Chủ nhật 20/04/2025 01:31
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

07/11/2024 15:26
Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập mức mới.
Thị trường lao động Anh: “Tảng băng trôi” tiếp tục hạ nhiệt Hội Doanh nhân 1984 huyện Đông Anh: Tiếp sức cùng đồng bào vùng lũ tái thiết cuộc sống Hà Nội: Giá căn hộ tăng nhanh, biệt thự liền kề khôi phục trong quý III Doanh nhân 1984 Đông Anh tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Nhiều “ông lớn” địa ốc kéo về Đông Anh

Là huyện ngoại thành phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích khoảng 185,68 km2, dân số gần 400.000 dân, dự kiến huyện Đông Anh sẽ chính thức lên quận trong năm 2025.

Trước thềm lên quận, Đông Anh liên tiếp đón nhiều doanh nghiệp bất động sản như Vingroup, BRG, Sun Group, T&T Group… đăng ký tham gia phát triển loạt siêu dự án tại huyện này.

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Mới đây nhất vào cuối tháng 10, T&T Group và Tập đoàn đầu tư và tư vấn quốc tế JTA (Qatar) ký biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu phát triển dự án tổ hợp thể thao đa năng, công viên giải trí Disneyland tại Đông Anh.

Siêu dự án này có tổng mức đầu tư 4,5 tỷ USD, diện tích 330 ha với hai thành phần chính: tổ hợp thể thao và công viên chuyên đề. Trong đó, nghiên cứu xây dựng tổ hợp thể thao tiêu chuẩn thế vận hội Olympic với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1,3 tỷ USD, gồm các công trình thể thao đạt chuẩn quốc tế với điểm nhấn là sân vận động (SVĐ) được đầu tư xây dựng hiện đại, đẳng cấp và tổ hợp công viên chuyên đề, vui chơi giải trí có tổng vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD.

Tập đoàn Vingroup cũng hiện diện tại thị trường Đông Anh thông qua công ty con VEFAC - chủ đầu tư dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và Khu đô thị mới Vinhomes Cổ Loa (tên thương mại Vinhomes Global Gate) với tổng diện tích 385 ha, tổng mức đầu tư 42.000 tỷ đồng.

Hồi cuối tháng 8, Vingroup đã khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia với tổng quy mô lên tới 90 ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới. Chỉ sau chưa đến 2 tháng kể từ ngày khởi công, hình hài của Trung tâm Hội chợ Triển lãm quy mô, hiện đại đã dần hình thành.

Ngoài dự án trên, Vingroup cùng 2 liên danh khác là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển thương mại Long Hải và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thái Sơn (công ty con của Vinhomes) cũng đã đăng ký làm dự án Khu đô thị thông minh, sinh thái tại huyện này với quy mô 268 ha, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 33.093 tỷ đồng.

Chưa dừng lại, Vingroup cũng đã gửi văn bản lên UBND thành phố Hà Nội đề xuất xây cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Hợp đồng BT) vào trung tuần tháng 10. Liên quan đến dự án, Thủ tướng nhất trí chủ trương triển khai dự án cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng nối từ quận Tây Hồ sang huyện Đông Anh, đồng thời yêu cầu Hà Nội phải sớm triển khai dự án này.

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?
Nhiều "ông lớn" bất động sản đang đổ bộ về Đông Anh

Hay như Tập đoàn BRG cũng góp mặt tại Đông Anh với siêu dự án Thành phố thông minh. Với dự án này, BRG hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản là Sumitomo để cùng phát triển.

Dự án có diện tích hơn 271 ha, tổng mức đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD. Tháng 10/2019, nhà đầu tư đã tổ chức lễ động thổ khu đô thị này. Đến tháng 11/2023, Hà Nội công bố triển khai dự án, song từ đó đến nay, siêu dự án vẫn chưa triển khai thêm vì phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.

Một dự án khác của chủ đầu tư Sun Group là Công viên Kim Quy, có diện tích 190 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng cũng nằm tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Dự án này được động thổ vào tháng 9/2016, tuy nhiên đến nay vẫn chưa triển khai do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.

Đông Anh gần đây cũng ghi nhận loạt doanh nghiệp đăng ký tham gia các dự án như: Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex - WTO) đăng ký thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới G8 tại xã Kim Chung (quy mô 46,6 ha, vốn 13.000 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trung Yên đăng ký làm dự án Khu đô thị mới G19 xã Kim Nỗ (tổng diện tích hơn 26 ha, tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng).

