Thứ năm 15/05/2025 03:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp lo ngại mãi vẫn là nhỏ và vừa

12/10/2020 00:00
Đánh giá về việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực – Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VinaSME) cho rằng, nếu Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừ

Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực – Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VinaSME)

Ông đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian vừa qua?

- Sau 6 tháng triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả thu được vẫn chưa như mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp. Thực trạng của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là doanh nghiệp càng nhỏ thì độ không bền vững càng lớn. Nhỏ bao nhiêu thì càng mau phá sản, mau hết nguồn lực bấy nhiêu. Đây là thực tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nếu Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không được triển khai hiệu quả, các quy định trong Luật này không được triển khai thực chất thì đến năm 2030 về cơ bản sẽ chỉ tạo nên những doanh nghiệp nhỏ và vừa bền vững, không có gì thay đổi.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi thì phải có cơ chế để các doanh nghiệp này tham gia được vào từng công đoạn trong hoạt động thương mại. Ảnh: Bùi Nụ

Vậy theo ông nếu muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển được thì cần tập trung vào những điểm nào?

- Theo tôi, để cho cộng đồng này phát triển bền vững thì điều kiện cần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác hẳn với doanh nghiệp lớn. Vì bản thân các doanh nghiệp lớn đã có tiềm lực, có nguồn lực mạnh. Còn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chỉ hỗ trợ về chính sách thôi là chưa đủ, chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là chính sách mang tính định hướng doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chính sách hỗ trợ thiết thực.

Cụ thể, với quy mô doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực yếu thì khó có thể tổ chức sản xuất sạch, xanh và tiếp cận công nghệ mới. Không có một doanh nghiệp nhỏ nào trên thế giới có thể thực hiện được hoàn chỉnh một quy trình từ nghiên cứu, sản xuất,… mà chúng ta phải tạo cho họ một môi trường để họ có thể tham gia được. Nhà nước phải có chính sách khuyến khích, có những nơi để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất được thuê hoặc dùng chung các công nghệ mới. Ví dụ, để nhập một thiết bị đảm bảo vệ môi trường thì phải là công nghệ mới, không có cách nào ngoài sử dụng công nghệ mới. Mà công nghệ thì lại cần đến nguồn lực kinh tế, phụ thuộc vào quy mô thị trường của doanh nghiệp, mà nhỏ thì không thể làm được. Vậy có nên chăng Nhà nước nên tập trung hỗ trợ hoặc có thể đầu tư ở dạng công tư phối hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê. Khi đó, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đăng ký thuê sử dụng 3-5 ngày, chi phí sản xuất được kéo giảm nhờ việc sử dụng chung thiết bị, như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có đủ sức để tham gia vào thị trường.

Ngay tại Hàn Quốc, những doanh nghiệp nhỏ và vừa không tham gia được chuỗi cũng không có việc để làm và phải rời khỏi thị trường. Đấy là bài học nhãn tiền của Hàn Quốc và chúng ta phải rút được kinh nghiệm từ bài học này.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc tham gia vào chuỗi sản xuất sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, tạo nguồn lực tốt. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Chúng ta phải khuyến khích được doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi. Việc tham gia vào chuỗi trên thực chất là doanh nghiệp phải thực hiện được một số cam kết cơ bản. Một là cam kết về chất lượng hàng hóa. Hai là cam kết hậu bán hàng, thời gian và các cam kết khác trong chuỗi. Việc này bao gồm cả các hoạt động gắn kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như tôi đã nói ở trên, để cam kết được về chất lượng hàng hóa thì phải có công nghệ. Muốn có công nghệ thì doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có những khu dùng chung. Đây là điểm cơ bản, nút thắt trong sản xuất, phân phối thương mại.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi thì phải có cơ chế để các doanh nghiệp này tham gia được vào từng công đoạn trong hoạt động thương mại. Chính từ điều đó mới tạo được ra được sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, về mặt chính sách nhà nước cần có những khuyến khích, giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ý tưởng. Vì ý tưởng kinh doanh liên quan đến giá trị gia tăng của sản phẩm. Ví dụ nhà nước nếu cần thiết có thể cho doanh nghiệp khi đăng ký bảo hộ 100%; các nghiên cứu dùng thử trải nghiệm 100%. Nếu tổ chức được những nơi như vậy thì khẳng định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có thể phát triển bền vững được. Nếu không thì 10 năm nữa nó vẫn như hiện nay thôi.

