Thứ sáu 09/05/2025 19:01
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn lay lắt!

12/10/2020 00:00
Một xu hướng đáng báo động trong hai năm qua là tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động gia tăng nhanh chóng, vượt tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Trong khi ta không thiếu những giải pháp hỗ trợ DNNVV trên... giấy, vấn đề nằm ở cách thiết kế và khâu... thực thi.

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), trong năm 2018, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lên tới 90.651, tăng 49,67% so với năm 2017. Ba tháng đầu năm 2019, lại có thêm 30.000 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng hoạt động chờ giải thể, trong đó hơn 90% là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ với quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng.

Thực trạng đáng buồn này không khỏi khiến chúng ta sốt ruột về tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ DNNVV hiện nay.

Lát cắt về DNNVV

Một thực tế không thể phủ nhận là DNNVV đã phát triển với tốc độ cao về số lượng và có đóng góp lớn cho nền kinh tế. Theo tính toán của chúng tôi dựa trên số liệu đăng ký doanh nghiệp và giải thể, phá sản của TCTK thì tại thời điểm hiện tại, ước tính có khoảng 660.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Song đặc trưng của khu vực này là “suy dinh dưỡng” vì tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ chiếm đại đa số trong khi số lượng doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 1,7% - thấp hơn cả các doanh nghiệp lớn (2%), theo báo cáo của OECD/ERIA 2018. Cũng theo báo cáo này, khu vực DNNVV tạo ra tới 64% việc làm và đóng góp 45% GDP, ngoài ra 14,6% các doanh nghiệp từ siêu nhỏ tới vừa đã tham gia xuất khẩu.

http://192.168.35.93/Logout.aspx Trên thực tế, số liệu chính thức có thể còn chưa thể hiện hết sự năng động và khả năng đóng góp của khu vực DNNVV vì quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam là khá lớn, có thể chiếm tới 20% GDP. Rất nhiều DNNVV vẫn còn đang hoạt động trong khu vực phi chính thức này, vì vậy nằm ngoài khả năng hỗ trợ của hệ thống chính sách.

Tuy rất năng động nhưng DNNVV cũng cần cải thiện nhiều hạn chế để tăng trưởng. DNNVV khó có khả năng vay vốn từ ngân hàng thương mại, phải phụ thuộc vào nguồn vốn tự có và các loại vốn xã hội thiếu bền vững, nhiều rủi ro để tài trợ cho các kế hoạch đầu tư của mình.

Theo một nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của DNNVV (CIEM 2017), ngân hàng thương mại Việt Nam không dựa vào các chỉ số năng lực, uy tín của doanh nghiệp để quyết định cho vay. Mức thế chấp có thể lên tới 216% giá trị của một khoản vay tín dụng chính thức từ ngân hàng, cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á, Thái Bình Dương.

Kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp của DNNVV thiếu và yếu. Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Giám đốc trường Đào tạo Ngân hàng BIDV, đã khẳng định một trong bốn nguyên nhân thất bại của DNNVV là thiếu những kỹ năng quản trị doanh nghiệp cơ bản nhất như là kế toán.

Một câu chuyện rất thật được ông chia sẻ là trường hợp một startup thắng giải cuộc thi Shark Tank suýt thất bại ngay trong trứng nước. Nguyên nhân đơn giản vì những nhà khởi nghiệp này không biết gì về kế toán doanh nghiệp nên đã bị từ chối cấp vốn. Đây chính là một trong những lý do khiến ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tài chính, nhà đầu tư ngán ngẩm trước đề xuất vay vốn của các DNNVV.

Trong quá khứ, việc một doanh nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp tỉ đô chỉ trong vài năm là chuyện không tưởng. Nhưng trong các thập kỷ gần đây, rất nhiều startup công nghệ nhỏ đã tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành những người khổng lồ như Facebook, Airbnb, Grab...

Tại Việt Nam, DNNVV còn khá e dè trong việc tiếp cận và áp dụng công nghệ. Sự lúng túng, chậm trễ sẽ làm DNNVV đã yếu lại càng yếu hơn trước sức mạnh, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẵn sàng hơn, đầu tư tốt hơn về công nghệ.

Chính sách hỗ trợ nhiều nhưng không hiệu quả

Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ khu vực DNNVV. Gần đây nhất, Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo một số chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ DNNVV. Theo đó, DNNVV có thể được giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15-17% (từ mức 25% áp dụng trước 1-7-2013, và 20% từ 1-7-2013).

Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra hàng loạt chính sách, đề án hỗ trợ DNNVV ở nhiều mặt, tập trung vào những nội dung thiết thực như phí, thuế, hỗ trợ tư vấn, pháp lý, sở hữu trí tuệ, đào tạo nhân lực. Các đề án đầy tham vọng của bộ này về quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV, trung tâm đổi mới, sáng tạo quốc gia, chiến lược quốc gia về công nghiệp 4.0 cũng đặt trọng tâm vào khu vực DNNVV. Có thể nói, về mặt chính sách trên giấy tờ, Việt Nam có gần như tất cả các loại hình hỗ trợ DNNVV tốt nhất của quốc tế.