Ngoài ra, UBND TP. Hà Nội cũng vừa có quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh, gồm 9 dự án. Trong đó, dự án lớn nhất là Khu đô thị mới The Lake City Ven Sông Thiếp rộng 165 ha thuộc xã Vân Nội. Tiếp đến là dự án Khu đô thị G22 rộng 88 ha tại xã Kim Nỗ và Hải Bối, Khu đô thị G23 rộng 53 ha ở xã Đại Mạch và Khu đô thị G21 quy mô 44 ha tại xã Hải Bối...

Giá bất động sản Đông Anh dậy sóng

Việc đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, thị trường bất động sản Đông Anh cũng trở nên sôi động trong thời gian gần đây, mặt bằng giá đất và nhà ở cũng thiết lập mức mới. Ngoài ra, sức nóng của dự án án Vinhomes Cổ Loa Đông Anh cũng kéo theo nhà đất xung quanh khu vực này tăng mạnh.

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?
Giá đất ở huyện Đông Anh (Hà Nôi) đang tăng từng ngày

Theo khảo sát của phóng viên Doanh nghiệp & Hội nhập, ở phân khúc cao tầng, dự án chung cư cũ Intracom Riverside có giá mỗi m2 căn hộ đang dao động quanh mức 51-53 triệu đồng/m2. Thậm chí dự án Eurowindow River Park cũng tăng gấp đôi lên hơn 50 triệu đồng/m2, trong khi cùng thời điểm tháng 6/2023 giá chỉ 25-27 triệu đồng/m2.

Tại dự án chung cư Masteri Grand Avenue sắp mở bán của Masterise Homes có giá thăm dò khoảng 97-130 triệu đồng/m2, ghi nhận mức giá cao nhất khu vực ngoại thành, thậm chí cao hơn nhiều so với một số dự án trung tâm.

Trao đổi với Doanh nghiệp và Hội nhập, anh Phạm Anh Chí – một môi giới BĐS ở Đông Anh (Hà Nội) cho biết, ở phân khúc thấp tầng, Vinhomes Cổ Loa cũng gây sốc với mức giá liền kề 300 - 350 triệu đồng/m2 còn biệt thự có giá tham khảo 400 - 730 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Một số căn biệt thự, liền kề tại này được đưa ra để thăm dò thị trường có giá cao hơn hẳn các dự án đã mở bán trước đó ở khu vực trung tâm.

Theo anh Chí, đất nền Đông Anh đang có sự tăng trưởng mạnh về giá. Đơn cử, đất Đông Trù, Lễ Pháp, Tiên Dương, Uy Nỗ, Đông Hội… có vị trí mặt đường lớn kinh doanh đang có giá chào bán 170-220 triệu đồng/m2, trong khi cuối năm ngoái mức giá chỉ dao động 130-160 triệu đồng/m2.

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?
Giá đất Đông Anh tăng vì, hàng loạt dự án mới được triển khai

Ở những vị trí kinh doanh được nhưng không đắc địa bằng các vị trí trên, thị trường cũng ghi nhận mức tăng đáng chú ý. Môi giới này cho biết, so với quý I/2024, giá bán đất Tây Bắc Lễ Pháp tăng từ mức 70-95 triệu đồng/m2 lên mức 74-100 triệu đồng/m2. Đất Tiên Dương ở vị trí ngõ rộng, 2 ô tô tránh nhau, giá bán cũng tăng từ 55-85 triệu đồng/m2 lên mức 60-90 triệu đồng/m2. Đất Nguyên Khê, vị trí có thể kinh doanh được, mức giá tăng từ 58-75 triệu đồng/m2 lên mức 62-78 triệu đồng/m2. Các vị trí đất ngõ nhỏ, nằm sâu trong làng thuộc Vân Nội, Bắc Hồng, giá bán tăng từ 35-40 triệu đồng/m2 lên mức 40-45 triệu đồng/m2.

Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội ông Nguyễn Thế Điệp nhìn nhận, giá đất Đông Anh hiện nay đang lên cao. Nếu như Đông Anh xong cầu Tứ Liên kết nối sang Tây Hồ thì rõ ràng sẽ rất thuận lợi cho các khu vực xung quanh. Khi hạ tầng hoàn chỉnh, giá lên cao là hợp lý chứ không phải tự nhiên tăng.

Tin bài khác
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.