Doanh nghiệp Việt không thể trà trộn xuất xứ khẩu trang vào EU
- Kinh doanh
- 14:11 06/05/2020
Một số doanh nghiệp Việt Nam dùng giấy chứng nhận lưu thông hàng hóa tự do (CE) trong Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) do các tổ chức không được EU công nhận cấp để xuất khẩu khẩu trang, vật tư y tế vào thị trường này. Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho hay đã nhận được thông tin phản ánh này từ các doanh nghiệp Đan Mạch.
Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải cho biết: “Khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng có liên quan đến sức khỏe, sự an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Mỹ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không, hàng hóa sẽ gặp khó khăn khi nhập khẩu và bị trả lại”.
![]() |
Khẩu trang Việt Nam phải được cấp chứng nhận CE mới được xuất khẩu chính ngạch vào các nền kinh tế thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong ảnh là hoạt động sản xuất khẩu trang tại một nhà máy trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: DNCC |
Nói một cách khác là, với các quốc gia EU, phải có “hộ chiếu thương mại” CE mới được xuất khẩu chính ngạch. Nhưng một số các doanh nghiệp mà Bộ Công Thương chưa nêu tên, đã dùng các mẫu CE không được EU công nhận để đưa khẩu trang vào Đan Mạch.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã cung cấp một danh sách các tổ chức được Liên minh châu Âu công nhận trong việc cấp CE.
Trong thời điểm dịch bệnh, EU đã có thông báo nới lỏng các tiêu chuẩn cho các mặt hàng thiết yếu, vật tư y tế nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các điều kiện để gắn dấu CE (được thông qua bởi ba tổ chức: CEN, CENELEC và ETSI).
Các nhà sản xuất có thể không sử dụng các tiêu chuẩn EU hài hòa thì sau đó phải chứng minh sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cơ bản trước khi lưu hành trên thị trường EU. “Tuy nhiên, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tuyên bố của mình”, thương vụ cho biết.
Trong một diễn biến có liên quan, chiều 5-5, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) Trần Hữu Linh ký văn bản hỏa tốc gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra việc nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị cũ về để sản xuất khẩu trang.
Theo văn bản này, thời gian gần đây có hiện tượng các tổ chức, cá nhân nhập khẩu dây chuyền để sản xuất khẩu trang trong bối cảnh nhu cầu khẩu trang tăng cao do dịch Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ nhập khẩu các dây chuyền cũ, lạc hậu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất. Do vậy, Cục Quản lý thị trường sẽ cùng các cơ quan chức năng rà soát nghiêm để xử lý theo quy định.
Sản xuất khẩu trang là một giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may trong nước thời điểm đại dịch Covid 19, khi nhu cầu khẩu trang trong và ngoài nước tăng cao đột biến. Tuy nhiên, trong khi có nhiều nhà sản xuất khẩu trang uy tín như May 10, Dệt kim Đông Xuân, Hanvico, Việt Thắng... thì cũng không ít doanh nghiệp lợi dụng tình hình để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng không đáp ứng tiêu chuẩn bán ra thị trường, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành dệt may Việt Nam.
Năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam có thể lên đến 40 triệu chiếc khẩu trang mỗi ngày, tương đương với 1,2 tỉ chiếc/tháng.
Lan Nhi
Tin liên quan
#khẩu trang

Tập đoàn BRG và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) ủng hộ 1 tỷ đồng và 20.000 khẩu trang
Ngày 6/8/2020 vừa qua, Tập đoàn BRG và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã ủng hộ 1 tỷ đồng và 20.000 khẩu trang cho UBND Thành phố Đà Nẵng cùng các đơn vị trên địa bàn. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chung tay cùng Thành phố Đà Nẵng trong công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng thời thể hiện trách nhiệm cộng đồng của Tập đoàn BRG và ngân hàng SeABank với mong muốn được góp sức hỗ trợ thành phố Đà Nẵng nhanh chóng vượt qua đại dịch.
Phát khẩu trang miễn phí: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Trong thời điểm tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân là rất lớn. Thời gian vừa qua, Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Castalina Việt Nam phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đã trao hàng chục ngàn chiếc khẩu trang dành tặng người bệnh, người dân đến khám, người nhà người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cán bộ nhân viên y tế - những người hàng ngày thực hiện công tác sàng lọc ban đầu ngăn ngừa dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe người bệnh cũng rất mong muốn được nhận những chiếc khẩu trang nghĩa tình.

