Đồng chí Trần Tuấn Anh: Quảng Ngãi cần phải xem liên kết là một trong những động lực để phát triển
- 78
- Tiêu điểm
- 21:18 27/06/2022
DNHN - Ngày 27-6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16-8-2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh; Quảng Ngãi là một trong 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục Quốc lộ 1A, hành lang kinh tế Đông - Tây, có đường sắt Bắc - Nam, gần sân bay Chu Lai, tiếp giáp Biển Đông, có cảng nước sâu Dung Quất, Quảng Ngãi có vị trí “đắc địa” được xem tiềm năng, lợi thế rất lớn trong việc phát triển thương mại trong nước và quốc tế.

Đồng chí Trần Tuấn Anh ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Tỉnh ủy Quảng Ngãi trong việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Kết luận số 25-KL/TW thời gian qua, và đánh giá cao những kết quả đạt được của Quảng Ngãi trong việc thúc đẩy liên kết phát triển tiểu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian qua. Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, liên kết phát triển vùng giữa các tỉnh còn một số hạn chế. Bản thân Quảng Ngãi cũng chưa phát huy hết vai trò, tiềm năng, lợi thế của mình để phát huy liên kết với các tỉnh, thành trong tiểu vùng nói riêng và cả vùng nói chung.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh mong muốn, tỉnh Quảng Ngãi sớm tập trung hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050. Trên cơ sở cần phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của tỉnh là một trong các cửa ngõ giao thương quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển. nhất là liên kết khu vực Nam Quảng Ngãi - Bắc Bình Định và Quảng Ngãi - Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục huy động nguồn lực đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển, hạ tầng tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng dùng chung mang tính kết nối vùng và liên vùng như: dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa bàn các tỉnh trong vùng; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn Quảng Ngãi và đoạn tỉnh Quảng Ngãi đi Kon Tum; phát triển hệ thống logistics tại vùng duyên hải miền Trung; nâng cấp, hoàn thiện tuyến đường sắt Bắc - Nam,... Xúc tiến việc đầu tư Sân bay Chu Lai thành sân bay quốc tế và đầu tư Sân bay Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đẩy mạnh huy động, thu hút các nguồn lực phát triển các đô thị, nhất là các đô thị ven biển, quan tâm đầu tư hạ tầng để nâng cấp một số thị trấn.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển mạnh công nghiệp để Quảng Ngãi trở thành trung tâm công nghiệp nặng, quy mô lớn của vùng với “hạt nhân” là Khu kinh tế Dung Quất và lợi thế cảng nước sâu Dung Quất.
Tỉnh nâng cao hiệu quả ngành công nghiệp lọc hóa dầu, sau hóa dầu, cơ khí chế tạo luyện kim công nghiệp phục vụ kinh tế biển… hướng tới các ngành kinh tế có điều kiện tiếp cận với công nghệ cao và mang lại giá trị gia tăng cao, bền vững hơn. Những chuỗi giá trị từ ngành công nghiệp lọc hóa dầu; công nghiệp điện tử, thông tin; kinh tế số cần phải được tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh trong thời gian tới.

Ông Trần Tuấn Anh đề nghị, tỉnh cần quan tâm nghiên cứu các giải pháp đột phá đối với lĩnh vực phát triển đô thị để quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với xây dựng nông thôn mới thực sự trở thành động lực tăng trưởng và thúc đẩy phát triển bền vững của tỉnh.
Đồng thời, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh…; phải tạo ra "làn sóng" đầu tư phát triển mới trên tinh thần cởi mở, thân thiện, minh bạch, kiến tạo để thu hút được các tập đoàn, các nhà đầu tư lớn cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh các dự án quan trọng, dự án khởi nghiệp sáng tạo xem đây là nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm và mang tính xuyên suốt…
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân thông tin, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và 10 năm thực hiện Kết luận số 25-KL/TW của Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Tính đến cuối năm 2021, GRDP của Quảng Ngãi đạt gần 53.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 3.360 USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2021 đạt 10,92%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ngày càng cao; nông nghiệp từng bước được hiện đại hóa.
