Thứ ba 01/07/2025 09:15
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Đòn bẩy giúp phát triển kinh tế từ Quỹ hỗ trợ nông dân

04/03/2021 15:20
Là nguồn tín dụng giúp người nông dân phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt việc tư vấn sử dụng vốn vay, giúp nông dân trong tỉnh đầu tư xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập

Đến thăm mô hình xưởng mộc của gia đình anh Hà Mạnh Tuyên, khu Vắng, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, là 1 trong 10 hộ hội viên nông dân của xã được vay vốn từ Quỹ HTND tỉnh để thực hiện dự án phát triển nghề mộc, anh cho biết: “Trước đây, gia đình tôi có truyền thống làm nghề mộc nhưng chưa có điều kiện mở xưởng. Năm 2019, được vay 60 triệu đồng từ nguồn quỹ HTND tôi đã mở xưởng mộc với đầy đủ các thiết bị máy móc như máy xẻ gỗ, máy cưa, máy cắt... quy mô sản xuất tăng gấp 2 - 3 lần, sản phẩm đa dạng, phục vụ công trình và nhu cầu tiêu dùng tại địa phương, đem lại thu nhập gần 300 triệu đồng/năm, nhờ đó cuộc sống gia đình ngày càng ổn định”.

Từ nguồn vốn vay quỹ HTND, anh Hà Vưn Tuyên, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn phát triển nghề mộc đem lại thu nhập ổn định cho gia đinh
Từ nguồn vốn vay quỹ HTND, anh Hà Vưn Tuyên, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn phát triển nghề mộc đem lại thu nhập ổn định cho gia đinh.

Được biết, đây chỉ là 1 trong số 73 hộ hưởng lợi từ nguồn vốn vay quỹ HTND trên địa bàn huyện với tổng số vốn trên 4,2 tỷ đồng cho các dự án sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt. Trong đó, 900 triệu đồng từ nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác cho vay; hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND do Hội nông dân tỉnh ủy thác cho vay, còn lại từ nguồn vận động của huyện và xã. Trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp Hội nông dân trong huyện đã tuyên truyền cho cán bộ, hội viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển Quỹ, từ đó, tạo sự đồng thuận trong việc đóng góp xây dựng Quỹ với mức trên 200 nghìn đồng/hội viên/năm.

Đối với các hội viên được hỗ trợ vay vốn, Hội thường xuyên kiểm tra, giám sát để đồng vốn vay phát huy hiệu quả, đúng mục đích, nhất là lựa chọn hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương. Bên cạnh đó, Hội còn cung ứng trên 823 tấn phân NPK Lâm Thao theo hình thức chậm trả; tổ chức 80 lớp tập huấn kỹ thuật cho 5.648 lượt hội viên; thực hiện 12 mô hình trình diễn phân bón và giống mới, giống chất lượng cao; phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề tổ chức dạy nghề cho 295 hội viên nông dân.

Trao đổi với chúng tôi, bà Đỗ Thị Phương Hoa - Chủ tịch Hội nông dân huyện Thanh Sơn cho biết: “Toàn huyện có trên 16.680 hội viên nông dân, hàng năm, Hội đã hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi từ quỹ HTND cho hội viên để xây dựng và nhân rộng các mô hình, thúc đẩy sản xuất, phát triển các cây, con chủ lực theo định hướng của tỉnh, huyện. Đến nay, trên địa bàn huyện có 60 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, 611 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, 2.061 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, 4.186 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, đời sống các hội viên ngày một nâng cao”.

Về khu 17, xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi bò thịt và bò sinh sản hiệu quả từ nguồn vốn vay quỹ HTND của gia đình anh Trần Ngọc Bảy. Năm 2017, sau khi thoát khỏi danh sách hộ nghèo, anh Bảy đã tham gia vào tổ hợp tác nuôi bò thịt, được vay vốn từ Quỹ HTND với số tiền 50 triệu đồng để mua thêm bò giống. Đến nay, gia đình anh đã có đàn bò 10 con sinh trưởng phát triển tốt. Anh Bảy chia sẻ: “Những người nghèo hoặc mới thoát nghèo như chúng tôi sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, kinh tế khó khăn nên khi được tiếp cận nguồn vốn quỹ HTND với lãi suất ưu đãi, chúng tôi có vốn để đầu tư mua giống, thức ăn phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, cải thiện thu nhập cho gia đình, nay tôi đã xây được nhà ở kiên cố”.

