Độc quyền, Nhà nước và ngành kinh tế đều không được lợi
- Kinh doanh
- 09:56 07/07/2018
Tại Hội thảo khoa học “Cải cách độc quyền nhà nước trong các ngành công nghiệp mạng lưới” trong khuôn khổ chương trình "Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam" diễn ra ngày 6/7 (Chương trình Aus4Reform) do chính phủ Australia tài trợ, nghiên cứu của CIEM cho thấy, Nhà nước giữ độc quyền thì Nhà nước không được lợi hơn mà chính ngành đó cũng không phát triển được.
Ngành đường sắt đang được độc quyền toàn bộ
Tại hội thảo này, đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã trình bày một nghiên cứu về vai trò của Nhà nước và độc quyền nhà nước trong 4 ngành công nghiệp mạng lưới ở Việt Nam là viễn thông, hàng không, điện, và đường sắt.
Nghiên cứu cho thấy rằng, trong các ngành công nghiệp mạng lưới, khi độc quyền nhà nước được cải cách sẽ tạo nên sự phát triển. Nhưng khi toàn ngành vẫn là độc quyền nhà nước thì không tạo động lực phát triển, không tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh khiến chính ngành đó không phát triển được, người tiêu dùng không được cung cấp dịch vụ tốt hơn với giá hợp lý hơn, ảnh hưởng tới sự phát triển chung cả cả nền kinh tế và xã hội.
Được biết, hệ thống cơ chế, chính sách nhằm hạn chế độc quyền kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh đã được ban hành khá đầy đủ, tạo cơ sở cho cải cách. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng Ban Thể chế kinh tế (CIEM), kết quả cải cách và hiện trạng độc quyền nhà nước của mỗi ngành khác nhau.
Lộ trình cải cách của từng ngành cũng đang ở những giai đoạn khác nhau: ngành viễn thông cải cách mạnh mẽ, ngành điện mở cửa một phần, vận tải đường sắt thì mới chỉ có những bước đi đầu tiên. Nói đúng hơn là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt và hiện ngành này đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Dẫn chứng về ngành hàng không, bà Nguyễn thị Luyến cho biết, từ khi xóa bỏ độc quyền nhà nước trong vận tải hàng không, nhiều hãng hàng không mới ra đời. Các hãng hàng không đã phát triển tạo ra một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng nhưng giá lại rẻ hơn.
Tuy nhiên, đại diện CIEM cho biết, Nhà nước vẫn độc quyền quản lý và khai thác cảng hàng không. Toàn bộ 22 sân bay thương mại đang do DNNN quản lý và khai thác nên giá dịch vụ cảng không hợp lý, giữa các hãng hàng không vẫn có sự chưa công bằng khi tiếp cận tới hạ tầng cảng hàng không.
Nghiên cứu của CIEM và góp ý của các chuyên gia cho thấy, Nhà nước giữ độc quyền nhà nước không được lợi hơn mà chính ngành đó cũng không phát triển được.
Do đó, Nhà nước chỉ nắm giữ độc quyền ở những khâu, công đoạn có tính độc quyền tự nhiên để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho tất cả các DN tới các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này.
Báo cáo nghiên cứu nhấn mạnh kiến nghị tiếp tục cải cách và lưu ý xác định khâu trọng tâm cần duy trì sở hữu nhà nước; có cách thức quản lý, giám sát phù hợp, tránh chuyển từ độc quyền nhà nước sang thành độc quyền DN.
H.Anh
Tin liên quan
#CIEM

Cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao sau Covid-19
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Diễn đàn “Cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao sau Covid-19: Từ thích ứng tới quản trị bất định”.

Mục tiêu cải cách điều kiện kinh doanh: Chọn cắt bỏ hay đơn giản hóa?
Mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành có vẻ không quá khó khăn, nhưng câu hỏi hiệu quả của công việc này thế nào thì cho tới nay vẫn chưa thể trả lời.

TS. Phan Đức Hiếu: Phát triển doanh nghiệp xã hội là phát triển bền vững
TS. Phan Đức Hiếu khẳng định, phát triển doanh nghiệp xã hội là phát triển bền vững chứ không chỉ góp phần phát triển bền vững như các ý kiến thường được đưa ra.

Đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước
Ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp, CIEM chỉ ra nguyên nhân chính của tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm chủ yếu là do những tồn tại của thể chế và pháp luật.

“Cách mạng 4.0 là cơ hội lớn, nếu không nắm được sẽ tiếp tục bị tụt hậu”
"Tranh thủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để đất nước hiện đại và thịnh vượng hơn", Viện trưởng CIEM nói.

Ngành logistics "cõng" chi phí vô lý
Những khó khăn của doanh nghiệp trong ngành logistics đến từ những bất cập trong các quy định pháp luật được nêu ra tại hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics: vấn đề và kiến nghị chính sách" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức ngày 29/10.
Đọc thêm Kinh doanh
697 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc, tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
Cà phê của Việt Nam chiếm 17,61% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2020
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm (tính theo lượng) và tăng 7,3%/năm (tính theo trị giá)
Hàng hóa qua cảng biển tăng mạnh kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong tháng 01/2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Cục Hải quan Lạng Sơn thu ngân sách tăng mạnh 2 tháng đầu năm
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, Cục Hải quan Lạng Sơn đã thông quan cho lượng hàng hóa đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 473,4 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ, thu ngân sách đạt hơn 830 tỷ đồng, đạt hơn 23% chỉ tiêu.
Top nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD tháng đầu năm 2021
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên cả nước trong tháng 1/2021 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng mạnh 48,2% so với cùng kỳ 2020. Trong đó có sự đóng góp lớn của 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD.
Ngày 25/2/2021: Gía xăng dầu trong nước dự báo sẽ tăng 1.000 đồng/lít trong chiều nay
Thông báo của Bộ Công Thương, tại kỳ điều chỉnh vào chiều nay (25/2), giá xăng dầu trong nước có thể tăng trên dưới 1.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 25/2
Theo kế hoạch, ngày mai (25/2), liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ đợt thứ 4 năm mới 2021.
Dự báo năm 2021 nghành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, nghành sữa Việt Nam xuất khẩu vẫn vượt mốc 300 triệu USD, năm 2021 được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng mạnh.
Chất lượng lợi nhuận thực của ngành ngân hàng 2020?
Năm 2020, dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch Covid-19 nhưng ngành ngân hàng vẫn có một năm kinh doanh khả quan, phần lớn thành viên đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. Tuy nhiên, chất lượng lợi nhuận thực vẫn còn là một điều đáng để ý?