Du lịch Sa Thầy - Kon Tum: Tiềm năng lớn, nhưng phát triển chưa tương xứng

15:43 11/07/2023

Mặc dù tiềm năng phát triển du lịch của huyện Sa Thầy rất lớn, có lợi thế so sánh vượt trội ở khu vực tuy nhiên sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn và cạnh tranh chưa có.

Tiềm năng lớn phát triển chưa tương xứng

Nằm về phía tây nam tỉnh Kon Tum, cách trung tâm Thành phố gần 30 km, huyện Sa Thầy có diện tích đất tự nhiên 143 522,3 ha, trong đó rừng và đất lâm nghiệp chiếm 71%. Dân số toàn huyện trên 42 700 người, gồm 6 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Ja rai, HLăng, Rơ Mâm, Ba Na (Rơ Ngao), Thái và một số dân tộc ít người khác.

Cụm thác Khỉ nằm cách trung tâm huyện Sa Thầy 15km, thuộc xã Sa Sơn. Thác Khỉ cao 20m, nằm trên suối Ia Trol có nước chảy quanh năm
Cụm thác Khỉ nằm cách trung tâm huyện Sa Thầy 15km, thuộc xã Sa Sơn. Thác Khỉ cao 20m, nằm trên suối Ia Trol có nước chảy quanh năm.

Lợi thế vượt trội của Sa Thầy so với các địa phương khác trong tỉnh và khu vực, đây cũng là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên huyện Sa Thầy có bản sắc văn hóa đa dạng và phong phú, đây là lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng như rừng nguyên sinh được thiên nhiên ban tặng dãy Chư Mom Ray điệp trùng và huyền thoại, gắn liền với truyền thuyết “Núi Thổ cẩm” của người Ja Rai cư trú nơi đây. Với một Vườn Quốc gia được liệt vào hàng Di sản Đông Nam Á.

Đặc biệt, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, cùng với tài nguyên về động vật, thực vật đa dạng, phong phú, rất phù hợp cho loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng. Với những địa danh như; Thác khỉ, Thác 7 tầng, Khu rừng bằng lăng, Hang Dơi, Bãi thú, bãi cỏ, Suối Ngang .v.v.. cùng với không khí trong lành, tĩnh lặng, những dải nước ánh sắc cầu vồng giữa đại ngàn trùng điệp, giống như suối tóc của người thiếu nữ mượt mà trong nắng sớm, mang đến cho du khách cảm giác thư thái, yên bình trước những tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Sa Sơn cho biết; các điều kiện tự nhiên của địa phương rất đa dạng đã tạo một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, hấp dẫn nhưng hiện nay vẫn thiếu các sản phẩm du lịch để thu hút du khách
Ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Sa Sơn cho biết: Các điều kiện tự nhiên của địa phương rất đa dạng đã khá phong phú, hấp dẫn, nhưng hiện nay vẫn thiếu các sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

Ông Vũ Đình Dũng, Chủ tịch UBND xã Sa Sơn cho biết; các điều kiện tự nhiên của địa phương rất đa dạng đã tạo một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, hấp dẫn như; du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... Đặc biệt, từ năm 2019 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định 1308/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 – 2025, giao UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai Đề án “Làng truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum) làm thí điểm. Làng Bar Gốc hiện có 182 hộ, với 670 nhân khẩu, gần 95% là đồng bào dân tộc Gia Rai vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, khá toàn diện các loại hình văn hóa về kiến trúc nhà sàn, nhà rông; bến nước vẫn còn sử dụng; khu nhà mồ gồm các tượng nhà mồ, đặc trưng trong nghi lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người dân tộc Gia Rai; đội cồng chiêng và xoang, đàn hát dân ca... Ngoài ra, một số lễ hội và ngành nghề truyền thống vẫn còn lưu giữ, như: lễ mừng nhà rông mới, các nghi lễ theo vòng đời cây lúa rẫy, lễ tạ ơn Yang (pơ jrao), lễ Pơ Thi… ; các ngành nghề thủ công, gồm: đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ truyền thống như đàn t’rưng, k’ní, đinh pâng...

Đặc biệt, với cụm thác Khỉ nằm cách trung tâm huyện Sa Thầy 15km, thuộc xã Sa Sơn. Thác Khỉ cao 20m, nằm trên suối Ia Trol có nước chảy quanh năm. Theo người dân nơi đây cho biết; “khu vực này có rất nhiều loài cây ăn quả tự nhiên, đến mùa quả chín thì rất nhiều loài chim, khỉ, voọc hội tụ về đây tạo nên khung cảnh vô cùng huyên náo. Ấn tượng hơn là những ngày có nắng, các loài linh trưởng kéo nhau ra ngồi trên các hòn đá dưới chân thác cùng nhau nô đùa, tắm nắng và cũng vì thế nên người dân làng Bar Gốc đặt tên là thác Khỉ.