Theo ông, cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào được cuộc cách mạng công nghệ 4.0?

- Hiện nay, chúng ta đang ở một nền tảng công nghệ không hiện đại và muốn tham gia được vào cuộc cách mạng 4.0 thì phải 3.0 tốt, nhưng phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa của mình lại đang ở 2.0. Nói như vậy không phải bi quan nhưng đây là thực tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Vì thế, chính sách của Việt Nam phải rất khác biệt so với thế giới về chính sách lao động. Có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao thì thu nhập của người lao động mới cao được, từ đó mới có nguồn lực để đào tạo được lao động chất lượng cao.

Theo đó, những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có khả năng thay đổi đột phá trong công nghệ cần phải được hỗ trợ ngay. Thứ nhất, nên miễn thuế cho các doanh nghiệp này. Thứ hai là tạo điều kiện cho họ được vào những khu được sử dụng chung các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước, được tiếp cận mặt bằng giá rẻ, được hỗ trợ về khảo nghiệm, hỗ trợ về đăng ký sản phẩm hàng hóa.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (thực hiện)

Tin bài khác
Bộ Tài chính: Việt Nam đồng hành kiến tạo năng lực công nghệ chiến lược quốc gia

Bộ Tài chính: Việt Nam đồng hành kiến tạo năng lực công nghệ chiến lược quốc gia

Buổi làm việc giữa Bộ Tài chính và Tập đoàn Intel khẳng định cam kết phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, AI và công nghệ cao, thúc đẩy hợp tác đầu tư chiến lược vì tương lai công nghệ quốc gia.
VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không lãi suất cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không lãi suất cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

VinSpeed, công ty thuộc Vingroup, vừa đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng vốn 61,35 tỷ USD. Đề xuất vay vốn Nhà nước không lãi suất trong 35 năm hứa hẹn giảm tải ngân sách và thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược.
Bộ Xây dựng giải ngân chậm, gánh áp lực gần 10.000 tỷ đồng tháng 5

Bộ Xây dựng giải ngân chậm, gánh áp lực gần 10.000 tỷ đồng tháng 5

Sau 4 tháng đầu năm 2025, Bộ Xây dựng mới giải ngân gần 16% kế hoạch vốn, trong khi áp lực dồn về tháng 5 lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Giải pháp nào để tăng tốc?
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông lên 6 làn xe

Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông lên 6 làn xe

Bộ Xây dựng đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông lên 6 làn xe, tạo đột phá lớn về kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm tải lưu lượng và tai nạn.
Hiện thực hóa Nghị quyết số 68: Từ cam kết chính sách đến hành động cụ thể

Hiện thực hóa Nghị quyết số 68: Từ cam kết chính sách đến hành động cụ thể

Để hiện thực hóa hiệu quả Nghị quyết số 68 mới được ban hành, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức hiệp hội.
Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng:

Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng: 'Cú hích'' thúc đẩy kinh tế Việt Nam nâng tầm vị thế quốc tế

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế Việt Nam được xem 'Cú hích'' thúc đẩy kinh tế Việt Nam vươn mình, góp phần nâng tầm vị thế quốc tế.
Trong tháng 5/2025, Bộ Công Thương phải báo cáo Chính phủ về kế hoạch đàm phán, ký kết FTA

Trong tháng 5/2025, Bộ Công Thương phải báo cáo Chính phủ về kế hoạch đàm phán, ký kết FTA

Một trong các nhiệm vụ được đưa ra tại Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, đó là Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng phải báo cáo Thủ tướng trong tháng 5.
“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

Thấy bảo, khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam, khát vọng lớn nhất không thể bỏ qua đó là trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử ngàn năm của dân tộc…
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Tại phiên thảo luận sáng 12/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.