Nguy cơ “sạt nghiệp” vì bán khẩu trang dỏm cho Mỹ
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 5-6 cho biết một nhà sản xuất Trung Quốc bị cáo buộc xuất khẩu gần nửa triệu khẩu trang N95 bị lỗi sang Mỹ.

Doanh nghiệp Việt không mặn mà chuyện cung ứng khẩu trang N95
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt tại nhiều nước châu Âu - châu Mỹ, nhu cầu đối với sản phẩm khẩu trang N95 đang tăng đột biến chưa từng thấy. Bộ Công Thương đã tổng hợp thông tin chi tiết về nhu cầu nhập khẩu trang và các trang thiết bị bảo hộ y tế từ các thị trường nói trên, thế nhưng, phần lớn doanh nghiệp Việt không thể chen chân vào chuỗi cung ứng này.

Điểm danh các mặt hàng “ăn khách” mùa dịch Covid-19
Ngoài khẩu trang và dung dịch sát khuẩn, còn nhiều mặt hàng cũng đắt khách trong mùa dịch Covid-19 như đồ đông lạnh, mỳ ăn liền, giấy vệ sinh...

Startup Việt chuyển sang sản xuất Khẩu trang cà phê giữa đại dịch COVID-19
Theo đại diện Startup này, chi phí đối với người dùng sẽ vào khoảng 3.000VNĐ/ngày cho tháng đầu tiên và 1.000VNĐ/ngày những tháng còn lại khi chỉ cần thay thế màng lọc sau 30 ngày sử dụng. Kinh tế gấp đôi so với khẩu trang y tế dùng 1 lần với chi phí trung bình 6,000VNĐ/ ngày.
Đọc thêm Kinh doanh
Cần liên kết để phát triển doanh nghiệp điện tử
Trong số các doanh nghiệp điện tử có tới khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa.
Bài học từ xe đạp công cộng của Trung Quốc
Xe đạp công cộng (do chính phủ tài trợ) ở quận Xicheng của Bắc Kinh và Hohhot, Nội Mông sẽ dừng khỏi hoạt động. Trước đó, xe đạp công cộng ở Vũ Hán, Quảng Châu và những nơi khác cũng đã có thông báo tương tự. Hiện tại, hầu hết xe đạp công cộng là loại xe doanh nghiệp và xe đạp của cơ quan công quyền đã rút khỏi thị trường.
Hà Tĩnh huy động hơn 12,7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Các địa phương của Hà Tĩnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, con em xa quê tài trợ 12,790 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ về thuế hơn là giảm lãi suất cho vay
Chính sách hỗ trợ về thuế được doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận nhất, đồng thời hữu ích nhất, tiếp theo là chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn.
Thành Thành Công-Biên Hoà muốn huy động 1.200 tỷ đồng trái phiếu
Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hoà vừa ra nghị quyết phê duyệt các công việc liên quan đến phát hành 12 triệu trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ.
Nguyên do nào khiến ngành hàng không nước Mỹ chưa thể hoàn toàn phục hồi mặc dù số lượng du lịch vẫn tăng?
Nhờ đóng góp to lớn của vắc xin và nhu cầu đi lại hậu Covid-19 tăng cao, hoạt động du lịch hàng không giải trí tại Hoa Kỳ được đánh giá có khả năng khôi phục nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Các chuyên gia dự đoán du lịch giải trí tại nước này sẽ khôi phục ở mức năm 2019 vào đầu năm 2022 tới đây. Tuy nhiên mặc dù lượng đặt chỗ gia tăng nhưng ngành công nghiệp vẫn phải đối mặt với các thử thách khó khăn phía trước.
Dù chịu nhiều tác động do COVID-19, xuất khẩu dệt may vẫn tăng 6%
Theo số liệu báo cáo, xuất khẩu dệt may quý I - 2021 đạt gần 9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty con của Thuduc House bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu FDC của Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP Hồ Chí Minh sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 20/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (Thuduc House) năm 2020 là âm 25,95 tỷ đồng
Lãnh đạo Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua 500.000 cổ phiếu trước đấu giá
Công ty CP Nhựa An Phát Xanh dự kiến đấu giá 75 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá khởi điểm là 14.000 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp sẽ huy động được 1.050 tỷ đồng.
Quý I/2021, Formosa Hà Tĩnh thu gần 1,1 tỷ USD
Tổng doanh thu quý I/2021 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đạt 1.094 triệu USD, tạo đà tăng trưởng mới trong năm 2021.