong thời gian tới nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Việt Nam sẽ vẫn tăng cao để chế biến và sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc tăng, giảm giá dầu thế giới sẽ tác động đến sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đồng thời, sự thay đổi về giá của mặt hàng này sẽ kéo theo sự biến động nhất định về giá của các mặt hàng khác, thể hiện qua sự thay đổi CPI", Tổng cục Thống kê nhận định trong một báo cáo phân tích đầu năm.

Hướng tác động là tiêu cực. Một chi phí đầu vào của nền kinh tế đang đội lên rõ rệt, giá xăng dầu trong nước đã nhanh chóng lên đỉnh ba năm qua, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và liên quan là thu nội địa cho NSNN.

Đáng ngại hơn, giá xăng dầu có trọng số đối với lạm phát, chi phí vận tải, dịch vụ… Năm nay, COVID-19 đánh mạnh vào sức cầu và chuỗi cung ứng, che lấp áp lực lạm phát. Song, khi nền kinh tế phục hồi, sức cầu phục hồi, độ trễ các tác động gồm giá xăng dầu đã lên đỉnh ba năm (cao hơn cả trước khi đại dịch xẩy ra) dần rút ngắn, tác động đến lạm phát hẳn là sự cảnh giác từ lúc này.

Trong khi đó, như trên, giá dầu thế giới vẫn tăng chưa ngừng nghỉ, với nhiều dự báo/cảnh báo mốc 100 USD/thùng đã gần trước mặt.

PV/theo Bizlive

Bài liên quan
Tin bài khác
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nút thắt hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nút thắt hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg yêu cầu các địa phương, Bộ Tài chính và ngành thuế triển khai giải pháp hỗ trợ kịp thời về hạ tầng công nghệ thông tin và chi phí cho hộ, cá nhân kinh doanh trong việc lắp đặt hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền (MTT).
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Đề xuất xóa độc quyền, cho doanh nghiệp lớn được sản xuất vàng miếng

Đề xuất xóa độc quyền, cho doanh nghiệp lớn được sản xuất vàng miếng

Điểm đáng chú ý là đề xuất cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên được tham gia sản xuất vàng miếng. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng, minh bạch hóa và tăng nguồn cung cho thị trường.
KOLs, KOC, Streamer học để "làm nghề tử tế trong Kỷ nguyên số"

KOLs, KOC, Streamer học để "làm nghề tử tế trong Kỷ nguyên số"

Sáng 13/6, tại Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh, hơn 100 người sáng tạo nội dung số – bao gồm KOLs, KOC, streamer, nhà làm video ngắn – đã cùng tham dự chương trình đào tạo đặc biệt với chủ đề: “Người ảnh hưởng có trách nhiệm – Làm nghề tử tế trong Kỷ nguyên số”.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Chủ động kiểm soát rủi ro, bảo vệ “hộ chiếu” sầu riêng Việt

Chủ động kiểm soát rủi ro, bảo vệ “hộ chiếu” sầu riêng Việt

Sau những con số ấn tượng về giá trị xuất khẩu, ngành hàng sầu riêng đang đối mặt với hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn, từ chất lượng nông sản, rủi ro an toàn thực phẩm... đến nguy cơ mất thị trường, khiến yêu cầu phát triển bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Xuất siêu gần 7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025 là tín hiệu tích cực của ngành dệt may giữa bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng ấy là nỗi lo thiếu hụt nguyên phụ liệu kéo dài, đặt ra yêu cầu cấp thiết về giải pháp căn cơ để phát triển bền vững và nâng cao tính tự chủ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
Làn sóng M&A 2025 bùng nổ doanh nghiệp nội giành lại thế chủ động

Làn sóng M&A 2025 bùng nổ doanh nghiệp nội giành lại thế chủ động

Năm 2025 chứng kiến làn sóng M&A tại Việt Nam với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp nội, đón đầu xu hướng công nghệ và bất động sản, giá trị giao dịch tăng đột biến.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Vì sao các khu chợ truyền thống ở Hà Nội vắng bóng tiểu thương?

Vì sao các khu chợ truyền thống ở Hà Nội vắng bóng tiểu thương?

Từ chợ Cầu Giấy đến chợ Bưởi, nhiều gian hàng đóng cửa vì vắng khách. Thương mại điện tử, siêu thị hiện đại và chính sách thuế mới làm thay đổi cục diện bán lẻ.
Bí quyết để nhà lãnh đạo luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ

Bí quyết để nhà lãnh đạo luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ

Sairah Ashman – Tổng Giám đốc Điều hành toàn cầu của Wolff Olins, một công ty tư vấn thương hiệu – cho rằng: để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ, các lãnh đạo doanh nghiệp cần duy trì sự tò mò và không ngừng cập nhật kiến thức.