Từ năm 2019 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định 1308/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 – 2025, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum) làm thí điểm
Từ năm 2019 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định 1308/QĐ-UBND, về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 – 2025, trong đó chọn làng Bar Gốc, xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy (Kon Tum) làm thí điểm làng du lịch cộng đồng.

Mặc dù tiềm năng phát triển du lịch của huyện Sa Thầy rất lớn, có lợi thế so sánh vượt trội ở khu vực tuy nhiên sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn và cạnh tranh chưa có. Mặt khác, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn khó khăn, ngân sách Nhà nước, nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng du lịch tại địa phương.

Sản phẩm du lịch còn yếu, chưa phát huy được lợi thế

Theo lãnh đạo UBND huyện Sa Thầy cho biết: “Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ cùng nhiều thác nước đẹp mê hồn, bên cạnh nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc và các di tích lịch sử gắn liền với những chiến công vang dội của quân và dân địa phương trong cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước, đang là tiềm năng để huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn.

Việc đánh thức tiềm năng để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện được Đảng bộ, chính quyền huyện Sa Thầy xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới. Trong đó, huyện sẽ tập trung khai thác hiệu quả các hoạt động về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái gắn với phát triển các mô hình đánh bắt cá tự nhiên, nuôi cá lồng, sản xuất con giống nhằm đưa huyện Sa Thầy trở thành vùng cung cấp thủy sản uy tín cho khu vực Bắc Tây Nguyên và phục vụ phát triển du lịch.

Một trong những hướng đi được huyện Sa Thầy chú trọng đó là phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray gắn với du lịch sinh thái - cộng đồng - lịch sử - tâm linh…
Hiện tại, uyện Sa Thầy chú trọng đó là phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray gắn với du lịch sinh thái - cộng đồng - lịch sử - tâm linh….

Bên cạnh đó, huyện sẽ tập trung rà soát, quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2030; đầu tư các tuyến đường vào các điểm du lịch, các điểm dừng chân, điểm đến, bến đỗ; trùng tu, sửa chữa các nhà bia tưởng niệm. Địa phương cũng hỗ trợ và vận động đồng bào các DTTS duy trì, phục hồi các lễ hội truyền thống, hình thành và từng bước mở rộng các tour du lịch, các tuyến tham quan tại các làng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làng đồng bào DTTS kiểu mẫu; vận động, hướng dẫn người dân xây dựng các mô hình du lịch tại cộng đồng, homestay.

Một trong những hướng đi được huyện Sa Thầy chú trọng đó là phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray
Một trong những hướng đi được huyện Sa Thầy chú trọng đó là phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Một trong những hướng đi được huyện Sa Thầy chú trọng đó là phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Chư Mom Ray gắn với du lịch nông nghiệp xã Mô Rai; xây dựng "thủ phủ" cây ăn quả và dược liệu tại xã Hơ Moong, làng chài Đăk Wơk Yốp thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu để kết nối các điểm du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Plei Krông kết hợp tham quan vườn cây ăn trái, vườn dược liệu và điểm du lịch tâm linh Charlie, Delta; xây dựng được vùng nuôi cá lồng tập trung, vùng sản xuất con giống quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao…

Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các loại hình du lịch sinh thái với lợi thế trên lòng hồ thủy điện Yaly
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các loại hình du lịch sinh thái với lợi thế trên lòng hồ thủy điện Yaly.

Tuy nhiên, những năm qua, mặc dù lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương để phát triển du lịch tại vùng đất đầy tiềm năng này. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, ngành du lịch của địa phương mới dừng lại ở hộ gia đình nhỏ lẻ, tự phát, thiếu sự đầu tư bài bản, thiếu sự liên kết để làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch và phục vụ tốt cho du khách nên chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có.

Để xây dựng huyện Sa Thầy trở thành một trung tâm du lịch sinh thái- cộng đồng- lịch sử- tâm linh,… qua đó nhằm kết nối với các tua du lịch của địa phương với cả nước thì hiện nay, công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của huyện chưa được chú trọng đúng mức. bên cạnh đó, việc thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ công tác này còn rất hạn chế nên việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới lạ, đặc sắc đang gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, muốn du lịch Sa Thầy thực sự cất cánh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, bên cạnh việc huyện Sa Thầy và tỉnh Kon Tum tập trung đẩy mạnh xây dựng đề án, kế hoạch cụ thể để quảng bá tiềm năng, thì rất cần sự chung tay, phối hợp hỗ trợ của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của các doanh nghiệp lớn trên khắp cả nước, qua đó tạo điều kiện sớm đưa Sa Thầy trở thành trung tâm du lịch sinh thái - cộng đồng - lịch sử - tâm linh… của tỉnh Kon Tum.

Trọng Tâm