Tuy vậy, các chính sách hỗ trợ hiện tại vẫn thiếu hiệu quả. Vào năm 2018, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) đã đánh giá phạm vi và mức độ thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV của các nước ASEAN trên tám cấu phần: năng suất, công nghệ và sáng tạo; chính sách môi trường; tiếp cận tài chính; tiếp cận thị trường và quốc tế hóa; khuôn khổ thể chế cho DNNVV; luật pháp, quy định và thuế; giáo dục khởi nghiệp và kỹ năng; doanh nghiệp xã hội và phát triển bao trùm.

Kết quả đánh giá cho thấy Việt Nam đạt điểm chỉ số chính sách hỗ trợ DNNVV thấp hơn mức trung bình của ASEAN trong 7 trên 8 cấu phần.

Với kết quả này, OECD đã cảnh báo Việt Nam có thể sa lầy thành một nền kinh tế song hành (dual-economy) bao gồm hai khu vực: FDI và ngoài FDI. Trong đó, khu vực FDI năng suất cao, hiệu quả, xuất khẩu mạnh mẽ còn khu vực ngoài FDI, bao gồm doanh nghiệp tư nhân yếu kém, thiếu cạnh tranh và năng suất thấp đồng hành cùng với khối doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, kìm hãm phát triển.

Thiết nghĩ, trong tương lai gần, các nhà hoạch định chính sách nên thay đổi triết lý trong thiết kế chính sách theo hướng “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.

Thậm chí, chính sách nhiều có thể còn gây ra nhiều sai lầm hoặc phản tác dụng. Quan trọng hơn nữa, việc thực thi chính sách cần được đẩy mạnh, có thêm sự tham gia, tiếng nói và công sức của nhiều chủ thể khác như các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức tài chính, chính quyền địa phương và quan trọng nhất là thúc đẩy tinh thần tự lực, hợp tác cùng giúp đỡ lẫn nhau của chính doanh nghiệp.

Các nước hỗ trợ DNNVV như thế nào?

Nghiên cứu các chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV tại các nước/vùng lãnh thổ Singapore, Ấn Độ, Đài Loan, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ nhất, các giải pháp chính sách đều được tổ chức hệ thống bài bản, kết nối và thông qua một cơ quan thực thi hiệu quả. Ở Singapore, đó là hệ thống 12 trung tâm hỗ trợ DNNVV; ở Ấn Độ là Trung tâm tiên phong về công nghệ thông tin cho công nghiệp 4.0 và ở Đài Loan là Trung tâm năng suất Đài Loan. Các chính sách hỗ trợ tầm vĩ mô cho DNNVV có thể rất tốt nhưng nếu không có một cơ quan thực thi tận tụy, có hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp địa phương thì rất dễ nằm trên bàn giấy hoặc dẫn tới sự lãng phí, không hiệu quả.

Thứ hai, các chính sách hỗ trợ DNNVV vào công nghiệp 4.0 đều ưu tiên hỗ trợ số hóa. Số hóa là bước tiên quyết để DNNNV có thể tận dụng các lợi thế công nghệ để từ đó vươn lên trưởng thành. Chính phủ nên có những chương trình hỗ trợ độc lập về trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu để khuyến khích DNNVV nâng cấp dữ liệu, phân tích những tri thức hữu ích nhằm chuyển đổi doanh nghiệp.

Thứ ba, các chính sách, giải pháp hỗ trợ đều có tính chọn lọc. Để tránh tình trạng hỗ trợ tràn lan, thiếu trọng tâm, các chính phủ đều lựa chọn một số ngành, lĩnh vực ưu tiên hoặc chọn lọc các doanh nghiệp tiềm năng.

Thứ tư, các chương trình đào tạo nâng cao năng lực, tri thức cho DNNVV cần phải có tính thực tế cao. Các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về công nghiệp 4.0 không nên chỉ dựa vào sách vở, lý thuyết suông, mà nên được giảng dạy bởi những nhà thực tiễn có nhiều kinh nghiệm thực tế, tương ứng với các mức độ khác nhau của doanh nghiệp (doanh nghiệp mới gia nhập, doanh nghiệp đã có kinh nghiệm hoặc có trình độ cao). Các chương trình tư vấn, đào tạo cũng hướng tới các nhà quản lý, nhân viên với những vai trò khác nhau trong doanh nghiệp bởi các yêu cầu cũng khác nhau đối với các vị trí khác nhau. Về cơ bản, việc tư vấn, đào tạo cho DNNVV cần thực hiện đa dạng, linh hoạt tùy đối tượng chứ không có một cách tiếp cận tốt cho mọi doanh nghiệp.

Thứ năm, kinh nghiệm của Singapore cho thấy chính phủ có thể tạo cơ chế động lực để chính doanh nghiệp giúp đỡ doanh nghiệp, qua đó cùng nhau phát triển và thành công. Chính phủ có thể tạo các cơ chế ưu đãi, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ cho các DNNVV địa phương và hỗ trợ các doanh nghiệp này áp dụng các giải pháp công nghệ mới.

Thứ sáu, để tạo khuyến khích áp dụng công nghệ mới cần tạo ra những câu chuyện thành công tại chính địa phương. Các câu chuyện thành công tại chính địa phương sẽ rút ngắn quá trình học tập, truyền cảm hứng cho các DNNVV khác nâng cấp công nghệ để chuyển đổi kinh doanh.

Văn Thịnh - Thu Hương

Tin bài khác
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.