Đáng chú ý, Khu kinh tế Dung Quất trở thành một trong những khu kinh tế thành công nhất trong cả nước, giữ vai trò là “hạt nhân” tăng trưởng và là động lực phát triển của tỉnh. Văn hóa xã hội tiếp tục phát triển; chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể; quốc phòng, an ninh được giữ vững; loại hình du lịch - dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích, chỉ rõ những những nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc để trên cơ sở đó, đề ra những quan điểm phát triển, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, chính sách trong thời gian đến, tạo ra xung lực phát triển mới cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ nói chung, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
Ông Đoàn Văn Việt, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, du lịch là ngành kinh tế quan trọng đối với Quảng Ngãi. Vì vậy, đề nghị các hoạt động liên kết, kết nối du lịch của Quảng Ngãi không chỉ với các tỉnh, thành trong tiểu vùng, vùng mà phải đi xa hơn tới các tỉnh, thành trên cả nước.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh về việc môi trường kinh doanh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Quảng Ngãi những năm gần đây bị giảm sút, huy động nguồn vốn đầu tư còn thấp… Vì vậy, Quảng Ngãi cần phải quan tâm.
Theo ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, Trung ương cần có cơ chế trích lại phần trăm từ nguồn thu mà tỉnh nộp về cho Trung ương, lấy đó làm nguồn vốn tái đầu tư phát triển kinh tế - hạ tầng tại địa bàn Khu kinh tế Dung Quất.
Điều đó giúp hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và địa phương đồng thời giúp địa phương có thêm động lực quản lý nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo ra nguồn thu nhiều hơn nữa trong thời gian đến.
Trọng Tâm
Bài liên quan
Đọc thêm Tiêu điểm
Chính phủ, Thủ tướng luôn đồng hành, chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
Kết luận Hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các yếu tố nền tảng cần duy trì và củng cố vững chắc, những nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn và cả lâu dài để cộng đồng doanh nghiệp vững bước vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động thích ứng, phát triển bền vững, ngày càng lớn mạnh, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
Các nhà đầu tư từ Đức hiện nay đánh giá môi trường đầu tư và hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thế nào? Các giải pháp nâng cao thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong thời gian tới là gì? Những chia sẻ tại Talkshow "Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam" vào lúc 20h ngày 12/8 trên doanhnghiephoinhap.vn sẽ là câu trả lời đầy đủ và khách quan nhất.
Nghệ An: Thống nhất phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị TP. Vinh
Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã thống nhất phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị TP. Vinh là sáp nhập toàn bộ TX. Cửa Lò và 6 xã của huyện Nghi Lộc…
Bình Dương: Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 32,2% năm 2022
Ngày 10/8/2022, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo Thông tin về tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 7. Ông Nguyễn Tầm Dương, Chánh văn phòng UBND tỉnh và ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì họp báo.
Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai tấn công trấn áp mạnh các loại tội phạm tín dụng đen, cho vay nặng lãi
Sáng 10/8, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã thay mặt Chính phủ báo cáo thêm về một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư 78.300 tỷ đồng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã đồng ý giao kế hoạch vốn cho 3 dự án giao thông trọng điểm quốc gia với tổng mức đầu tư 78.300 tỷ đồng.
Cà Mau: Nhanh chóng thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Đến ngày 15/8/2022, cả nước kết thúc thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, tỉnh Cà Mau đã cơ bản giải quyết phần lớn các đối tượng đủ điều kiện được nhận hỗ trợ theo quy định. Điều đó thể hiện quan tâm và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh; hành động nhanh chóng, chủ động, hiệu quả cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp.
Thanh Hóa: Thu hút hơn 13,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Sau một thời gian tực hiện các chính sachs kêu gọi thu hút đầu tư, lũy kế đến thời điểm hiện tại, Khu Kinh tế (KKT) Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thanh Hóa thu hút được 671 dự án, trong đó có 605 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 169.333 tỷ đồng và 66 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 13,5 tỷ USD.
Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
Sáng ngày 9/8, chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập tổ chức Đại hội Chi bộ khóa III, nhiệm kỳ 2022-2025. Đại hội nhằm đánh giá kết quả hoạt động của Chi bộ trong thời gian qua và xác định mục tiêu phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cùng các giải pháp trong thời gian tới; bầu Bí thư, Phó bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025 có năng lực, uy tín để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
Hồ Chủ tịch, người sáng lập Đảng ta, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, người sáng lập các lực lượng vũ trang của nhân dân ta, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đã không còn nữa!. Nhưng, thành quả cách mạng của người gắn liền với sự nghiệp của Đảng ta, của giai cấp công nhân và dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục được bảo vệ, xây dựng và phát triển…