Mô hình nôi bó sinh sản, bò thịt của hộ nông dân xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy phát triển từ nguồn quỹ HTND
Mô hình nôi bó sinh sản, bò thịt của hộ nông dân xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy phát triển từ nguồn quỹ HTND.

Ông Bùi Quang Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Xá cho biết: Hiện xã Đào Xá có 1.850 hội viên sinh hoạt tại 19 chi hội, trong đó có 6 tổ hợp tác với 87 hội viên. Từ năm 2017 đến nay, đã có 23 hội viên được vay vốn từ Quỹ HTND với số vốn 500 triệu đồng. Có được vốn để đầu tư phát triển kinh tế, nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có thu nhập khá. Bên cạnh đó, Hội nông dân xã còn tuyên truyền, hướng dẫn hội viên tham gia vào các tổ hợp tác để vừa có vốn vay ưu đãi, vừa cùng nhau tìm đầu ra cho sản phẩm, đem lại thu nhập ổn định”.

Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh Phú Thọ có 227 dự án/1.213 hộ vay từ nguồn Quỹ HTND tỉnh với tổng số vốn gần 45 tỷ đồng cho các dự án chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, làng nghề và các loại hình khác. Trong đó, nguồn Quỹ HTND do Trung ương ủy thác 15,5 tỷ đồng; Quỹ HTND cấp tỉnh hơn 15,4 tỷ đồng; Quỹ HTND cấp huyện gần 7 tỷ đồng; cấp xã trên 7 tỷ đồng… Chỉ tính riêng năm 2020, các cấp HND đã cho vay cả 3 nguồn vốn (Trung ương, tỉnh, huyện) được 124 dự án/647 hộ vay với tổng số vốn gần 20 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, các hội viên nông dân đã sử dụng để phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hội viên và gia đình. Trung bình mỗi hộ hội viên vay vốn đều có thu nhập từ 70 đến hơn 100 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí, nhiều hội viên nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững. Cùng với hỗ trợ vay vốn, các cấp HND còn tổ chức 291 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề cho 14.902 hộ, trong đó, cấp tỉnh tổ chức 12 lớp cho 1.090 người tham gia; cấp huyện và cơ sở tổ chức 279 lớp cho trên 13.000 người tham gia.

Mô hình cây ăn quả cho thu nhập cáo phát triển từ quỹ HTND
Mô hình cây ăn quả cho thu nhập cáo phát triển từ quỹ HTND.

Ông Dương Đình Khắc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân thường xuyên tiến hành khảo sát các hộ có nhu cầu vay vốn và ưu tiên lựa chọn các hộ chăm chỉ lao động sản xuất, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn để cho vay phát triển kinh tế. Gắn với cho vay, các cấp hội thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các dự án đều sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Năm 2021, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn Quỹ HTND, tạo liên kết bền vững giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.

Có thể thấy, nguồn vốn từ Quỹ HTND ngoài việc giúp hội viên có vốn phát triển kinh tế, còn làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tiếp cận với việc sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, các cấp Hội Nông dân còn định hướng cho các hộ vay vốn trong việc sử dụng nguồn vốn vay, phối hợp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, góp phần tạo thêm nguồn lực cho nông dân, nhất là nông dân nghèo có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều nông dân tại địa phương.

PV

Tin bài khác
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.
Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Hàng loạt nông sản của New Zealand sẽ được bán tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua hệ thống chuỗi siêu thị Kingfoodmart, như: Táo, kiwi, bơ sữa, rượu vang…
Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Trước làn sóng chuyển đổi số và yêu cầu pháp lý ngày càng siết chặt, hàng triệu hộ kinh doanh, vốn là trụ cột âm thầm nhưng bền bỉ của nền kinh tế đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Từ bài toán hóa đơn điện tử đến áp lực cạnh tranh không lành mạnh với hàng giả, hàng nhái... Cộng đồng này đang rất cần những chính sách “may đo” thay vì khuôn mẫu áp đặt.
Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Trước dấu hiệu gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thép cán nóng có chiều rộng lớn hơn 1.880 mm nhằm né tránh thuế chống bán phá giá, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và triển khai đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất trong nước, trong khuôn khổ pháp luật về phòng vệ thương mại và các cam kết quốc tế.